Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 10: Bàn bạc việc quân



Chương 10: Bàn bạc việc quân

Từ phía cuối phố, một vị kỵ binh cưỡi ngựa, sau lưng mang theo túi vải đen, mặc trang phục theo quân chế nhà Trần.

Anh ta vừa đi vừa hô to tránh đường, trên tay còn cầm lệnh bài hỏa tốc để tất cả nhường đường.

Theo luật lệ, người dân thấy công văn hỏa tốc phải chủ động tránh né, sinh tử tự chịu.

Vậy nên dân chúng vội vàng tránh dạt ra hai bên để kỵ binh đi qua, xì xầm bàn tán:

- Lại có công văn hỏa tốc, không biết là chuyện gì đây?

- Công văn hỏa tốc rất ít khi được dùng tới, trừ khi là sự kiện nghiêm trọng như đại tai (t·hiên t·ai phạm vi lớn) c·hiến t·ranh, phản loạn.

- Mong sao đừng có chuyện gì, quốc thái dân an.

Ở trong phim ảnh, tiểu thuyết hay có cảnh binh sĩ cấp báo la hét trên đường về nội dung trong văn kiện tuyệt mật kiểu như “biên cương cấp báo, l·ũ l·ụt cấp báo” cho người dân bên đường nghe.

Nhưng đây là thực tế, không có ai điên khùng hét oang oang ngoài phố theo kiểu lạy ông tôi ở bụi này cho gián điệp nghe cả.

Dân thường chỉ có thể đoán già đoán non.

Trần Tí nhìn theo kỵ bình đi xa, quay lại nhìn về Huyền An, hai người ngầm hiểu dừng chuyến du ngoạn và trở lại hoàng cung.

Trần Tí vừa mới tái hiện thiên mệnh, phản loạn nội bộ chắc chắn sẽ không xảy ra.

Đại hạn thì mới bị dẹp, vậy chỉ có thể là tin chiến báo.

Làm vua một nước, Trần Tí phải nhanh chóng tìm hiểu xem có chuyện gì.

Nửa canh giờ sau.

Đại điện.

- Bẩm bệ hạ!

- Hồ Tặc nhân cơ hội trời mưa, nước sông dâng cao và châu trưởng tới kinh đô, lén huy động một ngàn quân đi theo đường thủy tập kích châu Phú Yên.

- Cũng may nhờ có châu phó chỉ huy dân quân phòng vệ nên tổn thất không đáng kể.

- Nhưng có tin tình báo nói rằng Hồ Tặc đang chuẩn bị tập trung một lượng quân lớn không rõ số lượng nhằm công chiếm châu Phú Yên.



- Nhận thấy tình hình nghiêm trọng, châu phó vội vàng gửi tin cấp báo cho triều đình.

Người lính lấy từ trong túi ra một bản công văn và một bản đồ vẽ sơ lược về tình hình chiến sự.

Trần Tí tiến đến trước bản đồ và quan sát.

Theo lý thuyết, khả năng vẽ bản đồ ở thời cổ đại không thực sự tốt.

Nhưng vì Mông Cổ và hàng hải phát triển sớm nên thế giới này có bản đồ tiên tiến không kém hiện đại bao nhiêu.

Bởi thế nên Trần Tí có thể xem hiểu tương đối dễ dàng.

Nhà Trần ở thế giới này có hình thù và vị trí địa lý gần giống Lạc Việt thế giới trước.

Chỉ khác ở chỗ 63 tỉnh thành đổi sang gọi là châu và hiện tại nhà Trần chỉ còn kiểm soát ba mươi châu.

Châu xa nhất ở cực nam của nhà Trần là Phú Yên, tiếp giáp khu vực do Hồ Tặc kiểm soát.

Và lần này, Hồ Tặc phát động t·ấn c·ông từ châu Khánh Hòa vào châu Phú Yên.

Trước kia, vốn Phú Yên cùng Khánh Hòa thống nhất một thể là châu Phú Khánh.

Nhưng Hồ tặc tạo phản, chiếm lấy một nửa rồi thành lập châu Khánh Hòa.

Trần Tí cũng nhân cơ hội hiểu rõ tổng thể quốc gia trên bản đồ.

Nhà Trần tiếp giáp với rất nhiều nước lớn.

Phía Đông Bắc, tiếp giáp Hậu Kim.

Phía chính Bắc, tiếp giáp Thiên Long Quốc.

Tây Bắc tiếp giáp Mông Cổ.

Phía Tây thì tiếp giáp với các bộ lạc Lăng Lan. (*vị trí giống với Lào nhưng lớn hơn kéo dài tới biển)

Tây Nam gặp phải đế quốc Dưa Lạc hùng cứ đông nam á. (*vị trí giống Campuchia)



Đã thế còn có Hồ Tặc tạo phản, Nguyễn Vương ngấp nghé.

Loạn trong giặc ngoài, cường quốc vây quanh, tình thế có thể nói là nguy như chồng trứng.

Trong lúc Trần Tí xem xét thì tể tướng Trần Ngỗi lên tiếng:

- Hồ tặc đang sở hữu một lượng q·uân đ·ội rất mạnh, được trang bị súng ống, mũ giáp rất tốt.

- Bản thân Hồ Mị Ly cũng là xuất thân quan võ, hiểu việc binh, nhiều năm chinh chiến sa trường.

- Điểm yếu duy nhất là Hồ Tặc thi hành nhiều chính sách nhiễu dân, tàn bạo mất lòng người.

- Theo như hạ thần thấy, chúng ta nên điều động một lượng lớn q·uân đ·ội tới để phòng ngự Hồ Tặc tiến công.

- Chờ qua một thời gian, Hồ Tặc mất dân tâm sẽ tự thua.

Châu trưởng Phú Yên hiện đang ở tại kinh đô cũng tiếp lời:

- Đúng vậy, hạ quan thường xuyên cử người đi điều tra.

- Quân đội của Hồ Tặc đóng ở châu Khánh Hòa rất đông và được trang bị súng ống tối tân, thần cơ pháo.

- Không những thế, bọn họ còn xây dựng pháo đài Diên Khánh ngay trên con đường huyết mạch để dự trữ vật tư, lương thảo, cực kì khó để tiến công.

- Tuy nhiên, mật thám báo về có rất nhiều người phản đối chính sách tàn bạo của Hồ Tặc, thậm chí sẵn sàng quy hàng triều đình.

Trần Tí nghe nói súng ống các thứ không mấy kinh ngạc vì khi đến thế giới này mới hiểu được q·uân đ·ội nhà Trần hiện đại, mạnh mẽ đến thế nào.

Trên thực tế, q·uân đ·ội đất Việt được trang bị v·ũ k·hí nóng từ rất sớm, bao gồm cả súng và pháo.

Thậm chí đến tận thế kỷ mười tám, thời điểm người phương tây bắt đầu chinh phục và đô hộ khắp thế giới, họ vẫn còn e ngại rất nhiều về lực lượng quân sự hùng mạnh của người Việt.

Còn vì sao sau này lại lạc hậu tới mức b·ị đ·ánh đến tan nhà nát cửa, sống kiếp nô lệ thì phải hỏi công ơn trời biển của các vị “hiền quân” mà ai cũng biết là ai đó đã ăn chơi trác táng cỡ nào.

Thái Úy Trần Đức Độ cũng đồng ý với nhận xét của tể tướng và châu trưởng nhưng có ý kiến khác:

- Đúng vậy, Hồ Tặc tịch thu tiền đồng, chế tạo rất nhiều súng thần công, súng hỏa mai.

- Họ Hồ cũng đã huấn luyện q·uân đ·ội thường xuyên, bố trí nhiều phòng tuyến vững chắc.

- Theo lẽ thường, chúng ta cũng phải bố trí trọng binh nơi đây.



- Nhưng biên giới phía bắc đang có dấu hiệu rục rịch.

- Quân đội Thiên Long Quốc có vẻ đang muốn tập kết tại vị trí cách Ải Tiên Quan không xa.

- Nếu chúng ta dồn quân bình định Hồ Tặc thì có thể phía bắc sẽ gặp nguy.

- Đó là còn chưa tính đến đội quân Mông Cổ năng chinh thiện chiến có thể tràn sang bất kỳ lúc nào.

Lúc này trong điện chỉ có tể tướng, thái úy, châu trưởng Phú Yên và hoàng đế là Trần Tí.

Thái sư phụ trách tam tỉnh chỉ lo phần nội vụ, pháp chế nên không được mời tới hoàng cung.

Trần Tí nghe họ nói xong, trong lòng cảm thán các vị đại thần “đầu toàn là sạn.” phân tích tình hình chuẩn xác và hiểu rất rõ đối thủ, biết sử dụng mật thám, gián điệp để thu thập tin tức.

Trong phim thường hay chiếu cảnh vua quan ngu đần, dễ dàng bị lừa nhưng thực tế đã leo lên được tới đây rồi thì làm gì có ai ngốc nghếch như vậy.

Trần Tí ngẫm nghĩ một chút rồi dò hỏi tiếp:

- Vậy ý các khanh thế nào?

- Bệ hạ, lão thần cho rằng nên điều một lượng quân vừa phải để phòng ngự Hồ Quý Lý, nếu không t·ấn c·ông thì sẽ cần ít q·uân đ·ội hơn.

- Đồng thời tập trung trọng binh để đàm phán với thiên Long Quốc, Mông Cổ, Dưa Lạc, tranh thủ giảng hòa rồi tập trung sức mạnh diệt Hồ.

- Chỉ có điều nếu làm vậy thì khả năng cao Nguyễn Vương cùng ngoại bang sẽ nhân cơ hội ép chúng ta phải từ bỏ phần lãnh thổ mà họ đã chiếm, thậm chí là lấy thêm.

Trong thời gian mười năm nay, tuy rằng Ải Tiên Quan không bị thất thủ nhưng Nguyễn Vương cùng ngoại bang đã luồn lách xâm lấn không ít lãnh thổ của nhà Trần.

Tổng cộng tám châu đang nằm trong tay ngoại bang cùng Nguyễn vương là: Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao bằng, Kon Tum, Gia Lai.

Trong đó Kon Tum và Gia Lai nằm tít phương xa do đế quốc Dưa Lạc xâm chiếm và cũng giáp giới với Hồ Tặc.

Ngược lại biên giới phía Bắc bị mất tận sáu châu, dẫn tới kinh đô bị uy h·iếp nên thái úy Trần Đức Độ lo lắng cũng là điều dễ hiểu.

Nhiều người muốn thu hồi lãnh thổ để bảo vệ an nguy cho kinh đô nhưng với tình thế loạn trong giặc ngoài thế này thì khó lòng mà làm gì hơn được.

Nhưng Trần Tí lại có suy nghĩ t·ấn c·ông Hồ tặc nhiều hơn.

Dựa theo ghi chép của nội bộ nhà Trần, Trần Tí biết được Hồ Mị Ly có trình độ chính trị cực cao và miệng lưỡi dẻo quẹo nhưng khả năng quân sự tầm thường, kém cỏi.

Hồ Tặc nhìn như mạnh mẽ nhưng thực ra chỉ như tiến sĩ giấy.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.