Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 132: Lý Thông rớt đài



Chương 132: Lý Thông rớt đài

Lý Thông giật mình đứng dậy, không thể tin vào những gì lỗ tai vừa mới nghe.

Rất rõ ràng, ngay từ câu đầu tiên, Lý Hải đã tung đòn hiểm giáng thẳng vào đầu Lý Thông.

Khẩu cung, nhân chứng, vật chứng đầy đủ, chuẩn bị kỹ càng không cho Lý Thông một cơ hội khua môi múa mép nào.

Mặc dù giữa Lý Thông và Lý Hải không thân thiện cho lắm nhưng vì lợi ích của gia tộc, đáng lẽ Lý Hải sẽ phải tìm cách bao che cho Lý Thông.

Dù sao Lý Thông vẫn đang là người quyền cao chức trọng, mang lại rất nhiều lợi ích cho nhà họ Lý.

Lý Hải không thèm để ý đến ánh mắt tuyệt vọng của Lý Thông, bồi thêm chiêu nữa:

- Còn về công lao bắt Chằn Tinh, thần đã mang công sai ở chỗ dịch trạm tới để làm chứng.

- Mong bệ hạ cho phép họ được diện kiến.

Sau khi Trần Tí phê chuẩn, một vài công sai ở từ sau đi tới kể rõ mọi chuyện:

- Bẩm bệ hạ, tiểu nhân lúc ở dịch trạm vô tình nghe Lý châu phó lén bàn việc c·ướp đoạt Chằn Tinh của Thạch Sanh để tranh công.

- Mục đích của Lý châu phó là vì kiếm đủ công lao, sau đó c·hạy c·hức tới kinh đô Định Long.

- Ngươi nói láo!

- Ta chưa từng nói như thế!

Lý Thông giận dữ thốt lên.

Đây là lần đầu tiên gã ta không giữ được bình tĩnh trước mặt Trần tí và những người khác.

Bởi vì thực sự Lý Thông không hề bàn những chuyện như vậy ngoài Dịch Trạm.

Lý Thông không phải là kiểu phản diện khuyết tật não trong tiểu thuyết tàu, chẳng có lý do gì bô bô cái mồm bàn chuyện cho công sai ở Dịch Trạm nghe.

Những chuyện như vậy, đúng thật Lý Thông có bàn nhưng ở trong phòng kín có thân tín canh gác chặt chẽ, mấy tên sai vặt này trừ khi có phép tàng hình, nếu không còn khuya mới nghe được.

Lý Hải nhếch mép cười khẩy một cách kín đáo, đây quả thật là lời chứng giả.

Trần Toản và Lý Thanh Thanh sẽ không dùng chiêu ngụy tạo bằng chứng vì là “người tốt”.

Thạch Sanh đần độn càng không cần nhắc tới.

Nhưng Lý Hải thì khác, bản thân ông ta luôn đặt lợi ích của gia tộc lên trên hết.



Đừng nói là ngụy tạo bằng chứng, nhân chứng, nhiều việc ác hơn ông ta cũng có thể làm, chỉ cần mang lại lợi ích cho gia tộc.

Lý Thông tưởng rằng mình thông minh nhưng trong mắt Lý Hải chỉ là một cái lốp xe lâu ngày chưa bơm, chỉ nhìn sơ đã biết rõ trong lòng gã nghĩ gì.

Trước đó Lý Hải không dám triệt hạ Lý Thông vì chưa rõ ý vua thế nào nhưng nhưng một khi đã nhận được gợi ý rồi thì Lý Thông chỉ có một con đường c·hết.

Lão ta không thèm để ý tới Lý Thông, tiếp tục mang bằng chứng trình lên cho Trần Tí.

Trần Tí sau khi xem xong, “nổi trận lôi đình”:

- Nhân chứng vật chứng rõ ràng, ngươi còn có gì để nói nữa?

Lý Thông vẫn cố gắng tìm cách chối tội:

- Bẩm bệ hạ, thần bị vu oan!

- Vu oan, chẳng lẽ công lao của Thạch Sanh không bị ngươi chiếm?

- Chẳng lẽ vàng bạc châu báu dùng để hối lộ là giả?

- Ngươi còn muốn ngoan cố chống cự sao?

Lý Thông nhìn thấy Trần Tí nổi cơn thịnh nộ, không dám tiếp lời.

Nhìn xung quanh cũng không ai đứng ra giúp đỡ.

Những người vừa mới lúc nãy hô hào nói giúp cho Lý Thông giờ bỗng câm như hến, cúi mặt nhìn đất.

Rất rõ ràng, hầu hết đều là cỏ dại, gió chiều nào theo chiều ấy.

Nếu như chỉ có Thạch Sanh, Trần Toản và Lý Thanh Thanh tố cáo thì chưa rõ kết quả, một vài người chắc sẽ giúp đỡ.

Nhưng lão cáo già Lý Hải bí mật thu thập nhân chứng, vật chứng vững như bàn thạch thế kia thì chắc chắn Lý Thông đã tiêu đời.

Thói đời bạc bẽo, bây giờ tới phiên Lý Thông cảm nhận.

Hắn ta cười khổ, biết mình đã thua, quỳ xuống nhận tội:

- Bẩm bệ hạ, thần có tội!

- Hừ niệm tình ngươi biết hối cải, trẫm phán ngươi cách chức về quê, chung thân không được bước ra khỏi nơi ở.

- Thần tuân chỉ!

Lý Thông cúi đầu nhận lệnh, đôi mắt liếc nhìn về phía Lý Hải nhưng rồi lắc đầu.



Sai một ly, đi một dặm, Lý Thông đã không còn cơ hội lật ngược thế cờ.

Sau khi có binh lính áp giải Lý Thông đi xa, Trần Tí bắt đầu chính thức thực hiện “kế hoạch”.

- Trưởng họ của nhà họ Lý chí công vô tư, đại nghĩa diệt thân, nay ban thưởng ruộng tốt trăm mẫu, ba năm bổng lộc.

- Tráng sĩ Thạch Sanh vốn là người có công, bị k·ẻ g·ian làm hại, nay rửa oan khuất, bổ nhiệm làm châu phó Khánh Hòa thay vị trí của Lý Thông.

- Đồng thời, ta sẽ ban cho Thạch tráng sĩ họ Trần, kể từ nay, Thạch tráng sĩ sẽ có tên là Trần Thạch, mang dòng họ của hoàng thất, được hưởng vinh dự cùng quốc gia.

Triều Trần có một đặc thù là ưu đãi nhân tài bằng cách ban cho họ Trần, đây cũng là cơ sở giúp vương triều nhà Trần luôn dồi dào nhân tài để chống lại giặc ngoại xâm, khác với triều đại của vị hiền vương nào đó chỉ muốn thực hiện chế độ “gia đình trị” bán rẻ dân tộc, tổ quốc để vơ vét tiền bạc cho bản thân.

Lý Hải quỳ xuống tạ ơn.

Thạch Sanh, lúc này là Trần Thạch ngơ ngác cười, vẻ mặt đần độn khiến Lý Thanh Thanh nổi nóng tiến tới đè xuống:

- Mau quỳ tạ ơn bệ hạ!

Trần Thạch mới vội quỳ xuống tạ ơn.

Trần Tí giả vờ như vô tình phát hiện, cười nói:

- Trẫm xem hai vị vốn đã tâm đầu ý hợp.

- Nếu thực sự không chê, trẫm sẽ đích thân làm mai, ban hôn cho Trần Thạch và Lý cô nương làm vợ chồng.

Lý Thanh Thanh nghe vậy, tỏ ra mừng rỡ, nhưng sau đó vì sợ cha mình phản đối, làm hại tới Trần Thạch nên cúi đầu nói nhỏ:

- Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, tiểu nữ xin nghe lời của cha mẹ.

Ở thời cổ đại, nếu con gái cảm thấy thích người nào đó thì sẽ nói câu trên, còn nếu ghét sẽ dùng cụm từ: “tiểu nữ còn nhỏ, mong muốn được phụng dưỡng bên cha mẹ.”

Vậy nên câu nói này thực ra ngầm ám chỉ “mái đã chịu trống” nhưng không dám tự quyết định.

Tư tưởng môn đăng hộ đối, giai cấp bè phái thâm căn cố đế không dễ chống lại, Lý Thanh Thanh cũng không dám vượt qua lằn ranh đỏ.

Nếu là trước kia, Lý Hải chắc chắn sẽ từ chối, còn khuya mới chấp nhận để tiện dân cưới con gái mình.

Nhưng lần này Lý Hải đã sớm nhận được gợi ý của Trần Tí, cười nhận lời:

- Thạch tráng sĩ làm người trung hậu, võ công cao cường, quả là hiền tế.



- Nay bệ hạ đã có ý tác hợp thì thần cũng xin cả gan cầu bệ hạ ban hôn cho trưởng nữ.

Trần Tí vỗ tay:

- Tối, vậy trẫm chính thức ban hôn cho Lý Thanh Thanh và Thạch Sanh.

- Lý Thanh Thanh hiền lương thục đức, trẫm thấy rất tốt, nay phong làm quận chúa, danh hiệu Ngọc Đức.

- Mong rằng đôi uyên ương sẽ sống với nhau răng long đầu bạc, trăm năm hạnh phúc!

- Tạ ơn bệ hạ!

Lý Thanh Thanh và Trần Thạch vui mừng quỳ xuống tạ ơn.

Các vị quan lại xung quanh vui vẻ chúc mừng:

- Chúc mừng quận mã!

- Chúc mừng quận chúa!

- Chúc mừng Lý đại nhân được rể hiền.

Dân chúng thì hâm mộ Thạch Sanh, truyền miệng với nhau về câu chuyện “cổ tích” màu hồng, ai ai cũng mơ ước mình được gặp may mắn như anh.

Một cái kết viên mãn cho Thạch Sanh, nhìn từ bên ngoài, anh xứng đáng trở thành nhân vật chính trong câu chuyện của mình.

Trần Tí nhìn thấy cảnh này, hoàn toàn hài lòng.

Anh lựa chọn gia phong Lý Thanh Thanh làm quận chúa bởi vì cô ấy là nữ và thuộc giai cấp quý tộc.

Ở thời cổ đại, việc gia phong tước vị là chuyện cực kỳ hệ trọng vì ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của các bên trong triều.

Bởi vì quý tộc có tước vị được hưởng nhiều đặc quyền mà người khác không có.

Đặc biệt là phong tước cho đàn ông vì đàn ông có địa vị cao hơn trong thời phong kiến.

Nếu Trần Tí tùy tiện gia phong cho Thạch Sanh tước vị, dù bản thân Thạch Sanh có nhiều công lao đi nữa vẫn sẽ bị quyền quý phản đối.

Nhưng Lý Thanh Thanh thì khác.

Việc trao tặng tước vị cho một người phụ nữ sẽ không ảnh hưởng đến quyền lực trong triều đình, hơn nữa bản thân cô cũng là dòng dõi quý tộc.

Nghe có vẻ như không nhiều tác dụng nhưng đây chỉ là nước cờ đầu tiên nhằm phá vỡ thế độc quyền của quý tộc, tạo cơ hội cải cách sau này.

từ từ tính toán sẽ có ngày thành công.

Những chiêu trò này đều nhờ Hồ Mị Ly hướng dẫn, và thực tế cực kỳ có hiệu quả với lũ quý tộc, địa chủ tham lam, cổ hủ.

“Quả nhiên trò đấu đá chính trị này là sở trường của Hồ Mị Ly”.

“Đột nhiên cảm thấy hơi tiếc nếu g·iết lão ta.”
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.