Trần Tí thực sự cảm thấy bất đắc dĩ, không biết phải giải thích ra sao cho hai người phụ nữ ở trước mặt hiểu.
Thực sự ở trong góc nhìn của họ thì không có vấn đề gì, nắm giữ quyền lực trong triều đình mới là quan trọng nhất.
Nhưng đó là đối với phụ nữ.
Trần Tí đã được trợ lý Hồng chó xem rất nhiều video và câu chuyện về lịch sử.
Trong suốt chiều dày lịch sử, những ông vua vĩ đại nhất đều sắt và máu mà dựng lên.
Chính trị, quyền lực cũng rất quan trọng nhưng nó phải dựa trên sự hậu thuẫn của đại pháo và kẹo đồng.
Không sai, Trần Tí là một người có xu hướng muốn làm thiết huyết đại đế thay vì suốt ngày âm mưu lục đục trên miếu đường.
Miếu đường có cao, không hiền cũng sập.
Âm mưu có giỏi, một chém cũng đi.
Bề ngoài tuổi nhỏ khiến người ta lầm tưởng rằng anh chỉ là một ông vua bình thường vô hại nhưng ẩn sâu bên trong là khát vọng muốn để nhà Trần thành đế quốc hùng mạnh.
Trong thâm tâm, Trần Tí muốn nắm quyền lực tuyệt đối để thực hiện cải cách dựa trên những tư liệu mà trợ lý Hồng có được ở thế giới trước, đưa người Việt sánh vai với cường quốc năm châu.
Đây sẽ là một sự nghiệp vĩ đại mà người đời phải kính nể nhưng hiện tại không thể để lộ ra vì đụng chạm đến lợi ích của quan lại, quý tộc.
- Mẫu hậu, hoàng hậu!
- Hai người cũng biết, ta đến từ thế giới khác!
- Vì lẽ đó, ở thế giới này, bất kể là trong hay ngoài triều đình, ta đều chẳng có thế lực nào của mình cả!
- Mọi người chỉ suy tôn ta làm vua vì hai chữ thiên mệnh.
- Việc ở trong hay ngoài kinh đô đều không ảnh hưởng tới địa vị của ta.
- Nhưng nếu ta có thể dẹp yên Hồ tặc thì đó là câu chuyện khác.
- Điều đó sẽ giúp tôn thất nhà Trần, phần lớn dân chúng và những quý tộc bị Hồ Mị Ly hãm hại ủng hộ.
- Hắn ta gây thù với quá nhiều người.
- Thủ cấp của Hồ Mị Ly chính là thứ rất đáng giá.
- Ngày ta trở về cũng là lúc đường phố Định Long kết vòng hoa đỏ, phất lá cờ vàng rực lửa.
Đây cũng là một câu nói mang ẩn ý thể hiện quyết tâm chiến thắng.
Dựa theo truyền thống nhà Trần, nếu có đại quân toàn thắng trở về, dân chúng sẽ kết vòng hoa màu đỏ, vẫy quốc kỳ màu vàng viền lửa đỏ để chào mừng.
Trần Tí nói như thế nghĩa là khẳng định lần này chắc chắn sẽ là một trận đại thắng cho nhà Trần.
Huyền An và thái hậu nghe xong, bị khí thế của Trần Tí ảnh hưởng và thuyết phục.
Huyền An chỉ có thể nói:
- Thần th·iếp sẽ cố gắng trở thành hậu phương lớn cho bệ hạ!
Trần Tí cười nắm tay hoàng hậu:
- Ta tin tưởng nàng.
Sau đó, hai người lui ra ngoài, để lại một mình Trần Tí trong phòng.
Lúc này, những thái giám và cung nữ mới dám lại gần để chuẩn bị hầu hạ.
Trước đó, Huyền An đuổi bọn họ đi để nói chuyện riêng.
Nhưng đám cung nữ và thái giám còn chưa đứng vững chân đã nghe lời Trần Tí ra lệnh:
- Cách xa một chút, trẫm cần yên tĩnh để nghĩ ngơi.
Đáng thương phận người hầu kẻ hạ, chạy đi chạy lại mệt bở hơi tai mà không dám nói tiếng nào.
Đúng là sếp ho một tiếng, lính chạy què chân.
Ở trong phòng, sau khi đảm bảo xung quanh không có người, Trần tí bắt đầu gọi ra trợ lý Hồng.
- Chào cậu chủ, chúc cậu chủ buổi tối tốt lành.
- Trợ lý Hồng, không có thời gian màu mè đâu, em sắp chuẩn bị ngự giá thân chinh rồi.
Khi ở riêng với trợ lý Hồng, Trần Tí sửa xưng hô lại thành em cho thân thiết, đây là những gì anh học được từ video ở thời hiện đại.
- Cậu chủ yên tâm!
- Dựa theo tư liệu tính toán, việc xuất binh không đơn giản ngày một ngày hai.
- Đầu tiên là lương thảo, vật tư, sau đó đến lệnh điều động q·uân đ·ội tập kết rồi mới thông báo trước viên quan trấn giữ cửa ải, huyện thành trên đường đi để chuẩn bị trước, vân vân.
- Chưa kể cần phải bố trí nh·iếp chính giám quốc, chuẩn bị trước những trường hợp dự phòng.
- Rất nhiều công tác cần phải chuẩn bị trước, có nhanh cũng phải ba ngày sau mới xuất phát.
Cái này thể hiện rõ tố chất “gà công nghiệp” của Trần Tí về mặt quân sự ở thời điểm hiện tại.
Anh cứ tưởng rằng sẽ xuất phát ngay ngày mai và cảm thấy hơi xấu hổ vì sự “vô tri” của mình nhưng trợ lý Hồng lại cho rằng rất bình thường:
- Cậu chủ chưa từng trải qua bất kỳ một cuộc chiến hay khóa huấn luyện quân sự nào, lại mới chỉ mười hai tuổi, không biết là rất bình thường.
- Như trên phim hay tiểu thuyết vừa mới đặt chân xuống cổ đại đã hiểu rõ mọi việc, binh thư yếu lược nằm lòng bàn tay thì chỉ có trong trí tưởng tượng thôi.
Trần Tí nghe vậy, cảm giác dễ chịu hơn nhiều:
- Cảm ơn chị!
- Không có gì, bây giờ chị sẽ cho em thấy số liệu hóa của q·uân đ·ội nhà Trần ở thời điểm hiện tại.
Trợ lý Hồng nói xong liền biến mất và để lại một tấm bảng liệt kê chi tiết các lực lượng quân sự hiện tại của nhà Trần.
[ Quân đội nhà Trần.
* Quân triều đình: tổng số: ước tính khoảng 1 vạn hai nghìn lính.
Hộ Long Quân: 1000 người, bộ binh, phụ trách an toàn bên trong hoàng cung.
Cấm Vệ Quân: 7400 người, bao gồm đầy đủ chủng loại bộ, kỵ, thủy, tượng, bảo vệ hoàng cung, kinh đô và trấn áp địa phương.
Biên Quân: 3800 người, chia làm Vệ Đức Quân, Vệ Nhân Quân, Vệ Nghĩa Quân, phòng ngự ở các khu vực biên giới.
* Quân lính địa phương: Không được tính làm q·uân đ·ội chuyên nghiệp, chỉ là nông dân cầm v·ũ k·hí, huấn luyện kém, sức chiến đấu không cao, ý chí chiến đấu thay đổi thất thường. Tổng cộng khoảng tám vạn người, phân bố cải rác khắp các châu, có thể chiêu mộ nhanh chóng nhưng đừng trông cậy họ làm chủ lực.
* Quân đội gia nô (tư binh): Là gia nô của tôn thất, quý tộc, số lượng, chủng loại khó lòng phán đoán cụ thể nhưng dự trù tổng cộng khoảng 3 vạn binh lực, có thể gia tăng chiêu mộ trong thời gian chiến sự, hỗ trợ kháng địch ngoại bang.]
Những thông tin này là do trợ lý hồng tổng hợp lại từ các tư liệu về quân sự của nhà Trần do thái úy Trần Đức Độ cung cấp cho Trần Tí cộng thêm đối chiếu, so sánh với những nguồn khác.
Không những thể hiện con số trực quan, thông tin rõ ràng mà ở bên cạnh còn có một bản đồ 3D cho phép Trần tí hiểu rõ binh lực nằm ở đâu, chi tiết thế nào một cách cụ thể, không phải dựa vào sa bàn khô khan.
Đừng tưởng rằng chỉ là thông tin, không có ích nhiều, nó chẳng khác nào một “bàn tay vàng” thực thụ ở thời cổ đại.
Ví dụ như lúc này, Trần Tí nhấn vào châu Phú Yên, lập tức xuất hiện thông tin chi tiết về quân sự và kinh tế.
[Lực lượng q·uân đ·ội:
* Vệ Nghĩa Quân thuộc lực lượng Biên Quân:
1000 người, năm trăm kỵ binh, năm trăm bộ binh.
Tổng điểm ước tính, điểm t·ấn c·ông: 85.000, điểm phòng thủ: 70.000.
Tổng tiêu hao lương thực ước tính 1,5 tấn một ngày.
(Lưu ý, tấn của đơn vị thời xưa bằng một ngàn cân, một cân bằng 16 lạng, tổng cộng 24.000 lạng chứ không phải 15.000 lạng như ở hiện đại.)
* Quân địa phương: 8.000 người, khả năng t·ấn c·ông yếu nhưng phòng ngự tốt do thường xuyên bị quân Hồ t·ấn c·ông.
Tổng điểm ước tính, điểm t·ấn c·ông: 120.000, điểm phòng thủ: 400.000.
Tổng tiêu hao lương thực ước tính 4 tấn một ngày.
Vũ khí, vật tư thủ thành bao gồm cung tiễn, súng thần công, đạn pháo dồi dào nhưng không có vật tư công thành.
Sản lượng lúa thóc dồi dào, kho lương dự trữ lên tới mười ngàn tấn lương thực.
Địa phận Phú Yên không có tường thành, chỉ có một ít tường rào, dễ bị phá hủy, dự kiến có thể cản trở một ít quân địch, tăng thêm năm phần trăm khả năng chiến đấu của q·uân đ·ội đứng sau tường rào.]
Điểm t·ấn c·ông và điểm phòng thủ là do trợ lý Hồng ước tính dựa theo mức độ huấn luyện, đặc thù địa phương.
Tất nhiên nó cũng chỉ mang tính tham khảo và không phải chính xác tuyệt đối nhưng cũng để người thống lĩnh như Trần tí hiểu rõ lực lượng phe ta như thế nào để có chiến thuật hợp lý.