Ải Tiên Quan, nơi từng chứng kiến biết bao nhiêu kẻ địch hùng mạnh đặt chân vào đất Việt để rồi phải tháo chạy như điên khi bại trận.
Là một trong những cúc áo quan trọng của cô gái đẹp Đại Việt, Ải Tiên Quan đã chứng kiến biết bao nhiêu trận đánh ác liệt nhất khu vực châu á – thái bình dương.
Nhưng dù là nơi như vậy cũng hiếm khi nào được chứng kiến trận đánh quy mô lớn và ác liệt như trận chiến vừa diễn ra.
Trận chiến quyết định của liên quân Đại Việt – Trường Sơn t·ấn c·ông vào Ải Tiên Quan.
Tường thành cháy đen xám xịt kéo dài liên miên bất tận.
Những tảng đá lớn bị vỡ vụn bởi đạn pháo hay t·ên l·ửa rơi rớt tung tỏe khắp nơi.
Mặt đất có hàng trăm người ra sức quét dọn, thu lượm những mảnh t·hi t·hể của n·gười đ·ã k·huất rơi rụng khắp nơi, hòa lẫn cùng cát, sỏi.
Đi xa hơn, ở trong thành xuất hiện thương bình nằm nghỉ ngơi tựa vào tường, cười nói về việc khi về quê sẽ giải ngũ, cưới một cô vợ xinh đẹp, hiền huệ.
Trên tay họ chưa từng rời đi khẩu súng kể cả những lúc nói cười thoải mái nhất.
Trong số đó, có cả người Việt lẫn người của vương quốc Trường Sơn nhưng hai bên cực kỳ hòa thuận vì có chung nguồn gốc, văn hóa, kề vai chống giặc.
Mối quan hệ giữa Đại Việt và Trường Sơn gắn bó khăng khít như anh em ruột trong nhà vậy, sống c·hết có nhau.
Trên đường phố, các đội lính nghiêm túc tuần tra, tìm kiếm thử xem có dấu vết hay kẻ địch nào còn sót lại, số khác áp giải tù binh vào trại.
Lâu lâu còn nghe thấy tiếng truy bắt kẻ nào đó giả c·hết hoặc ẩn nấp trong hầm.
Đàn quạ bay trên bầu trời nấn ná mãi vì mùi máu tươi hấp dẫn nhưng lại không dám xà xuống vì tiếng người huyên náo.
Tất cả cho thấy hai điều.
Thứ nhất, nơi đây vừa trải qua một trận chiến đẫm máu, khốc liệt.
Thứ hai, dù đã chiến thắng, q·uân đ·ội vẫn giữ vững tinh thần chuẩn bị chiến đấu, không vì một chút lợi thế mà đắc ý, là chiến sĩ tinh nhuệ thực thụ, trăm trận trăm thắng.
- Chúng ta đã bước đầu hoàn thành mục tiêu!
Trong trung tâm chỉ huy, một tướng lĩnh oai hùng mặc giáp, đeo bảo đao bên hông bình tĩnh mở miệng.
Ông ta có khuôn mặt bình thường nhưng đôi mắt sáng ngời chất chứa tương lai.
Tên ông là Nguyễn Quang Trung, hay còn được gọi là vua Quang Trung của triều Trường Sơn, người liên tục đánh bại quân xâm lược cùng bè lũ Nguyễn Vương, cơn ác mộng của những kẻ phản quốc.
Trước mặt ông ấy là bản đồ, sa bàn cùng các tướng lĩnh chủ chốt.
Bên phải là tướng lĩnh của triều Trường Sơn, bên trái là tướng lĩnh của Đại Việt.
Dựa theo văn hóa lấy tả vì tôn (bên trái địa vị cao hơn) của đông á, đủ để thấy Quang Trung tôn trọng Đại Việt đến mức nào.
Ở phía Đại Việt, Tạ Tấn đi đầu trả lời:
- Bẩm vua Quang Trung, Nhiệm vụ của chúng tôi là phối hợp với ngài công chiếm Ải Tiên Quan!
- Những phần tiếp theo, bệ hạ chưa từng nói rõ nên chờ ngài bố trí.
Vua Quang Trung nghe lời này cảm thấy hơi bất ngờ:
- Vua Thiên An không có chỉ thị tiếp theo sao?
Thiên An là hiệu của Trần Tí, để tôn trọng thì thường khi bang giao, người ta chỉ nói đến hiệu chứ không dùng tên thật của vua.
Vua Quang Trung liếc nhìn nội dung bức thư mà Trần Tí gửi cho mình, bên trong có thêm một số nội dung khác.
Mặc dù Trần Tí không nói rõ với vua Quang Trung rằng phải làm gì tiếp theo nhưng lại kể về nội dung thỏa thuận với bát hiền vương nhà Thanh.
Nhìn từ bề ngoài, đây giống như là một hành động thừa thãi.
Sau khi suy tư một hồi, vua Quang Trung bỗng bật cười vuốt râu:
- Hóa ra là vậy!
- Ghê, thật sự ghê gớm!
- Không hổ là chân mệnh thiên tử.
Những người khác không hiểu ra sao, đang định dò hỏi thì vua Quang Trung bỗng ra lệnh:
- Truyền lệnh của trẫm!
- Đốt cột khói, treo cờ, cử kỵ binh đi rải tin tức chúng ta chiếm được Ải Tiên Quan.
- Kiểm kê lại lương thực, vật tư còn dư trong thành.
- Toàn quân nghỉ ngơi, tắm rửa, chuẩn bị sức lực để thể hiện ra diện mạo khỏe mạnh nhất.
- Các bạn Đại Việt cũng vậy, mong rằng các bạn bớt thêm chút thời gian ở lại cùng chúng tôi vài ngày để xem kịch.
Mặc dù không hiểu vua Quang Trung có ý đồ gì nhưng theo bản năng quen thuộc, tất cả đều tin tưởng và làm theo.
Tạ Tấn hơi suy nghĩ một chút liền đồng ý, vì chỉ ở lại thêm một chút thời gian không ảnh hưởng nhiều, dù sao ông ta cũng phải chờ lệnh mới từ Trần Tí.
Hơn nữa, các tướng lĩnh Đại Việt vẫn còn nhớ rõ vị hoàng đế trước mặt kiêu dũng, thiện chiến tới mức nào.
Trận chiến công chiếm Ải Tiên Quan không hề dễ dàng.
Thiên Long Quốc bố trí hàng chục vạn quân phòng ngự nơi đây, dù sức chiến đấu không cao nhưng đủ khiến để những kẻ chinh phục khét tiếng nhất cũng phải chùn bước.
Tất cả nhờ vào vua Quang Trung bỏ voi xuống ngựa, đích thân ra tiền tuyến cổ vũ binh sĩ, nâng cao sĩ khí mới có thể công phá được.
Trước đó họ còn nghi ngờ vì sao hoàng đế của mình lại tin tưởng đối phương đến vậy, hóa ra là vì bản lĩnh vua Quang Trung không hề kém một chút nào.
Chờ những người khác rời đi hết, vua Quang Trung mới lẩm bẩm kế hoạch:
- Ải Tiên Quan bị chặn, theo kế hoạch, Đại Thanh sẽ đồng loạt tiến công vào Thiên Long Quốc và Mông Nguyên, nhân lúc chủ lực đối phương ở Đại Việt để chiếm lãnh thổ.
- Trăm vạn đại quân sẽ hốt hoảng tìm đường chạy về nhưng lại bị chặn ở Ải Tiên Quan.
- Nhưng tại sao ta lại phải chặn chúng?
Vua Quang Trung nở nụ cười, hơi ho khan một chút vì bệnh tật:
- Người bàn bạc với Bát Hiền Vương là vua Thiên An, liên quan gì tới Quang Trung ta.
- Ta không những phải thả chúng qua mà còn cung cấp v·ũ k·hí, lương thực để chúng gấp rút về cứu viện nữa.
- Đánh nhau càng lâu càng tốt.
- Vua Thiên An, lần này để ta làm kẻ ác, bữa sau nhớ đền một chầu nhậu đấy!
Ông ấy vừa nói, vừa nhìn về phía kinh đô Đại Long với ánh mắt sáng rực.
Tuy cách xa hàng chục cây số nhưng lại giống như đang đối diện với Trần Tí.
- Lúc này chắc vua Quang Trung cũng đã bắt đầu kế hoạch b·ắt c·óc, t·ống t·iền.
- Với tài trí của mình, vua Quang Trung có lẽ sẽ sớm phát hiện ra ý đồ của mình.
- Mình gửi tổng cộng ba phong thư với nội dung khác nhau.
- Phong thư gửi cho Bát Hiền Vương để kích động đối phương chinh phạt Trung Nguyên.
- Bát hiền vương Hoàng Thái Cực có dã tâm rất lớn, âm thầm cấu kết với khởi nghĩa nông dân do Lý Tự Thành và Phương Tịch cầm đầu cùng bộ lạc Khoa Nhĩ Thẫm Mông Cổ.
- Quân đội của Hoàng Thái Cực sẽ t·ấn c·ông vào Quảng Đông, Quảng Tây chặn đường về của nhánh quân tinh nhuệ này.
- Trăm vạn đại quân sẽ bị nhốt lại ở Ải Tiên Quan.
- Nhưng bức thư mình gửi cho vua Quang Trung không yêu cầu vua Quang Trung chặn q·uân đ·ội Thiên Long Quốc và Mông Nguyên, ông ấy làm gì là quyền tự do của bản thân.
- Đội quân mình gửi đi chỉ tuân theo chỉ đạo của vua Quang Trung.
- Tất cả đều do vua Quang Trung gây ra, liên quan gì tới Đại Việt, Trần Tí ta luôn luôn giữ lời!
- Nội ưu ngoại hoạn, Mông Nguyên cùng Thiên Long Quốc sẽ vội vã muốn chuộc lại trăm vạn đại quân.
- Vua Quang Trung cũng sẽ nhận được một khoản tiền chuộc kha khá đây, thật là ghen tị!
Trần Tí vừa nói vừa nâng một ly rượu, hướng về phía Ải Tiên Quan cụng ly, đây chính là toàn bộ chiến lược ban đầu do Trần Tí đặt ra nhằm giải quyết hoàn toàn họa ngoại xâm phương bắc, tranh thủ thời gian tổng lực phát triển đất nước.
Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều nằm trong dự tính của Trần Tí.