Thiên vừa trở về nhà sau hai năm sinh sống xa quê, nhiều thứ ở đây đã thay đổi, đường cái xe cộ hay nhà cửa mọi thứ càng thêm đông đúc. Duy chỉ có những câu chuyện đằng sau làng quê của anh, vẫn còn nghe mọi người hay nhắc tới. .
Sau buổi cơm trưa, anh mới cất bước đi tới nhà một người bạn, nó tên là Tuấn, mặc dù hai năm không gặp nhau nhưng vẫn thường xuyên liên lạc qua lại.
Thấy anh tới nhà, Tuấn vui vẻ bước ra tiếp đón nồng nhiệt, vội vàng kéo ghế mời Thiên ngồi. Sau dăm ba câu trò chuyện, thằng Tuấn nó chợt kể cho anh nghe một câu chuyện liên quan đến ngôi làng Tân Hiệp, cái nơi mà anh chôn nhau cắt rốn ấy!
Ở cái làng Tân Hiệp, xưa nay vốn có một cái cây me cổ thụ mọc giữa những cánh đồng hoang vắng. Thân nó to tới năm sáu người ôm, tán lá cực kỳ rộng rãi. Không ai biết nó đã có từ bao giờ, chỉ biết loáng thoáng đâu đó vài trăm năm tuổi, chắc cũng đã qua hai thời chống pháp chống mỹ cộng lại.
Trong hai cuộc kháng chiến, có rất nhiều binh lính của mình bị bọn nó bắt và treo cổ trên cành cao, h·ành h·ạ dẫn đến c·hết rất nhiều người, máu tươi đổ loang lổ khắp mặt đất, nhuốm một màu đỏ thẫm t·ang t·hương.
Ông bà xưa kể lại rằng, oan hồn của các chiến sĩ c·hết oan ức vẫn còn quanh quẩn ở trong cây me, cứ mỗi đêm xuống là bắt đầu nghe những tiếng hét, tiếng khóc than… Thậm chí là tiếng súng văng vẳng bên tai.
Bởi vậy, tầm năm sáu giờ chiều là không có ai dám đi ra khỏi nhà. Căn dặn con cái không được đi chơi về tối, sợ bị ma nhát, ma giấu.
Vào cái thời loạn lạc đó, ma cỏ vẫn còn rất là nhiều, tầm dăm ba bữa lại nghe chuyện có người bị hù dọa, ma nhập các thứ…
Cũng cùng lúc này, trong làng Tân Hiệp có một ông thầy, nghe nói pháp thuật rất cao tay, thấy trong xóm liên tục có người bị ma nhát, mới đứng ra trấn yểm cây me.
Không biết ông ấy làm cách gì, từ vụ đó đến nay không còn thấy ma cỏ hiện ra hù dọa nữa. Người dân trong làng Tân Hiệp cũng đỡ sợ hơn, có thể tự do đi lại ban đêm. Nghe người dân tận mắt chứng kiến trở về kể, ông thầy đã trục những vong linh đó và dẫn họ đi theo để cầu siêu cho bọn họ.
Đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cây me đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Vốn tưởng những câu chuyện tâm linh sẽ không còn nữa, nhưng chỉ sau vài năm lại xảy ra một vụ án mạng thương tâm, mà vị trí cũng tại ngay gốc cây me… Điều này dẫn đến những bi kịch hàng loạt gây ám ảnh sau này!
Nạn nhân là một cô gái tên Mến, con gái của bà Tư Hến nhà ở đối diện với cây me… Cái năm 1978, cô Mến khi đó cũng đã mười tám mười chín tuổi, cỡ tuổi này vốn phải có chồng con cả rồi, nhưng vì một phần cô còn thương ba mẹ, phần còn lại không có ai ưng ý để cưới gả.
Mặc dù nhan sắc cô Mến tương đối dễ thương, tuy không phải cỡ hoa hậu hay kiều nữ nhưng được cái dễ nhìn, tính nết vô cùng hiền thục nết na, biết thương cha mẹ dữ dằn.
Ngày ngày theo mẹ ra đồng gặt lúa mướn, về nhà là chăm lo bếp núc quét dọn nhà cửa, hết mùa lúa lại đi phát cỏ thuê cho người ta.
Trong làng cũng có vài ba anh thầm để ý, nhưng mà khổ nỗi cái lưng của cô từ nhỏ đã bị tật, cột sống không giống như người bình thường, mỗi lần đi là khom lưng để lộ ra một cục u to tướng. Bởi thế ít ai dám lấy cô về, sợ lây cái bệnh cho con cái sau này.
Để ý thì cũng để ý qua loa vậy thôi, chứ chẳng yêu thương nhung nhớ gì… Trong làng có cả tá cô gái xinh đẹp vẫn chưa chồng, bọn họ đâu cần phải cứ một hai thương cô Mến?
Nói đến số cô cũng khổ, sinh ra đã mang tật trong người, không có ai thương đã đành, ông trời lại đem cô ra làm trò đùa, sau đó vứt xác nơi hoang vắng, để mặc cho đàn kiến bu quanh cắn xé da thịt!
Khi đó, thời tiết đã chuyển sang mùa mưa, chắc cũng tháng chín tháng mười, mùa lúa cũng không còn nữa, cô Mến mới được một số người quen, giới thiệu công việc phát cỏ ruộng cho ông Lực ở cuối làng Tân Hiệp.
Nhà ông này có ba người con trai, ai nấy đều nghiện ngập rượu chè, nhà cửa ruộng đồng thì bát ngát, nhưng chẳng có thằng nào dám động đến một ngọn cỏ.
Thằng nào thằng nấy đã hơn ba mươi rồi, vẫn còn một thân một mình, ngày ngày chỉ biết ăn bám cha mẹ, càng khiến cho ông Lực phát bực, càng nghĩ ông càng thêm nặng lòng.
Lúc cô tới xin việc, ba ông này thấy cô Mến cũng dễ thương, nên có mở miệng trêu đùa một hai câu. Mến thì thừa sức biết rõ ba người này không phải dạng tốt lành, suốt ngày chỉ rượu chè be bét, mặt mày lớ nga lớ ngớ y như những thằng nghiện. Bởi vậy cô Mến mới khéo léo né tránh bọn họ, ai mà ngờ được hành động vô tình đó lại khiến cho cả ba nổi giận.
Họ nghĩ, ít ra gì nhà họ cũng giàu có, gái đẹp đi qua gặp ba người cũng phải tươi cười chào hỏi. Nhưng mà cái cô Mến thật mất lịch sự, ngay cả chào hỏi cũng không có, làm như mình có giá lắm vậy, người thì khù khờ lại đi đứng chậm chạp, nhan sắc cũng không có xinh đẹp, dám ngó lơ ba người bọn họ.
Chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào, ba đứa con ông Lực sinh ra lòng ghét bỏ với cô Mến. Càng nhìn cô họ càng không thấy ưa, nhất là cái lưng gù ở đằng sau, làm cho bọn họ nhìn thấy muốn n·ôn m·ửa.
Sau buổi nhậu nhẹt bê tha, cả ba mới lên kế hoạch với ý định làm xấu mặt mũi cô Mến.
Chẳng mấy chốc, họ cùng nhau đi đến nhà cô và giả vờ nói, ông Lực muốn cô tối nay đến cái láng trại gần gốc cây me, cách nhà cô chắc cũng hai ba trăm mét gì đó, muốn cô đến dọn một số đồ đạc đem về nhà ông Lực cất, trong đó có cái khay trà đắt tiền mà ông Lực vừa mua để quên.
Cô Mến không có nghi ngờ gì, cũng gật đầu đồng ý, bởi cô biết cái láng trại này, bên trong có rất nhiều đồ đạc dùng để nấu cơm, mà ông Lực để lại phòng khi không về nhà hoặc làm nơi nghỉ mát cho công nhân, cái khay trà đó cũng là cô mang ra cho ông hồi mấy ngày trước, nghe nói rất mắc tiền.
Đúng như dự kiến, tối hôm đó cô Mến tới cái láng trại này theo như lời của ba anh em, lúc đó đã là tám chín giờ tối, sắc trời cũng tối mù tối mịt rồi, cô Mến cầm đèn dầu lần theo bờ ruộng đi đến láng trại đó. Đến nơi, cô đặt đèn dầu sang một bên, một bên tìm những vật dụng và gom lại một chỗ, sẵn tiện tìm cái khay trà mà ông Lực để quên.
Lúc cô đang loay hoay tìm kiếm, đột nhiên có một bóng người nhào ra ôm lấy cô từ đằng sau, cô hoảng sợ vội vã kêu la thất thanh, nhưng người đó nhanh tay bịt kín miệng không cho cô la hét.
Cùng lúc đó, hai bóng người nữa chạy vào, bọn họ thi nhau giữ chặt lấy cô, nhét miếng bông vải lớn vào miệng.
Đèn dầu bỗng vụt tắt lúc nào không hay, bên trong láng trại chỉ vang lên loáng thoáng tiếng nấc tức tưởi, cùng với tiếng hì hục to nhỏ.
….
Bà Hến, mẹ cô Mến ở nhà đợi, thấy trời bên ngoài đã khuya lắm rồi, mà sao con gái còn chưa trở về? Theo lẽ thường chỉ cần đem đồ của ông Lực về nhà là xong, đâu đó tầm tiếng hoặc tiếng rưỡi là về rồi, nhưng sao đợi mãi vẫn không thấy bóng dáng của cô? Ba mẹ cô Mến trong lòng lo lắng vô cùng, vội vã chạy ra láng trại phía trước xem thử. Nhưng khi đến nơi, ngoại trừ đồ vật nằm lăn lóc dưới sàn nhà ra, đâu có thấy ai?