Lúc này, nhóm lính Dưa Lạc chịu trách nhiệm công thành đã tiến vào vị trí cực kỳ nguy hiểm gần sát tường.
Nếu tiếp tục tiến lên phía trước nữa thì họ buộc phải trèo lên những chiếc thang chông chênh và có thể phải đối mặt với các loại v·ũ k·hí nguy hiểm như dầu sôi, đá tảng, thậm chí phân, nước tiểu.
Nghe có vẻ buồn cười và lạ lùng nhưng c·hiến t·ranh thực tế không có giới hạn v·ũ k·hí sao cho đẹp mắt như trên phim mà chỉ vì mục đích chiến thắng.
Tuy rằng q·uân đ·ội Đại Việt thiếu thốn vật tư nhưng bởi gã Pua đấu đá nội bộ nên binh lính Dưa Lạc không biết điều đó và rất sợ phải lên công thành.
Cứ tưởng tượng cảnh bạn bắt thang trèo lên nóc tòa nhà năm tầng, gió thổi vù vù sợ đến són ra quần, tuột tay một cái là tan xương nát thịt.
Đã thế bên trên có thể vứt xuống đủ thứ từ cục đá, dao, kim, dầu trơn, cứt, nước đái, bắn súng, bắn tên để ngăn cản.
Muốn lùi lại cũng không được vì bên dưới chính là đồng đội.
Vậy nên tiên phong đi công thành là chuyện cực kỳ nguy hiểm, thông thường phải có đại bác, cung tên, máy bắn đá t·ấn c·ông vào thành yểm trợ, giống lúc quân Đại Việt t·ấn c·ông.
Và binh sĩ công thành phải gồm lực lượng tinh nhuệ nhất.
Nhưng cũng có trường hợp khác là đem tử tù, hàng binh, dân thường đẩy lên trước để tiêu hao vật tư công thành, thứ mà trong tiểu thuyết mạng hay gọi bằng cái tên “pháo hôi”.
Trong trường hợp này, ai cũng biết tên Pua muốn sử dụng bọn họ như pháo hôi để lót đường cho thân tín của gã lập công.
Nên việc các binh sĩ và chủ tướng nhánh quân tìm cách “né” công thành là chuyện dễ hiểu.
Tuy vậy, tuân thủ mệnh lệnh là nguyên tắc cơ bản trong quân sự, bất kể mệnh lệnh đó trông có vẻ ngu ngơ đến thế nào.
Nếu trắng trợn vi phạm mệnh lệnh của tên Pua trên danh nghĩa là đại tướng thì sẽ bị phạt nặng.
Nên họ tối thiểu phải tìm ra một lý do nào đó để chống chế.
Đang lúc loay hoay không biết làm sao thì bỗng một tên lính Dưa Lạc đang đỡ thang trên vai bị chuột rút, ngã lăn ra đất.
- Á, đau… đau!
- Tao bị chuột rút rồi, giúp tao với.
Anh ta không thể đứng vững được, buông tay ra, bò lăn trên đất.
Đây là một sự cố tương đối thường gặp trên chiến trường thực tế, dù sao con người chứ không phải máy móc.
Các binh sĩ đều đã được huấn luyện cách xử lý khi gặp sự cố, những người còn lại có thể hỗ trợ đỡ thang và dùng khiên bảo vệ một cách dễ dàng.
Đáng lý sẽ không có chuyện gì đặc biệt xảy ra nếu chẳng tồn tại một “nhân tài” đầu nảy số.
Đội trưởng nhóm lính có người bị chuột rút đột nhiên phát hiện nếu bên phía quân địch không chịu bắn tên thì vẫn còn có cách khác để chịu “tổn thất nặng nề” rồi rút lui.
Nháy mắt ra hiệu với đồng đội, anh ta lập tức sử dụng kỹ năng ăn vạ thượng thừa ngã cái oạch xuống đất, la toáng lên:
- Có bẫy, quân địch đặt bẫy!
- Ai ui, sập hố mất rồi, giữ không được.
- Cẩn thận thang rơi trúng người.
Chiếc thang công thành nặng nề thiếu điểm tựa rơi xuống trúng vài người khác, khiến họ b·ị t·hương.
Có người chịu va đập, bầm tím cơ thể, đang muốn đứng dậy thì gã đội trưởng lúc nãy vội vàng đè xuống:
- Ây da, bị trọng thương rồi, không đứng dậy được, phải làm sao bây giờ?
Cả đám đứng hình mất hai giây, ngay sau đó hiểu ý nằm lăn lộn dưới đất, hò hét cứ như thể sắp c·hết đến nơi.
- Ôi đau quá, chân tôi, chân tôi gãy mất rồi!
- Tôi không đi được nữa, các anh em, hãy chiến đấu thay phần của tôi.
Người đó vừa ôm vai vừa la đau chân, tình cảm thắm thiết dạt dào, kỹ thuật biểu diễn khiến cả giới showbiz Việt nhìn vào mặc cảm.
- Không được, chúng tôi b·ị t·hương rồi, phải rút về chữa thương để không làm cản trở mọi người.
Gã đội trưởng không chờ người khác kịp phản ứng lại, vừa nói vừa phi tốc chạy về phía trận địa phe mình với tốc độ ánh sáng.
Thần thái hốt hoảng, giọng nói tràn đầy sợ hãi giống y như thật, giải oscar nợ anh ta tối thiểu sáu cái cúp.
Nếu không phải những người khác nhìn thấy rõ ràng anh chàng mới kêu la đau chân chân đang chạy như bay trên nền đất cứng hơn đá thì xém nữa đã tin.
Đến tận khi nhìn thấy những người lính “trọng thương” đó rút lui an toàn thì những đội còn lại mới chợt nhận ra đây là mưu kế hay.
Tiếp sau đó, liên tục là những đội công thành “Trọng thương” phải rút về.
- Ui da, tôi cũng bị sập hố!
- Bẫy, ở đâu cũng có bẫy, mắt thường nhìn không thấy.
- Rút lui, rút lui mau!
- Nhanh, đừng để lính Đại Việt t·ruy s·át.
Chiến trường bỗng biến thành nơi tuyển diễn viên cho những bộ phim hài, đám lính Dưa Lạc vác thang, lá chắn hùng hổ lao tới “sập bẫy” để rồi chuồn đi nhanh hơn cả gió.
Bộ phim này thành công tới mức khiến Hoàng Trung Hải ở trên tường thành phải hỏi đi hỏi lại để xác nhận rằng phe mình có đào bẫy gì hay không.
- Chuyện gì vậy?
- Bọn họ đang làm cái quái gì thế.
- Tại sao lại tự ngã ra đất rồi rút lui?
Với tư cách là một quân nhân truyền thống điển hình của Đại Việt, Hoàng Trung Hải không thể hiểu được bên phía Dưa Lạc định làm gì.
Cho dù có muốn giả vờ bại trận để dụ dỗ thì cũng phải diễn sao cho giống, còn kiểu này con nít ba tuổi cũng biết đang làm màu.
Vệ Xá Nhân có hơi khác một chút, ông ta hiểu rõ đặc thù nội bộ chính trị trong Dưa Lạc nên có một chút manh mối ở trong đầu.
Chẳng qua vì không chắc chắn nên chẳng nói rõ mà chỉ đề nghị:
- Họ muốn làm gì thì mặc kệ.
- Chúng ta chỉ việc y theo kế hoạch, lấy bất biến để ứng vạn biến.
Hoàng Trung Hải gật đầu đồng ý, sau đó lấy ra ống nhòm quan sát, thấy được đội lính công thành hớt hải rút về được đưa đi báo cáo với cấp trên.
Tên lính Dưa Lạc cung kính báo cáo:
- Bẩm tướng quân, Đại Việt bố trí bẫy ở dưới chân tường thành, chúng tiểu nhân anh dũng tiến lên nhưng bất đắc dĩ phải lui lại vì b·ị t·hương cực kỳ nghiêm trọng.
Nói chuyện chính là “nhân tài” đầu têu vụ bẫy rập kia, không biết hắn ta làm cách nào mà khiến chân của mình sưng đỏ lên như kiểu b·ị t·hương nặng.
Nếu Hoàng Trung Hải nghe được những lời đối phương nói chắc phải tức giận vỗ bàn kiện ra tòa vì tội vu khống.
Bất kể gã đội trưởng diễn tốt thế nào cũng không thể qua được các tướng lĩnh dày dạn kinh nghiệm như Hoàng Trung Hải.
Những thống lĩnh q·uân đ·ội Dưa Lạc cũng vậy, chúng biết bên trong có chuyện bị che giấu.
Đáng lý họ sẽ giữ lại tra hỏi vì các hành vi bất thường trên chiến trường nhưng thực tế những người khác đều ngầm đồng ý với những cách làm đó và nhắm mắt làm ngơ.
Các tướng lĩnh ngầm hiểu trong lòng chuyện gì đã xảy ra nhưng không vạch trần mà giả vờ tức giận chửi bới ngoài miệng:
- Hừ, người Việt thật là gian xảo, cố ý không bắn tên để dụ dỗ chúng ta sập bẫy.
- May mà chúng ta đề phòng cẩn thận, không thì lỗ nặng rồi.
- Truyền lệnh của ta, tất cả dừng t·ấn c·ông, để đội công binh đi ra phá bẫy dưới sự yểm trợ của đội hộ vệ với lá chắn.
- Dạ rõ!
Và thế là một cuộc thăm dò truy tìm những chiếc bẫy không tồn tại diễn ra rộn ràng, ồn ào.
Trên thực tế, tất cả những người thông minh đều biết rằng không có chiếc bẫy nào ở đây cả.
Họ chỉ đang “make color” cho tên Pua xem, để đối phương không có lý do bắt phạt các tướng lĩnh chậm trễ công thành.
Không phải họ không muốn t·ấn c·ông, tất cả là vì người Việt quá gian xảo, bố trí hầm bẫy không ai nhìn thấy được.