Sau khi kiểm duyệt sơ bộ, Oa Khoát Đài nhận thấy q·uân đ·ội Mãn Thanh vẫn chưa xuất hiện, quay nói với Triệu Tiết ở bên cạnh:
- Bên phía Bát Hiền Vương của Hậu Kim thế nào rồi, sao chưa xuất binh?
- Kế hoạch trước đó đã thất bại, chỉ có thể cường công, chúng ta cần bộ binh hạng nặng của Hậu Kim, à không Đại Thanh mới đúng.
- Hừ, thời buổi r·ối l·oạn, côn đồ cắc ké cũng có thể xưng là “Đại”.
Thời gian đã lâu, tin tức Hậu Kim đổi quốc hiệu thành Đại Thanh đã được lưu truyền xuống phương nam, nhưng mọi người vẫn chưa hề hay biết Đại Thanh đã đổi chủ sau đêm binh biến ở Thịnh Kinh.
Oa Khoát Đài khinh miệt ra mặt, trong mắt Mông Nguyên thì Đại Thanh chỉ là một quốc gia ăn may, vớ phải Thiên Long Quốc hèn yếu nên mới chiếm được lãnh thổ rộng lớn, thua xa đế quốc Mông Nguyên hùng mạnh.
Đây là ví dụ điển hình về việc “sống trong quá khứ”.
Nguyên Mông hiện tại đã không còn mạnh mẽ như xưa, ba lần bại trận ở Đại Việt cùng bất lục trước bờ biển khiến Mông Nguyên dần suy yếu cho tới hiện tại chỉ còn chiếm một phần lãnh thổ Trung Nguyên và thảo nguyên Mông Cổ.
Đối với vấn đề nói xấu Đại Thanh, Triệu Tiết không dám hùa theo vì mặc dù Thiên Long Quốc đông quân nhất nhưng địa vị lại xếp hạng bét trong liên quân.
Đại Thanh dù thế nào đi nữa cũng cao hơn Thiên Long Quốc một bậc.
Ông ta cúi đầu hồi đáp:
- Bát Hiền Vương không trả lời, lực lượng q·uân đ·ội của Đại Thanh đã rút về Quảng Đông và Quảng Tây bằng hai đường thủy bộ.
- Có lẽ họ không còn hứng thú tham gia vào chiến dịch lần này nữa.
Đối với hành động khác thường của Bát Hiền Vương, Triệu Tiết đã phát hiện từ trước đó nhưng không thể làm gì.
Ở thế giới này, lãnh thổ của Đại Thanh chạy dọc theo đường bờ biển, tới tận Quảng Tây, Quảng Đông dù chưa chính thức chinh phục Trung Nguyên.
Dù rằng chỉ là những mảng lãnh thổ nhỏ ven biển nhưng cũng đủ để Bát Hiền Vương rút về dễ dàng.
Oa Khoát Đài nổi giận:
- Mẹ kiếp!
- Cái bọn mặt khỉ tai chuột, đang đánh thì bỏ chạy.
- Thôi, không cần chúng nữa!
- Cút thì cút, Đại Việt giàu có sẽ rơi vào tay của hai chúng ta.
- Bây giờ phải xem thử trọng bộ binh của Thiên Long Quốc thế nào rồi.
Về mặt cơ cấu quân sự, Mông Cổ nổi tiếng nhờ kỵ binh, Thiên Long Quốc có hỏa khí, cùng cường nỏ, bản thân Đại Thanh hỗn hợp bộ kỵ, trong đó lấy trọng bộ binh mặc giáp nổi tiếng.
Ở thời hiện đại, dưới ảnh hưởng của phim ảnh, truyền thông chém gió loạn xạ về kỵ binh bát kỳ khiến mọi người tưởng nhầm Đại Thanh chỉ mạnh về kỵ binh.
Nhưng thực tế không phải vậy, q·uân đ·ội của Đại Thanh nổi tiếng với trọng bộ binh cao to, khỏe mạnh, mặc áo giáp phá trận hung hãn không s·ợ c·hết.
Kỵ binh Đại Thanh mặc dù không yếu nhưng tối đa cũng chỉ ngang ngửa với kỵ binh Mông Cổ, thậm chí hơi kém hơn.
Dù sao người nữ chân cũng không phải dân du mục hoàn toàn như mông cổ.
Văn hóa tộc nữ chân chia ra làm nhiều mảng, có bộ tộc thực hiện chăn nuôi, cày ruộng giống người Việt, có bộ tộc săn bắn, đánh bắt giống người Nhật, có bộ tộc lại chăn thả giống Mông Cổ.
Đại Thanh sau khi hợp nhất các bộ tộc nữ chân đã thành thể tổng hợp của một quốc gia tụ tập ưu điểm của cả người Nhật, người Mông Cổ, người Việt, không thể khinh thường.
Dựa theo kế hoạch trước đó, liên quân sẽ thực hiện phối hợp chiến đấu dựa theo binh chủng phối hợp.
Trọng bộ binh của Đại Thanh sẽ là chủ lực công thành một khi xuất hiện lổ thủng trên phòng tuyến Đại Việt.
Nhưng hiện tại Đại Thanh rút khỏi, Thiên Long Quốc sẽ phải thay thế trọng trách này vì hiển nhiên kỵ binh Mông Nguyên không thích hợp công thành.
Cho dù có là nhà họa sĩ tài ba nhất trong thế chiến thứ hai cũng không tưởng tượng ra cách cho ngựa chiến bò lên tường thành kiểu gì.
Triệu Tiết hơi xấu hổ.
Nói thật, nông dân cầm v·ũ k·hí của Thiên Long Nhân không thể so sánh được với binh lính Mãn Thanh vè sức chiến đấu.
Chỉ có tinh binh nước Việt mới có thể đánh ngang ngửa với người mãn chính gốc, (người Mãn chưa bị Thiên Long Nhân đồng hóa.)
Người mãn (người nữ chân) thuộc nhóm Tungus, có đặc điểm ngoại hình tương đối khác biệt với Thiên Long Nhân, sống mũi cao, cơ thể vạm vỡ, sinh sống ở khu vực lạnh giá dẫn tới bền bỉ, khỏe mạnh.
Văn hóa pha tạp giữa nhiều nền văn minh giúp họ vừa có tính kỷ luật của văn hóa nông cày, tinh thần chiến đấu kiên cường giống Samurai, chủ nghĩa anh hùng tôn sùng vũ lực nơi thảo nguyên.
Với nhiều ưu điểm như vậy, một khi xuất hiện lỗ hổng trên chiến trường, binh lính Mãn Thanh có thể thông qua những nhóm binh lính có sức chiến đấu cao để khoét sâu vào điểm yếu, tạo thế chủ động.
Trước đó, quân phòng thủ Đại Việt nhiều lần bị binh lính Mãn Thanh áp chế, dẫn tới chịu thiệt hại nặng nề.
Thậm chí nếu không có Mãn Thanh, chưa chắc Ải Tiên Quan đã thất thủ.
Nhưng điều kiện tiên quyết là đội lính t·ấn c·ông phải thực sự mạnh mẽ, hung hãn không s·ợ c·hết giống trọng bộ binh mãn thanh.
Đáng tiếc, tất cả điều trên là thứ mà Thiên Long Nhân Quốc không có.
Cư dân Thiên Long Quốc vốn hình thể nhỏ hơn, mang nặng tư tưởng trọng văn khinh võ dần dần trở nên yếu đuối, nhu nhược.
Cộng thêm xã hội cố hóa dẫn tới binh lính không có động lực chiến đấu, còn lâu mới làm nhiệm vụ giống binh lính mãn thanh được.
Nhưng Triệu Tiết không thể nói vậy.
Dù rằng đó là sự thực không thể chối cãi nhưng ông ta đủ thông minh để biết lúc này nên gật đầu đồng ý với Oa Khát Đài.
Bởi vì nếu từ chối, Oa Khát Đài có thể chém c·hết ông ta ngay tại đây mà Triệu Cấu không dám sủa một tiếng.
- Dạ vâng, tiểu nhân về chuẩn bị!
- Được rồi, cút nhanh đi!
Oa Khoát Đài khinh thường đuổi đi.
Chờ Triệu Tiết đi hẳn, một người tự xưng là quốc sư đi ra tâu:
- Bẩm khả hãn, Đại Thanh rút quân trước, việc này không đơn giản.
- Ta biết!
Oa Khoát Đài gật đầu.
- Tộc nữ chân không phải là kẻ yếu, tổ tiên chúng ta từng phải phụ thuộc vào nhà Kim để sống.
- Nhưng điểm yếu của tộc nữ chân là không có đặc sắc văn hóa, lối sống man rợ, khát máu nên rất dễ bị đồng hóa.
- Khả hãn của chúng lại là Đa Nhĩ Cổn, một người không chú trọng phát triển cân đối về mặt văn hóa.
- Chỉ cần để chúng dung nhập vào biển người trong Thiên Long Quốc, chúng sẽ dần suy yếu, hèn nhát giống Thiên Long Nhân.
Oa Khoát Đài hiểu tương đối rõ về người Mãn.
Người Mãn có lợi thế về tụ tập đặc sẵn văn hóa từ nhiều nền văn minh nhưng đồng thời cũng vì lý do đó rất dễ bị đồng hóa.
Ngoài ra, người Mãn có một bộ phận giữ lối sống nguyên thủy rất khát máu, ăn tươi nuốt sống chẳng khác gì thú dữ.
Đây là bất lợi rất lớn về mặt ngoại giao vì tạo cho người khác cảm giác ghê sợ.
Nhưng Ỏa Khoát Đài không biêt rằng Bát Hiền Vương đã trở lại phát động Binh Biến c·ướp ngôi.
Bát Hiền Vương Hoàng Thái Cực vô cùng chú trọng cải cách văn hóa người Mãn, tiến tới hoàn toàn chinh phục trung nguyên.
Trong suốt thời gian Đa Nhĩ Cổn cầm quyền, Hoàng Thái Cực đã bí mật liên hệ với thương nhân Thiên Long Quốc, chú trọng thu nhận người tài và bắc chước văn hóa hoa hạ.
Vừa thu được nhân tài, vừa kiếm nhiều tiền, vừa chuẩn bị cho tương lai thống trị thiên long nhân.
Một mũi tên trúng ba con chim
Nếu Oa Khoát Đài biết Hoàng Thái Cực lên ngôi thì sẽ không tự tin như vậy.
Đúng lúc này, tiếng kèn lệnh t·ấn c·ông vang lên, mở đầu cho trận công thành chiến của trăm vạn đại quân.