Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 14: Ngự giá thân chinh



Chương 14: Ngự giá thân chinh

Nhìn số liệu như thế này, Trần Tí có thể thấy rõ ràng quân địa phương thích hợp phòng thủ, tiêu hao lương thực cũng không quá nhiều nhưng mà công sự phòng ngự ở Phú Yên quả thực là tệ hơn vợ thằng đậu.

Ngược lại q·uân đ·ội chính quy có tới năm trăm kỵ binh là một tin tức tốt, sức t·ấn c·ông dũng mãnh, nhưng khuyết điểm ở chỗ không có vật tư công thành.

Cho dù là tay mơ như Trần Tí nhìn sơ vào số liệu cũng biết điểm mạnh, điểm yếu và cần bổ sung cái gì.

Những điểm đó cho dù có là tướng lĩnh lão luyện nhất cũng chẳng thể nào thông qua mớ sổ sách hỗn độn để biết nhiều thứ như thế.

[Ở thời cổ đại, số liệu thống kê được ghi chép cực kỳ tùy tiện, sai sót chồng chất, khiến lãnh đạo, tướng lĩnh đa phần chỉ biết áng chừng tương đối.]

Như vậy đủ thấy sức mạnh của thông tin rõ ràng như thế nào.

Trần Tí cứ như thế nghiên cứu lực lượng quân sự tới tận khuya, trong lòng dần dần có một số kế hoạch tác chiến rồi mới đi ngủ.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, nhoáng cái đã qua một tuần.

Trần Tí và trợ lý Hồng đã đánh giá cao năng lực tổ chức của thời cổ đại.

Phải mất một tuần thì triều đình mới chuẩn bị xong tất cả mọi thứ cần thiết để Trần Tí ngự giá thân chinh.

Trong một tuần này cũng có một số khúc chiết như thái sư Vương Ân dẫn đầu vài quan văn can gián muốn cản việc Trần Tí ra chiến trường.

Nhưng ở đây là đất Việt, phần lớn dân chúng vẫn ủng hộ vua biết đánh trận và tôn sùng anh hùng nên không thể cản được.

Tể tướng Trần Ngỗi được giao làm Nh·iếp Chính Vương, thay mặt giám quốc.

Nhưng không phải có thể muốn làm gì thì làm mà những việc quan trọng cần phải có sự hội ý của thái sư Vương Ân, thái úy Trần Đức Độ hoặc Huyền An Hoàng Hậu tùy vào nội dung công việc.

Cách làm này để đảm bảo nh·iếp chính vương không nắm giữ quyền lợi quá lớn, cho dù có sinh lòng phản.

Trần tí cũng đã tiếp xúc với Mật Viện và tiếp nhận cơ quan tình báo quyền uy nhất nhà Trần.



Anh cũng cho ra nhiệm vụ đầu tiên là thám thính bố trí quân lực và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Hồ tặc trước khi Trần Tí đặt chân tới Phú Yên.

Trần Chân và Trần hưng Bang cũng tiếp nhận quân lệnh, đã tụ tập tại kinh đô Định Long, có mặt cùng với Trần Tí tới điểm danh ba ngàn cấm quân.

- Bẩm bệ hạ, ba ngàn cấm quân đã tập hợp đầy đủ, có một ngàn kỵ binh cùng hai ngàn bộ binh.

Trần Chân mặc giáp, cưỡi ngựa, khoác chiến bào đi tới bên cạnh Trần Tí rồi xuống ngựa chắp tay báo cáo.

Không biết có phải do gen tốt hay không mà nhìn anh đẹp trai khôi ngô, cao một mét tám, cơ bắp săn chắc, mặt mũi tuấn tú.

Đã thế lại là con nhà mặt phố, bố làm to, leo tới chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, thống lĩnh cao nhất của Cấm Vệ Quân trừ vua.

Nếu xuất hiện ở thời hiện đại đảm bảo là chị em trứng rụng như sung.

Trần Tí khẽ gật đầu, liếc nhìn xuống q·uân đ·ội của mình từ trên đài điểm binh.

Trang bị chỉnh tề, giáp trụ hoàn chỉnh, tinh thần mạnh mẽ.

Bắt gặp ánh mắt Trần Tí chiếu tới, họ còn cố gắng ưỡn ngực để thể hiện làm Trần Tí cảm thấy hài lòng.

Đây mới là dáng vẻ của q·uân đ·ội chính quy cần có, tự tin và nghiêm túc.

Lúc này Trần Hưng Bang cũng cưỡi ngựa tới chỗ Trần Tí:

- Bẩm bệ hạ, thần Trần Hưng Bang đã có mặt theo lệnh.

Trần Tí cười nói với Trần Chân:

- Ái khanh, phó tướng của khanh tới rồi.

Trần Chân vốn có chức quan cao hơn, lớn tuổi, lại là điện tiền chỉ huy sứ nên được giao làm chủ tướng thống lĩnh ba ngàn cấm quân đi theo bên cạnh vua.

Trần Hưng Bang được giao làm phó tướng, quen dùng kỵ binh nên thống lĩnh đội kỵ và hỗ trợ cho Trần Chân.



Trần Chân cười vỗ vai Trần Hưng Bang:

- Hưng Bang có tài kỵ xạ nức tiếng gần xa, có Hưng Bang đi cùng quả thật yên tâm hơn rất nhiều.

Trần Hưng Bang khiêm tốn đáp lời:

- Bệ hạ và đại nhân quá khen.

Ba người trò chuyện, giao lưu một lúc rồi để Trần Tí đi lên phát biểu, cổ vũ sĩ khí.

Lần này có đại thần soạn sẵn nên chỉ cần đọc theo.

Chờ xong xuôi mọi việc, binh sĩ đầy đủ sĩ khí thì mới xuất phát hành quân đi ra khỏi kinh đô.

Trên đường đi, dân chúng biết đây là vua dẫn quân đi chinh phạt Hồ Tặc nên tự động đổ ra hai bên đường, vẫy tay đưa tiễn.

Một số người thân thuộc của binh lính lấy bông hoa trắng, rải xuống lót đường cho đại quân đi qua.

Bởi vì hoa trắng đại biểu cho tang sự nên hành động này mang ý nghĩa là cầu chúc q·uân đ·ội nhà Trần bước qua c·ái c·hết, an toàn trở về.

Mặc dù có phần mê tín nhưng chủ yếu là chất chứa những tình cảm, hi vọng của người thân chốn hậu phương.

Khi tới cổng thành Định Long thì văn võ bá quan cùng tôn thất, hoàng hậu, thái hậu đã chờ sẵn để đưa tiễn.

Trần Tí và Huyền An nhìn nhau không nói gì, nhưng ánh mắt đã biểu đạt mọi suy nghĩ, nhung nhớ trong lòng.

Bỏ lại hồng nhan sau lưng, Trần Tí cuối cùng cũng bước vào cuộc hành quân ra chiến trường đầu tiên trong đời.

Đợt ngự giá thân chinh đầu tiên, điều mà sau này các nhà sử gia thống nhất là bước đệm đầu tiên của Trần Đại Đế.



Họ ghi chép lại như sau:

“Năm giáp tý, Trần Đại Đế mới lên ngôi vua, tuổi còn nhỏ, hay tin Hồ Mị Ly dám kéo quân x·âm p·hạm Phú Yên, c·ướp b·óc khắp nơi, dân chúng lầm than liền nổi giận mang theo ba ngàn quân lính, quyết tâm dẹp an giặc Hồ.

Dân chúng hai bên đường hay tin, nô nức đi theo ủng hộ, tặng trứng gạo, mắm, muối.

Trai tráng tự phát muốn xin nhập ngũ, thể hiện sự tin yêu với Trần Đại Đế.

Đây là minh chứng rõ ràng cho quan điểm của ông, được lòng dân sẽ có thiên hạ”

Hai chữ thiên mệnh lớn đến mức nào?

Trần Tí được cảm nhận trực quan sức mạnh của hai chữ này ở trên đường hành quân.

Từ Thanh Hóa, Nghệ An cho đến Quảng Ngãi, Bình Định, đường hành quân dài tới hơn một ngàn cây số nhưng đội quân của Trần Tí chưa bao giờ sợ thiếu đồ ăn thức uống, thậm chí còn có dư gửi cất lại kho của triều đình.

Người dân dọc đường, quý tộc, địa chủ, tôn thất đều nhiệt tình ủng hộ, quyên góp lương thực, tiền bạc để theo đánh giặc hồ.

Thanh niên trai tráng tự chuẩn bị đao kiếm muốn ra sa trường g·iết địch, lập công.

Giống như lúc này, một ông lão nông dân lớn tuổi, đầu tóc muối tiêu mang theo khoảng vài chục người dân đứng ở bên đường chờ đại quân đi qua.

Họ xách theo chục giỏ trứng gà, vài con dê và một xe gạo tới để ủng hộ q·uân đ·ội.

- Đại nhân, bệ hạ là chân mệnh thiên tử, đi đánh lũ người xấu xa, chúng thảo dân không có gì nhiều ngoài một chút đặc sản, mong đại nhân nhận cho.

Trần Hưng Bang nghe ông lão nói chỉ biết thở dài bất đắc dĩ.

Chuyện này đã xảy ra rất nhiều lần rồi nên không ai thấy lạ, ban đầu Trần Hưng Bang còn phí công khuyên bảo nhưng sau nhiều lần thất bại chỉ có thể để đó cho Trần Tí xử lý.

Trần Hưng Bang và Trần Chân đều là tướng tài nhưng vụng ăn nói nên bó tay chấm com với những vụ thế này.

Quả nhiên, chỉ một lúc lâu sau đó, Trần Tí mặc một bộ chiến giáp đặc thù của vua và cưỡi ngựa đi ra từ đại quân ở phía sau trong sự bảo vệ của hàng chục quân lính.

Thực tế khi hành quân, q·uân đ·ội luôn bố trí lực lượng trinh sát tiền tiêu để do thám tình hình trước đại quan một đoạn.

Mặc dù đang ở trong khu vực nhà Trần kiểm soát nhưng vì để rèn tính kỷ luật nên chủ tướng Trần Chân vẫn yêu cầu quân lính phải trinh sát trước năm dặm đường.

Và đội lính trinh sát tất nhiên là kỵ binh do Trần Hưng Bang dẫn đầu.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.