Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 15: Nghệ thuật lãnh đạo



Chương 15: Nghệ thuật lãnh đạo

Nhìn thấy Trần Tí tới, các lão nông dân vội vàng quỳ xuống dập đầu.

- Miễn lễ, đứng dậy đi các vị hương thân.

Nghe Trần Tí nói, vẫn có nhiều người chưa dám đứng dậy ngay, Trần Hưng Bang liền biết họ không hiểu phép tắc sợ làm sai nên lại đỡ dậy.

Trần Tí hắng giọng một chút rồi nói:

- Trẫm rất cảm động vì sự nhiệt tình từ các vị hương thân.

- Binh lính triều đình đều dựa vào các vị hỗ trợ mới có sức khỏe để ra trận đánh giặc.

- Trẫm thay mặt triều đình cảm tạ các vị, đồng thời hứa năm sau sẽ giảm nửa thuế.

Đây là nghệ thuật nói chuyện mà Trần Tí học được từ những video “lùa gà” ở thời hiện đại.

Đầu tiên, anh lấy thân vua mà đích thân ra gặp mặt dân chúng vừa thể hiện sự tôn trọng, vừa thu phục lòng dân mặc dù sẽ gây một chút trắc trở nhỏ cho việc hành quân.

Nhưng việc hành quân không thực sự cấp bách trong khi lòng dân quý giá hơn nhiều nên Trần Tí không có lý do gì để bỏ qua cơ hội thế này.

Tiếp đó, việc dân chúng tặng đồ thực ra không có nhiều tác dụng, quan phủ trên đường đi đều được thông báo trước và chuẩn bị sẵn lương thảo, vật tư.

Nhưng chỉ có kẻ ngốc mới nói toạc việc đó ra để khiến cho những lão nông dân chất phác, hiền hòa thất vọng.

Tiếp đó, Trần Tí cảm ơn và đáp lại bằng lệnh giảm thuế chứ không phải trả tiền, vừa giúp cải thiện đời sống người dân mà không khiến họ cảm thấy ngại.

Trong phim hay có cảnh quan lớn không nhận quà của nông dân hoặc đem tiền cho họ, nhìn thì có vẻ là quan tốt nhưng trên thực tế làm vậy chả khác nào sỉ nhục người ta.

Hãy tưởng tượng xem, bạn đem quà ở quê lên phố biếu người thân, họ không nhận, sau đó còn cho bạn ít tiền thì khác nào nhà quê lên phố xin tiền, mất hết sĩ diện.

Chỉ một vài câu nói thôi nhưng ẩn chứa biết bao nhiêu quy tắc ứng xử phức tạp.

Và tất cả đều dựa vào sự hỗ trợ từ trợ lý Hồng.

Quả nhiên, các lão nông dân nghe nói miễn thuế thì vui mừng cảm ơn:

- Bệ hạ thánh minh!



- Bệ hạ thánh minh!

Thậm chí để đảm bảo mệnh lệnh của mình được thực hiện, Trần Tí còn cố ý tìm tới lý trưởng, yêu cầu ông ta phải miễn thuế năm sau.

(Lý trưởng là người quản lý cấp xã thời xưa, do dân làng tự bầu ra.)

Thời cổ đại, triều đình không có bổ nhiệm quan chức địa phương cấp xã, thôn, làng.

Phép vua thua lệ làng cũng từ đây mà ra.

Vậy nên nếu chính sách triều đình dù có tốt mà lý trưởng lấp liếm che giấu cũng khó thực hiện được.

Nhưng Trần Tí đã đích thân căn dặn thì cho dù có mười Lý Trưởng cũng không dám giở trò.

Đúng lúc này, một số thanh niên trai tráng đứng ở xa, để v·ũ k·hí dưới đất, quỳ một bên gối, chắp tay xin:

- Thưa bệ hạ, chúng thảo dân còn trẻ còn khỏe, xin được theo quân đánh giặc, góp sức đền đáp nước nhà.

Những người này đều là thanh niên trai tráng, sức lao động chính của địa phương nên Trần Tí nhẹ lắc đầu:

- Các ngươi chưa luyện binh đao, lại còn có cha, mẹ, anh, em phải chăm sóc, nuôi nấng, lý ra nên ở nhà tăng gia sản xuất.

- Quân ta binh hùng tướng mạnh, cả chục vạn người, chỉ là đi đánh mấy con chuột nhắt Hồ tặc mà thôi, đã đủ rồi.

Trần Tí chém gió một chút về số lượng q·uân đ·ội.

Nếu không điều tra kỹ lưỡng, thực ra vài ngàn hay vài vạn người đều nom nghìn nghịt như nhau.

Chém gió là điều hầu như ai cũng làm ở thời cổ đại nhằm tung hỏa mù, phô trương thanh thế.

Hở một tí là mấy chục vạn, trăm vạn đại quân.

Tính ra tổ tiên mới là trùm chém gió, các thanh niên ở hiện đại tuổi gì so với các cụ

- Bây giờ chúng ta chỉ thiếu một ít thợ mộc, thợ rèn để đi theo tu sửa lều trại, mũ giáp mà thôi.

- Nếu các ngươi có kẻ lành nghề thì ta cho phép nhập ngũ.



Trần Tí thông qua số liệu hóa thông tin quân sự nhà Trần, biết được ở Phú Yên chỉ thiếu công sự phòng ngự và v·ũ k·hí công thành nên muốn tuyển thêm thợ.

Binh lực quá nhiều mà không có tác dụng sẽ chỉ làm tốn thêm lương thực một cách vô ích.

Tất nhiên, Trần Tí không nói thẳng vì bí mật quân sự mà dùng lý do tu sửa lều trại để qua loa.

Sau khi giải quyết êm xuôi, trở về xe ngựa, Trần Tí nhỏ giọng nói:

- Cảm ơn chị Hồng, nếu không có chị thì em thực sự không thể xử lý tinh tế như thế này được.

- Không có gì, tôi tin tưởng rằng cậu chủ sẽ sớm tự mình học được cách làm sao để thống trị thiên hạ.

- Vâng, chị yên tâm, em sẽ cố gắng để trở thành một lãnh đạo mẫu mực chứ không chỉ ỷ lại vào chị.

Một người, một AI trò chuyện với nhau trong xe ngựa bon bon trên đường vào Bình Định, địa phận cuối cùng trước khi đặt chân vào châu Phú Yên, nơi đang có c·hiến t·ranh xảy ra.

Bước vào Bình Định, không khí nơi đây bắt đầu có sự khác hẳn với những nơi còn đang thái bình.

Người dân bên đường ai nấy cũng rắn chắc, khỏe mạnh, làn da rám nắng.

Binh lính đi tuần thường xuyên và thao luyện mỗi ngày.

Cả lính địa phương, vốn chỉ như nông dân cầm v·ũ k·hí cũng huấn luyện thường xuyên hơn.

Trần Hưng Bang biết Trần Tí lần đầu rời kinh nên giải thích:

- Châu Bình Định từ xưa tới nay là vùng đất giao tranh ác liệt.

- Hiện nay lại có hai thế lực lớn lăm le xâm chiếm, phía tây có đế quốc Dưa Lạc thường xuyên c·ướp b·óc.

- Hồ Tặc phía nam chỉ cách một châu Phú Yên ở giữa, có thể cho thủy quân hoặc bộ binh đi đường vòng qua Dưa Lạc để t·ấn c·ông.

- Bởi vậy nên Bình Định luôn trong trạng thái sẵn sàng c·hiến t·ranh, dân phong rắn rỏi, người người tập võ.

Trần Tí lúc này mới vỡ lẽ ra vì sao khu vực này lại có sự khác biệt lớn đến vậy, hóa ra thường xuyên xảy ra c·hiến t·ranh.

Đây chính là kiến thức thực chiến mà phải đi đến tận nơi mới hiểu được, Trần Tí nhỏ giọng nói với trợ lý Hồng:



- Chị cập nhật thông tin này vào hồ sơ q·uân đ·ội.

- Đã rõ, cậu chủ!

Tối đó, Trần Tí cùng q·uân đ·ội dựng trại ngoài châu phủ.

Mặc dù châu trưởng Bình Định muốn mời Trần Tí vào thành nghỉ ngơi nhưng Trần Tí từ chối để tổ chức một bữa tiệc khao quân trước khi vào vùng chiến sự.

Nếu họ vào thành sẽ gây nhiễu dân, hỗn loạn và nhiều ảnh hưởng không tốt, đánh mất dân tâm.

Anh không quên mục đích cuối cùng của mình là muốn trở thành thiết huyết đại đế, chinh chiến sa trường.

Gì cũng có thể mất nhưng phải giữ dân tâm.

Giờ tuất (7-9 giờ tối) lửa trại bập bùng ở bên ngoài bãi đất trống.

Các binh sĩ tụ thành từng nhóm quây quần quanh đống lửa, nướng heo quay, ăn gạo tẻ và thậm chí biểu diễn hát hò, nhảy múa.

Những người chiến sĩ nào khéo léo sẽ khoác vai nhau nhảy đều nhịp quanh đống lửa để thể hiện tình đoàn kết.

Còn người khác sẽ vỗ tay vè theo.

Thậm chí đôi lúc ngẫu hứng có người biết chữ sáng tác ra cả những bài thơ hay.

Những bài ca, thơ được sử dụng hầu hết mang phong cách hào khí để cổ vũ tinh thần q·uân đ·ội.

Thời xưa, công cụ để giải trí chỉ quanh quẩn trong thơ, ca, múa, nhạc chứ không đa dạng, nhiều thứ thông qua mạng internet như hiện đại.

Mặc dù thiếu thốn vật chất nhưng tình anh em, đồng chí được gắn kết hơn hẳn chứ không phải kiểu mỗi người cầm một chiếc điện thoại rồi cắm đầu vào.

Đây là điểm cực kỳ quan trọng trong môi trường q·uân đ·ội, một đội quân đoàn kết sẽ mạnh hơn gấp hàng chục lần so với những kẻ ích kỷ, rời rạc.

Trần Tí ở trong lều, nghe thấy tiếng hát hào hùng, lại vì muốn thân thiện với binh sĩ hơn nên cũng hứng khởi trong lòng muốn bước ra ngoài xem.

- Các vị tướng quân, chúng ta ở trong lều ăn lẩu dê trong lúc những người khác đốt lửa trại bên ngoài trời, tách biệt như vậy làm sao có thể trên dưới một lòng.

- Nào, hãy cùng ta ra ngoài chung vui với các binh sĩ.

Trần Tí nói rồi bước ra ngoài trước.

Theo sát đằng sau là Trần hưng Bang, Trần Chân cùng một số quan chức cao cấp.

Họ vốn ngại thân phận không muốn ra ngoài nhưng vua đã dẫn đầu thì họ tất nhiên sẽ làm theo.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.