Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 159: Tổ chức triều hội



Chương 159: Tổ chức triều hội

- Thật không ngờ thành Bắc Ninh lại có thể giữ vững được.

- Người Việt chúng ta quả nhiên có lòng yêu nước vô bờ bến và tinh thần chiến đấu vô hạn nhằm bảo vệ tổ quốc.

Trần Tí thở dài nhìn xuống báo cáo về việc Ngô Xuyên phá hủy, đẩy lùi đợt tất công của quân giặc, bảo vệ thành Bắc Ninh.

Đây có thể xem là kỳ tích quân sự thế giới với việc trăm vạn đại quân không thể công phá nổi một tòa thành chỉ có vỏn vẹn mười vạn nông dân yếu đuối cầm v·ũ k·hí.

Thông thường, các cuộc đại chiến lấy yếu thắng mạnh đa phần là dùng tinh nhuệ chiến thắng một đám già yếu bệnh tật.

Hiếm có trận đánh nào vừa ít hơn, binh lính huấn luyện kém lại có thể chiến thắng lực lượng tinh nhuệ đông đảo hơn gấp chục lần.

Xét về mặt nào đó, Thiên Long Quốc luôn biết cách tạo ra “kỳ tích”.

Còn kỳ tích ấy có lợi cho bên nào thì còn tùy.

- Thạch Sanh, ngươi nói xem, nếu kẻ địch biết bốn vạn đại quân của ta đều đã rời khỏi khu vực kinh đô thì họ sẽ làm gì.

Đột nhiên, Trần Tí mở miệng hỏi.

Từ sau cây cột, Thạch Sanh trong trang phục tướng lĩnh bước ra ngoài với làn da màu cổ đồng chắp tay thưa:

- Bẩm bệ hạ, thần không biết!

- Thần chỉ biết sẽ tự tay đ·âm c·hết bất kỳ mối nguy nào tới gần bệ hạ!

Thạch Sanh nói với lời lẽ đanh thép, khuôn mặt lộ rõ vẻ kiên cường, rắn rỏi của người dân đất Việt.

Đây cũng là thứ mà Trần Tí chờ ở anh.

Trước đó, Trần tí đã bí mật hạ lệnh cho Thạch Sanh ổn định đội ngũ và mang hai ngàn tinh binh từ miền trung, bí mật lên thuyền theo sau tới Định Long.

Khoảng thời gian này, Trần Tí tránh né triều hội để tung hỏa mù, câu giờ cũng một phần vì chờ đợi Thạch Sanh.

Và bây giờ, khi thiên thời, địa lợi, nhân hòa đầy đủ thì cũng là lúc lật ngửa ván bài.

Trần Tí hài lòng nở nụ cười:



- Tốt, vậy thì thượng triều.

- Lý Trung Hiền, thông báo với các vị đại thần, hôm nay thượng triều.

Trần Tí vững bước đi ra ngoài, Thạch Sanh theo sát phía sau trong trang phục của lính hầu.

Đoàn người vững bước đi đến Cần Chính Điện, nơi tổ chức triều hội của nhà Trần ở thế giới này.

Đây là lần đầu tiên Trần Tí thượng triều kể từ ngày trở về kinh đô.

Người thời hiện đại tưởng nhầm triều hội giống như đi làm, ngày nào cũng đến.

Nhưng thực ra đây là chuyện không bao giờ có thể xảy ra vì nếu ngày nào cũng thượng triều thì bá quan không cần làm gì cả, cứ ngủ từ sáng tới tối trong hoàng cung may ra mới kịp tham gia.

Thời cổ đại, giao thông bất tiện, hoàng cung Định Long không hề nhỏ, đã thế thủ tục ra vào phiền phức, các quan muốn thượng triều đúng giờ đều phải chuẩn bị trước từ lâu, có nơi xa phải lên đường từ ngày trước.

Bởi thế nên thượng triều chỉ tổ chức không thường xuyên theo lịch định kỳ hoặc có việc gấp cần triệu tập.

Mấy ngày nay, Trần Tí không tổ chức triều hội, cũng chẳng tiếp các quan tới bẩm tấu, nay đột nhiên kêu gọi thượng triều như vậy khiến nhiều người cảm thấy giật mình, bàng hoàng.

Tiến vào sân, Vương Ân, Trần Hưng Bang, Trần Ngỗi liếc nhìn nhau với ánh mắt dò hỏi nhưng không ai để lộ cái gì.

Ba vị trọng thần còn chưa tỏ thái độ, những vị quan nhỏ hơn theo sau tất nhiên cũng giữ im lặng.

Bầu không khí trở nên trầm lắng căng thẳng tới mức quỷ dị.

Trên ngai vàng, Trần Tí mặc long bào, đội đế quan, bình tĩnh nhắm mắt.

Lý Trung Hiền đứng cạnh cao giọng hô lên:

- Triều Hội bắt đầu!

- Các vị đại nhân, mời bẩm báo tình hình triều chính trong phạm vi mình quản lý.

Trong phim thường hay có cảnh cả triều gặp nhau rồi hét một câu “vô sự bãi triều” xong ai về nhà nấy là không đúng thực tế.

Chẳng có ai rảnh lặn lội đường xa, hao công tổn sức tổ chức triều hội để nhìn nhau cho vui cả.



Lời Lý Trung Hiền vừa dứt, đúng bên hàng quan võ, một vị tướng cấp dưới của thái úy Trần Đức Độ bẩm tấu:

- Bẩm bệ hạ, thần có việc cấp bách cần bẩm tấu, thành Bắc Ninh đang bị vây hãm, lực lượng phòng thủ chỉ có mười vạn dân binh, không thể chống lại được, mong rằng bệ hạ phái binh tiếp viện.

- Nếu không, một khi Bắc Ninh thất thủ thì kinh đô nguy rồi.

Trần Tí liếc mắt, tin tức thời cổ đại truyền lại chậm, bọn họ vẫn còn chưa biết chiến công của Ngô Xuyên và Ải Tiên Quan đổi chủ.

Bản thân anh cũng nhờ vào sớm bố trí hàng loạt trạm bồ câu đưa thư mới có thể nắm vững tin tức nơi tiền tuyến.

- Thái úy!

- Khanh cảm thấy vấn đề này nên xử lý thế nào.

Trần Tí không để lộ sơ hở nào cả, giả vờ hỏi han.

Trần Đức Độ đi ra khỏi hàng, cúi đầu chắp tay:

- Bẩm bệ hạ, thần đề nghị điều bốn vạn Thần Vệ Quân cùng một ngàn cấm quân hiệp lực tiếp viện.

- Đồng thời để Trần Hưng Bang làm phó tướng, Trần Chân làm chủ tướng.

Thần Vệ Quân là tên gọi mới của lực lượng tân quân sử dụng hỏa khí mà Trần Tí mang về từ miền nam, miền trung mới được công bố.

Câu nói này để lộ ra đối phương không biết việc bốn vạn quân Thần Vệ Quân đã rời khỏi Định Long và t·ấn c·ông Ải Tiên Quan.

Trần Tí khẽ gật đầu, thầm nghĩ trong lòng:

“Trần Hưng Bang cùng Trần Chân đều là tướng lĩnh thắng trận cùng với mình, đưa ra lựa chọn này khiến mình yên tâm nhưng đồng thời giữ binh quyền trong tay tôn thất nhà Trần.”

“Người đề nghị ắt hẳn là Trần Đức Độ, cha đẻ của Trần Hưng Bang, viên tướng kia chỉ như cái loa nói thay để tránh mang tiếng tiến cử người nhà.”

“Xem ra Trần Đức Độ vẫn như cũ, đặt quyền lợi của hoàng thất nhà Trần lên cao nhất.”

Nghĩ tới đây, Trần Tí nháy máy, ra lệnh cho Hà Huy Tập, cha đẻ của Hà Anh Huy.

Đối phương không phụ lòng của anh, đứng ra kể:



- Bẩm bệ hạ, đáng lý chuyện binh gia, thần không nên nói nhiều.

- Tuy nhiên, việc này có liên quan đến bang giao và đại kế nên thần mạo muội xin trình tấu.

- Cho phép nói!

- Người Việt gốc Thiên Long ở miền nam cùng với các vị đại sứ, thương nhân ngoại quốc đều tin tưởng và muốn tướng quân Trần Hưng Bang, Trần Chân đóng quân ở Sài Gòn để bảo hộ họ khỏi giặc c·ướp.

- Nước Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan đều hứa sẽ đẩy mạnh đầu tư, giao thương với Đại Việt nếu có các vị tướng quan ở đây, sẽ thúc đẩy kinh tế và tiếng tăm nước Việt lan xa ra tận trời âu.

- Nước ta không thiếu tướng tài, thần đề nghị chọn người khác và để hai vị tướng quân gánh vác trọng trách đặc thù mà không ai thay thế được này.

Hà Huy Tập là đại sứ ngoại giao, đây hoàn toàn nằm trong nội dung công việc của ông ấy.

Hơn nữa nội dung cũng không phải nói ngoa mà thật sự là có người ngoại quốc đề nghị tướng lĩnh thân quen đóng quân tại Sài Gòn để tiện việc giao thương.

Trước đó, Trần Tí để Trần Hưng Bang ở lại Sài Gòn chỉnh đốn một thời gian trước khi rút về nên có thể xem là quen biết với người ngoại quốc.

Nhưng đề nghị của họ không mãnh liệt đến vậy, dù sao họ cũng chỉ gặp Trần Hưng Bang và Trần Chân vài lần.

Có điều, Trần Tí muốn điều hai người bọn họ đi miền nam nên cố ý hỏi Trần Hưng Bang:

- Trần Hưng Bang ở đâu?

- Thần có mặt!

- Hà ái khanh đã nói rõ ràng, ý khanh thì sao?

Trần Hưng Bang hơi ngẩng đầu liếc mắt về phía cha mình.

Trần Đức Độ không nói lời nào nhưng anh biết ông ấy muốn mình ở lại Định Long.

Rõ ràng nắm giữ binh quyền tại kinh đô quan trọng hơn nhiều so với việc đi xa tới phương nam.

Chẳng qua Trần Hưng Bang lại có lý do không thể không về lại Sài Gòn.

Lời hứa thề non hẹn biển với bóng hồng xa xăm khiến cho anh sẵn sàng đ·ánh b·ạc tất cả mọi thứ, dù là làm trái lời cha.

Anh cắn răng hô lên:

- Thần sẵn sàng đi tới bất kỳ nơi đâu, vì bệ hạ bảo vệ non sông đất Việt.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.