Ông ta ba lần dẫn thái tử của nhà Trần đi đánh nhau với Dưa Lạc.
Cả ba lần thái tử đều c·hết và ông ta còn sống trở về nhưng không những chẳng bị trị tội mà còn dựa vào nịnh bợ để thăng chức.
Không rõ ông ta rót loại mật gì vào tai Trần Quang Tông để thay thế cho nỗi đau mất con và vẫn tiếp dụng trọng dụng mình.
Trong suốt cuộc đời chinh chiến của mình, Hồ Mị Ly chưa từng thắng trận mà toàn bộ là nhờ nịnh hót, bợ đỡ, quà cáp để củng cố địa vị rồi sử dụng âm mưu tạo phản.
Vậy nên Trần Tí suy đoán rằng Hồ Mị Ly là một kẻ chỉ giỏi chơi chính trị, đâm sau lưng.
Nếu đường đường chính chính ra chiến trường thì lão ta thua chắc.
Mà Trần Tí hiện tại đang cần có một trận thắng để lập uy cùng nắm quyền q·uân đ·ội.
Đây chính là kết quả phân tích thế cuộc của trợ lý Hồng dựa trên vô số sự kiện lịch sử.
Nhìn chung, ấu đế muốn nắm quyền thì bắt buộc phải có thế lực quân sự ủng hộ, thậm chí là nằm gai nếm mật.
Tuy rằng Trần Tí hiện đang làm vua và có sự tích “thiên mệnh” trên người nhưng chưa có một lượng q·uân đ·ội lớn trung thành với bản thân.
Điều này không có nghĩa là những binh lính còn lại sẽ tạo phản ngay mà chủ yếu sẽ khiến Trần Tí bị bó tay bó chân bởi những thế lực lớn.
Nếu như Trần Tí bây giờ mà phát động “cải cách ruộng đất” thì chưa biết thanh đao của các binh sĩ sẽ hướng về phía ai.
Phép vua thua lệ làng không phải nói ngoa, các mối quan hệ tông tộc, địa chủ, quan lại dây mơ rễ má cực kì phức tạp.
Hồ Mị Ly quả thực là một đối tượng cực kì thích hợp, danh tiếng lớn, q·uân đ·ội nhìn bề ngoài thì có vẻ mạnh nhưng thực chất chỉ toàn hạng giá áo túi cơm.
Chỉ cần đích thân ra chiến trường và khải hoàn trở về thì uy danh của Trần Tí trong q·uân đ·ội sẽ được lan xa, hơn nữa cũng nắm giữ được một lượng khá lớn q·uân đ·ội trung thành.
- Theo ý trẫm, chúng ta vẫn sẽ bố trí trọng binh phòng thủ biên giới phía Bắc.
- Còn Hồ Mị Ly, trẫm sẽ đích thân dẫn binh, bí mật cầm ba ngàn tinh nhuệ ra đánh.
- Không cần hưng sư động, trẫm khi tới nơi sẽ điều động thêm binh lực địa phương.
- Hồ Tặc tàn hại trung lương, nay lại còn nhởn nhơ bên ngoài, trẫm không thể nào nằm yên giấc được.
Bấy giờ, thái úy Trần Đức Độ tiến lên khuyên:
- Bệ hạ, người là hoàng đế, làm sao có thể mạo hiểm được.
- Với lại Hồ Tặc đông đảo, tổng binh lực phải lên tới mười vạn người, chỉ ba ngàn tinh nhuệ làm sao mà đủ.
- Binh lính địa phương kỷ luật yếu kém, sức chiến đấu không cao, khó có thể trông cậy.
Trần Tí lắc đầu:
- Khanh nói lời ấy không đủ, trước đó Trần Thái Tông cũng tự mình ngự giá thân chinh mới có thể đánh bại được quân Mông Cổ hùng mạnh.
- Ba vạn tinh nhuệ đủ để phá trăm vạn đại binh.
- Nay ta không những kế thừa di chí nhà Trần, lại còn người mang thiên mệnh, chẳng lẽ lại sợ hạng chuột nhắt Hồ Mị Ly, không dám cầm ba ngàn tinh nhuệ g·iết đến Gia Định?
Lời này của Trần Tí nói ra khiến Trần Đức Độ và Trần Ngỗi không thể phản bác.
Vì quả thật khi xưa nhà Trần đã có tiền lệ để hoàng đế cùng hoàng tử dẫn quân đánh trận.
Thậm chí về trước nữa thời lý, lê, cha ông cũng có nhiều trường hợp hoàng đế ngự giá thân chinh, có thể xem như văn hóa đặc thù.
Lại còn lôi cả thiên mệnh ra nữa khiến những người khác không tìm ra ngay lý do ngăn cản.
Nếu ở Thiên Long Quốc, chắc chắn các quan văn đã dập đầu, khóc lóc can gián không cho vua mạo hiểm rồi nhưng ở đất Việt này, từ vua tới dân đều sẵn sàng cầm gươm ra trận, không ngán đứa nào.
Trần Tí suy nghĩ một chút rồi nói thêm:
- Nếu các khanh e ngại thì hãy để Trần Chân và Trần Hưng Bang đi theo phò tá cho trẫm.
- Tài năng của hai vị tướng quân ấy chắc không cần phải bàn cãi nữa chứ.
Trần Tí biết mình cũng chỉ là dân ngoại đạo nên mở miệng xin hai vị danh tướng để hỗ trợ.
Trần Chân là người đại phá đế quốc Dưa Lạc và đem quân về đánh đuổi Hồ Mị Ly.
Trần Hưng Bang là vị tướng trẻ nổi tiếng với tài dụng binh như thần, được ca tụng là truyền nhân của Trần Đại Đạo.
Có hai vị danh tướng tài năng đi cùng, Trần Tí sẽ an toàn hơn rất nhiều.
Ngay cả tể tướng cùng thái úy đều cảm thấy ổn hơn.
Dưới yêu cầu mãnh liệt của Trần Tí, họ cũng đành phải gật gù chấp nhận việc để anh ấy ngự giá thân chinh.
“Có Trần Chân và Trần Hưng Bang đi cùng, tối thiểu an toàn của bệ hạ sẽ được đảm bảo.”
Đây là suy nghĩ của cả thái úy và tể tướng.
Họ lo nghĩ bảo toàn tính mạng cho Trần Tí không phải vì trung thành với anh mà là bởi vương triều nhà Trần.
Cả Trần Ngỗi và Trần Đức Độ đều thuộc tông thất nhà trần nên mong muốn vương triều ổn định.
Đây là một đặc thù của nhà Trần giúp đảm bảo quyền lực của hoàng tộc.
Tối hôm đó, lệnh điều động q·uân đ·ội bắt đầu được đưa ra.
Những người có tin tức linh thông đều đã biết tin về việc triều đình điều động q·uân đ·ội.
Nhưng cụ thể điều động bao nhiêu, làm gì thì không biết được.
Trừ một số nhân vật đặc thù.
Chính Tâm Điện.
Huyền An Hoàng Hậu vội vàng đi vào, bất chấp bây giờ trời đã khá muộn.
Nhìn thấy Trần Tí đang chuẩn bị đi ngủ, cô hành lễ nhưng không nén nổi sự vội vã:
- Bệ hạ, thần th·iếp có chuyện muốn thưa!
- Có việc gì, nàng cứ nói đi!
- Vợ.. phu thê với nhau, không cần quá câu nệ.
Trần Tí lúc nãy đang xem một số video thời hiện đại của trợ lý Hồng, hơi quen miệng định gọi vợ chồng nhưng chợt nhớ hiện tại không thích hợp nên sửa miệng.
Thực ra xưng hô vợ chồng với nhau thuận miệng, đơn giản mà lại thân thiết hơn.
Nhưng ở thời điểm hiện tại, kiểu xưng hô đó chỉ dành cho bình dân.
Quý tộc, đặc biệt là hoàng thất sử dụng cách xưng hô như vậy sẽ kém sang, mâu thuẫn với nguyên tắc đương thời, mang tới nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.
Người xưa có câu, nhập gia tùy tục.
Chỉ khi nào Trần Tí nắm giữ đại quyền trong tay, đủ sức để xoay chuyển thời đại thì mới thay đổi lại.
Còn hiện tại cứ ngoan ngoãn đi theo số đông cái đã.
- Bệ hạ, thần th·iếp xin phép được lắm mồm một chút, mong rằng bệ hạ không trách phạt nếu có lỡ lời.
- Không sao, nàng cứ thoải mái!
- Vâng, thưa bệ hạ, thần th·iếp nghe nói rằng ngài chuẩn bị ngự giá thân chinh, nam phạt hồ tặc.
Trần Tí ngẩng đầu lên, nhìn kỹ vào Huyền An một chút.
Ở thế giới này, đây không phải là điều mà một hoàng hậu nên hỏi.
Tuy rằng vương triều nhà Trần cho phép phụ nữ thoải mái ra đường, làm việc, thậm chí thành tướng.
Nhưng nó không bao gồm việc phụ nữ được can thiệp vào triều chính, đặc biệt là khi ở chốn hậu cung.
Tất nhiên, Trần Tí là người hiện đại, sẽ không quá khắt khe về vấn đề này.
Anh chỉ quan tâm tới chuyện vì sao mà chỉ mới trưa nay bàn việc quân mà buổi tối hoàng hậu đã biết.
Nên nhớ là Trần Tí chưa từng mở lời nói với Huyền An Hoàng Hậu về việc mình ngự giá thân chinh.
- Tại sao nàng biết?
Huyền An Hoàng Hậu mấp máy môi một lúc không nói nên lời.
Trên thực tế, cô đã quá vội vàng và lo lắng cho Trần Tí nên quên mất những điều cấm kỵ.
Trần Tí cũng đoán được phần nào, nhẹ nhàng tới kéo tay hoàng hậu vào lòng và nói nhỏ:
- Ta biết nàng chỉ lo lắng cho ta thôi.
- Nhưng ta cần phải biết vì sao quân sự cơ mật lại lọt vào tai nàng được, liệu mật thám quân giặc có biết hay không.