Tiếng pháo nổ rung trời kèm theo với bụi mù cuồn cuộn trên tường thành.
Sau một lát, khói tản đi, để lại tường thành thủng rổ lỗ chỗ và vết nứt như mạng nhện.
Chưa dừng lại ở đó, các tảng đá khổng lồ bốc lửa được máy bắn đá khổng lồ ném vào tường thành.
Tuy tiếng kêu không to bàng đạn pháo nhưng lực p·há h·oại gây ra mạnh hơn gấp mấy lần, găm sâu vào trong tường thành, làm sụp đổ thành từng mảng.
Thậm chí có đá lửa bay cao hơn tường, đập trúng vào dãy nhà dân gần đó, phá liền một mạch của chục ngôi nhà.
May mà Lý Sơ đã di tản người dân ra khỏi phạm vi nguy hiểm từ trước, nếu không thì đã có bao nhiêu dân chúng c·hết oan c·hết uổng bởi c·hiến t·ranh tàn khốc.
Người hiện đại thường có nhầm lẫn rằng hỏa pháo có sức công phá lớn hơn máy bắn đá nhưng thực tế không phải vậy.
Ở thời điểm hỏa khí mới bắt đầu, sức t·ấn c·ông của hỏa pháo thua xa máy bắn đá cỡ lớn.
Bởi vậy nên máy bắn đá mới là uy h·iếp lớn nhất với thành Bắc Ninh thời điểm hiện tại.
Về lý thuyết, đáng lẽ q·uân đ·ội phòng thủ trong thành Bắc Ninh phải tổ chức t·ấn c·ông q·uấy r·ối những cỗ máy bắn đá nhưng thực tế họ lại không làm được.
Thành Bắc Ninh không có lực lượng tinh nhuệ để thực hiện công tác ra khỏi thành q·uấy r·ối địch như những trận chiến trước đó.
Lúc này, Ngô Xuyên đang ẩn mình dưới hầm trú ẩn, trái tim đập bình bịch liên hồi sau những tiếng vang trầm đục của tảng đá, đạn pháo đập vào tường thành.
Ông ta liếc nhìn lên tường thành qua khe hở, binh lính đang ẩn nấp dưới những chỗ che chắn, cầm lấy đao kiếm, giáo mác để chuẩn bị phòng thủ quân giặc công thành.
Họ không có súng ống mà hầu hết sử dụng v·ũ k·hí lạnh, xuất thân từ nông dân, đừng mong có võ nghệ và cơ thể không quá khỏe mạnh.
Yêu cầu những binh lính theo kiểu “nông dân cầm v·ũ k·hí” thế này ra khỏi thành giao chiến, đánh phá máy bắn đá không khác nào t·ự s·át.
- Binh lính huấn luyện kém, chỉ có thể bị động phòng thủ theo tường thành.
- Lực lượng tuy ít nhưng sĩ khí cao, có thể cầm cự được thời gian nhất định.
- Nhưng nếu kéo dài…
- Tạm thời cứ thế trước đã, cũng chưa có phương án nào tốt hơn.
- Mình cũng đã nhờ Lý đại nhân xin chỉ thị mới từ kinh đô, mong rằng bệ hạ sớm có biện pháp giải quyết.
Ngô Xuyên không có trình độ của một danh tướng cao siêu để nghĩ ra biện pháp nào lật ngược thế cờ nhưng tối thiểu nhất vẫn biết bố trí thủ thành cơ bản.
Lần này, bởi vì Trần Tí điều động lực lượng tinh nhuệ của mình hội hợp với vua Quang Trung tiến đánh Ải Tiên Quan nên thành Bắc Ninh không có hỏa khí tinh nhuệ tiếp viện.
Lực lượng quân sự truyền thống thuộc các tướng lĩnh mang họ trần cũng lựa chọn đứng ngoài quan sát một cách khá kỳ quặc, không gấp rút tiếp viện thành Bắc Ninh.
Bản thân q·uân đ·ội phía Bắc của nhà Trần lại chưa thực hiển đổi mới trang bị theo hướng hỏa khí hàng loạt nên tổng hợp lại thành Bắc Ninh chỉ có nông dân cầm v·ũ k·hí lạnh để phòng thủ.
Dù có tường thành thì đây cũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn.
Ngay cả Trần Tí cũng dự tính sẽ từ bỏ thành Bắc Ninh để kéo dài thời gian nếu cần thiết, giao cho Lý Sơ thánh chỉ rút quân, không để binh lính và nhân dân Bắc Ninh phải c·hết oan c·hết uổng tại đây.
Nghĩ tới nội dung trong thánh chỉ, Ngô Xuyên lại thêm phần tự tin, siết chặt nắm đấm muốn cho Thiên Long Quốc phải hộc máu trước khi rút lui.
Trong lúc thành Bắc Ninh cố gắng ẩn nấp tránh thiệt hại trong phiên oanh tạc thì phía bên kia, Lý Hiến cùng Oa Khoát Đài nhíu mày trầm tư không rõ phía Đại Việt đang làm gì.
Dựa theo kinh nghiệm trước đó, đáng lẽ Đại Việt phải cử kỵ binh t·ấn c·ông hoặc cho đại pháo nã đạn công kích máy bắn đá.
- Lần này, Đại Việt giống như bỏ quên mất những v·ũ k·hí công th·ành h·ạng nặng của chúng ta vậy, thật đáng nghi.
- Sự việc bất thường thì chắc chắc đang giấu giếm việc gì đó.
Với khứu giác quân sự n·hạy c·ảm, Lý Hiến n·hạy c·ảm phát hiện có vấn đề nào đó mà họ chưa biết.
Triệu Tiết cũng nghĩ vậy nhưng người quyết định cuối cùng là Oa Khoát Đài không muốn câu giờ quá lâu.
- Mưu kế gì mặc kệ, có cơ hội cứ t·ấn c·ông.
- Biết đâu vì chúng ta đã bố trí trận địa sẵn nên chúng sợ hãi.
- Bộ binh Thiên Long Quốc đâu, xông lên đi chứ!
- Hay là các ngươi muốn bội ước?
Giai đoạn oanh tạc mới chỉ bắt đầu, trên thực tế, phía Thiên Long Quốc muốn chờ thêm một thời gian để lực lượng phòng thủ trong thành Bắc Ninh suy yếu.
Nhưng Oa Khoát Đài cũng có tính toán của mình, gã muốn mượn tay Đại Việt tiêu diệt bớt binh lính Thiên Long quốc, dù sao giữa Thiên Long Quốc cùng Mông Nguyễn vẫn có t·ranh c·hấp ngầm.
Triệu Tiết bất đắc dĩ gật đầu, Lý Hiến đành phải phất cờ!
- Đội bộ binh tuyến đầu tiến lên trên!
- Xung phong!
Theo hiệu lệnh, binh lính thiên Long Quốc vác theo thang mây, chui vào xe công thành chạy về phía tường thành Bắc Ninh.
Ở đằng sau là tướng lĩnh hò hét:
- Ai chiếm được tường thành sẽ tính công đầu!
- Xông lên, xông lên!
Khác với Dưa Lạc cùi bắp, Thiên Long Quốc bố trí vật tư công thành hoàn thiện, đầy đủ hơn rất nhiều.
Trang bị trên người binh lính thì tương đối thô sơ, giáp trụ không đầy đủ, thể hiện thân phận của họ là sương binh, xuất thân tiện dân.
Trong phim ảnh hiện đại, quân lính ở các nước lớn đều được cho mặc giáp trụ đến tận răng, trùm kín cả người.
Nhưng thực tế không phải vậy, từ á sang âu, thời cổ đại, q·uân đ·ội được mặc giáp đầy đủ chỉ bao gồm binh sĩ tinh nhuệ, còn lính chiêu mộ từ dân thường kiếm được một hai món giáp lẻ tẻ như cổ tay, ống chân là may lắm rồi.
Hình ảnh trên phim chỉ nhằm mỹ hóa lịch sử, tăng cao lòng tự hào ở quốc gia đó mà thôi.
Quay trở lại trận chiến, tướng lĩnh nhánh quân hò hét khản cả giọng nhưng binh lính Thiên Long Quốc cứ chậm rì rì không chịu tiến tới.
Điều này khiến gã tướng lĩnh tức giận, thiếu điều muốn cầm pháo quay sang nã thẳng vào đầu cho bõ ghét.
Nhưng cuối cùng chỉ đành thở dài vì thực ra gã cũng biết nguyên nhân vì sao binh lính của mình tiêu cực, chán ghét c·hiến t·ranh.
Tất cả đến từ xã hội cố hóa nghiêm trọng, giai cấp quyền quý chốt chặt mọi cơ hội thăng tiến của dân thường.
Cho dù đám binh sĩ này có liều mạng lập công lao thì cũng bị con cháu quyền quý c·ướp đoạt, nếu vậy thà rằng t·ấn c·ông chậm một chút, giảm bớt tỉ lệ t·ử v·ong.
Dĩ nhiên, cũng không thiếu một vài con ngựa non muốn thể hiện xông pha chiến trường, đi đầu leo lên cầu thang dưới làn mưa tên, hầu hết c·hết mất xác, trở thành chiến công cho kẻ khác.
Ở trên tường thành, binh lính của thành Bắc Ninh bắt đầu ra sức phòng thủ với cung tên, khúc gỗ, lăn đá,…
Liên tục có quân giặc ngã xuống trong vũng máu nhưng cũng có kẻ đội khiên leo lên.
Cùng với đó, kỵ binh Mông Cổ cùng sàng nỗ cũng phối hợp áp chế theo sách giáo khoa thường thấy.
Đại pháo oanh tạc, cung binh áp chế, bộ binh công thành, phía phòng thủ chỉ có lực lượng dân binh yếu đuối, không bất ngờ khi nhanh chóng xuất hiện “dũng sĩ” Thiên Long Quốc đầu tiên leo lên tường thành.
Nhưng bên phía Thiên Long Quốc lại không ngờ được việc đó:
- Chuyện gì thế này?
- Sao nhanh chóng chiếm được tường thành vậy?
Dựa theo suy nghĩ của Lý Hiến, lực lượng t·ấn c·ông đầu tiên chỉ là sương binh “pháo hôi” dùng để bào mòn lực lượng Đại Việt.
Chờ qua một canh giờ mới để cấm vệ quân với trang bị giáp trụ tận răng theo sau chiếm thành.
Nhưng gã không biết lực lượng phòng thủ trong Bắc Ninh đang rất yếu so với dự tính ban đầu nên chưa cần cấm quân lên sàn đã có thể công lên tường thành.
- Như vậy không được!
- Đám sương quân này chỉ là tiện dân, không thể chiếm công đầu trong cuộc chiến được.
- Phải để cấm quân lập công thì mới không bị quan trên trách phạt.
Lý Hiến lo lắng trong lòng, vội vàng ra lệnh cho lực lượng t·ấn c·ông lùi lại để cấm quân ra trận.
Hắn không muốn chiến thắng về nước nhưng lại bị bỏ tù.