Chương 86:
Thi thể Hữu Tướng quân Dương Ngôn phủ khăn trắng được binh sĩ Thiên Đức khiêng đến đặt trên con đường đất. Chương thấy người tên Thổ dù bước tập tễnh nhưng vẫn đi cạnh bên cáng, quân sĩ bị thương tự dìu nhau phía sau gần trăm người.
Không khí bỗng có phần tang thương khi hàng trăm binh sĩ dưới trướng Dương Ngôn rơi lệ. Phạm Cự Lượng thấy cảnh này liếc nhìn Chương, Chương gật đầu, Lượng lệnh binh sĩ Thiên Đức đứng nghiêm giơ tay trái chào tiễn biệt thi thể của Dương Ngôn khi cáng được khiêng xuống bến sông. Hành động thể hiện tôn trọng với chủ tướng địch của quân Thiên Đức khiến binh sĩ của Dương Ngôn mười phần không hiểu, ánh mắt bọn họ chả hẹn mà đều dồn đến vị chủ tướng Thiên Đức đang nghiêm trang giơ tay trái chào.
Thuyền Lâm gia đã thấp thoáng đằng xa. Chương nghĩ mình nên nói gì đó.
-Các người về bên sông hãy chuyển lời của ta đến Vũ Ninh vương, sau này nếu ông ta còn đưa quân sang thì ta sẽ không nương tay nữa. Các người hay ta đều là dân Vạn Xuân, chém giết lẫn nhau là việc chẳng đặng. Hẹn các người sáng ngày mai tại bến sông này, hãy đưa thuyền sang chở quân sĩ tử trận về.
Nói đoạn, Chương khẽ thở dài rồi xoay người đi thì có tiếng gọi:
-Chủ tướng! Xin dừng bước.
Người vừa gọi Chương là Thổ, tay và bắp chân anh ta đều quấn băng trắng, máu đỏ loang lổ. Chương quay sang hỏi Thiên Bình:
-Nghe Duệ nói em bắn anh ta, chả lẽ tài thiện xạ của em mai một rồi ư?
-Anh ta không vừa đâu, trong tình cảnh hỗn độn em bắn trúng hai tiễn cũng là tốt rồi.
-Duệ nói anh ta là Đại tướng quân gì đó. Chúng ta còn thiếu nhiều tướng chỉ huy, giá như anh ta theo thì hay nhỉ?
Mong muốn của Chương rất mau chóng được toại nguyện.
Nguyễn Lạc Thổ bước tập tễnh, cách chỗ Chương đứng khoảng gần năm trượng dừng lại bởi thấy bọn Cự Lượng và Trương Lôi bước lên vài bước. Lạc Thổ quỳ một gối chắp tay, nói:
-Nguyễn Lạc Thổ xin chủ tướng thu nhận làm quân Thiên Đức.
Chương thoáng ngạc nhiên hỏi lại:
-Chủ tướng của anh hãy còn nằm kia, sao anh lại theo bọn ta làm gì?
-Chủ tướng của ta đã mất, ta thân là Đại tướng quân không làm tròn nhiệm vụ đáng ra phải chết nhưng bây giờ ta nghĩ khác.
-Ồ, anh nghĩ gì mà khác?
-Ngài là chủ tướng đứng đầu một quân, đánh bại chúng ta nhưng lại không cố sát, tha cho con đường sống, đối đãi anh em binh sĩ tử tế và tôn trọng chủ tướng của ta. Ta thân võ tướng, trọng nghĩa khí và tấm lòng bao dung cả với người đã khuất của ngài. Mong ngài thu nhận.
-Trước nay bọn ta đều làm vậy chứ không phải hôm nay. Anh không cần phải bận lòng đâu.
-Trương Lôi, Lý Văn Ba, Chu Diện, Triệu Văn Khoát! - Nguyễn Lạc Thổ gọi lần lượt tên từng người. - Các ông ấy từng là quân của Vũ Ninh vương nhưng nay lại được trọng dụng, ta nghĩ mình cũng không thua kém gì các ông ấy.
Đoạn Lạc Thổ nói với Trương Lôi:
-Ta và ông cùng là Đại tướng quân nhưng hai doanh khác nhau, chúng ta bao lần cùng ăn chung bàn, uống chung chum rượu chẳng lẽ ông không nói giúp ta lời nào ư? Ông Lôi?
Bấy giờ Trương Lôi mới nói:
-Thưa chủ tướng, bọn chúng tôi quả thật có chút giao tình. Lạc Thổ đây là người rạch ròi phân rõ trắng đen, ông ta nếu đã xin vào quân thì không có ý khác. Xin chủ tướng hãy yên tâm.
-Ta thì không có gì lo cả vì có các ông, được, nếu Tiểu đoàn phó Trương Lôi đã nói như vậy thì chính là vậy.
Chương tiến đến chỗ Lạc Thổ đang quỳ gối đỡ anh ta dậy và nói:
-Quân Thiên Đức không có lệ quỳ, nay anh vào trong quân thì ngày sau chỉ quỳ gối trước trời đất, tổ tiên và bách tính thôi.
-Đội ơn chủ tướng đã thu nhận.
-Được rồi, đứng lên hãy nói.
Lạc Thổ đứng dậy và khiến Chương bất ngờ khi anh ta quay lại nói với ba quân:
-Anh em nghe đây, ta là Nguyễn Lạc Thổ, từ hôm nay là quân Thiên Đức. Chủ tướng Thiên Đức tha cho chúng ta đường về, cho ăn cho uống, tôn trọng thi thể của Hữu tướng quân. Một người như vậy xứng đáng để Lạc Thổ ta làm bầy tôi, anh em nào không muốn về bờ Bắc thì ở lại với ta.
-Ta muốn ở lại!
Một người đi từ dưới bến sông lên, anh ta có cặp lông mày xếch.
-Chủ tướng xin hãy nhận cả ta nữa.
-Anh tên gì? - Chương hỏi.
-Ta họ Bàn, tên là Phù Sếnh, người tộc Dao. Ta cũng quen biết bọn Chu Diện, Triệu Văn Khoát. Họ có thể đảm bảo là ta không có ý xấu.
Chu Diện đứng ra nói với Chương về Bàn Phù Sếnh nên Chương vui vẻ thu nhận. Sếnh được nhận cũng quay lại nói với ba quân tướng sĩ, và rằng trở về cũng sẽ bị trách phạt theo quân pháp, Hữu tướng quân mất rồi thì ngày sau còn biết theo ai, chi bằng theo Thiên Đức?
Lời của hai Đại tướng quân đã nói ra, lại thêm tận mắt chứng kiến quân Thiên Đức có binh khí lạ kỳ, dũng mãnh thiện chiến. Bọn Trương Lôi cũng từng là quân bờ Bắc nay lại sống chết đi theo Thiên Đức quân ắt hẳn có chỗ tốt, được trọng dụng nên lòng quân sinh dao động.
Đầu tiên, những binh sĩ thuộc quyền Bàn Phù Sếnh và Nguyễn Lạc Thổ đồng ý đi theo chỉ huy của họ, tiếp đến là những người khác. Một số binh sĩ đã lên thuyền rồi cũng nhảy xuống xin theo.
Thuyền Lâm gia chở quân Dương Ngôn sang bờ Bắc nhưng số quân còn ở lại bờ Nam không về còn rất đông. Sau kiểm đếm có đến gần tám trăm. Ngoài hai Đại tướng quân Lạc Thổ và Phù Sếnh còn có thêm Đặng Công Chất và mấy vị Đại tướng.
Thiên Đức quân mất hơn một trăm quân sau trận chiến, tương đương mười phần trăm quân số trước đó. Số bị thương nặng nhẹ gần hai trăm.
Mấy ngày sau đó quân Thiên Đức tất bật đưa quân sĩ tử trận của đối phương ra bến Huyết trả cho đối phương rồi chăm lo những người bị thương, kế đến là bố trí nơi ăn ở cho đội quân mới đến. Như vậy, sau hai lần chạm trán với quân của Sứ tướng Nguyễn Quốc Khánh, Thiên Đức quân tăng từ ba trăm năm mươi lên hai nghìn có lẻ.
Nguyễn Lạc Thổ, Bàn Phù Sếnh và Đặng Công Chất đều được chỉ định là Đại đội trưởng. Theo lệ, ba đại đội cũ tách quân chia sang ba đại đội mới để giúp người mới quen theo nếp ăn ở. Lệ này về sau thành quy định trong quân khi thu nạp binh sĩ mới. Chương còn nhiều cách sắp xếp để đảm bảo quân dưới trướng chiến đấu tốt, giả như có kẻ hai lòng sẽ sớm bị phát hiện và kẻ đó cũng khó thực hiện mưu đồ bất chính.
Tiểu đoàn Thiên Đức vì vậy mà có đến tám đại đội với hơn hai nghìn năm trăm quân, quân doanh trải dài đến chân núi Linh Sơn và cả trại ven bờ sông phía trước nhà bà Cả Ngư. Tiểu đoàn trưởng và phó vẫn giữ nguyên, quân số mỗi đại đội khoảng trên dưới ba trăm, riêng Đại đội Thần Sấm thì ít quân hơn, chỉ hai trăm.
Nghiêm Phúc Lý chỉ huy Đại đội Thiên Đức.
Lý Văn Ba chỉ huy Đại đội Thần Sách.
Chu Diện chỉ huy Đại đội Thánh Dực.
Nguyễn Lạc Thổ chỉ huy Đại đội Thông Điện.
Bàn Phù Sếnh chỉ huy Đại đội Quảng Thành.
Đặng Công Chất chỉ huy Đại đội Vạn Tiệp.
Phạm Bạch Hổ chỉ huy Đại đội pháo binh Thần Sấm.
Lâm Uyển Như chỉ huy Đại đội Thắng Vũ. Người dưới của Uyển Như gần bốn trăm cả nam và nữ nhân không bị chia tách nhưng phải tập luyện chung theo lệnh của cấp trên trực tiếp là Cự Lượng và Trương Lôi. Sáu cô gái được Uyển Như chọn ra giao cho Duệ, trực thuộc quyền của Duệ.
Chương có dự định riêng cho đội Vũ Thắng.
Tất cả Đại đội trưởng vẫn giữ cấp bậc Trung sĩ, riêng Thiên Bình là Trung sĩ nhưng nắm Trung đội Thần Vũ toàn nữ binh. Sau trận đánh, Thiên Bình và đội Thần Vũ khẳng định được vị thế của bản thân bằng năng lực của họ.
Nhằm giữ hoà khí cũng như tạo mối thâm tình với chính thất thương lai, Lâm Uyển Như đã dùng nhiều cách để thu nạp các cô gái trẻ, tuổi từ mười bốn đến mười tám, từ các châu phủ khác đưa về giao cho Thiên Bình.
Các cô gái này phần là cô nhi, phần là tì nữ, gia cảnh khốn khó. Uyển Như đã tận dụng bình phong thương nhân đưa cả gia đình các cô về ở trong làng Lôi và Thiên Bình. Chưa đầy hai tháng sau, Thiên Bình có quân số gần hai trăm và các cô gái này cũng luyện tập như cánh nam nhân.
Lâm Uyển Như là một cô gái thông minh, từ ngày cô xuất hiện, Chương cảm nhận rõ Thiên Đức quân thay đổi mau chóng về chất và Duệ được giảm tải phần nào công việc.
Lâm Uyển Như và Duệ mau chóng trở thành đôi bạn thân. Thiên Bình biết mưu đồ của Uyển Như nhưng thấy cô ta không có ý tranh ngôi chính thất, lại ra sức giúp Duệ và Bình nên dần không coi Uyển Như là tình địch mà xem như chị em. Ba cô gái cùng yêu hết lòng Chương theo cách riêng của mỗi người mà chưa đòi hỏi gì.
Phạm Tu, hai phó tướng cùng bọn Bỉnh Di, Xuân, Quang Diệu đều thừa nhận Thiên Đức quân có sức chiến đấu hơn hẳn Thiên Gia Bảo Hựu song lấy làm mừng vì những mong muốn ấp ủ hơn chục năm ròng nay đã thành hình. Tuy nhiên, nửa tháng sau trận chiến, Chương còn có hành động khiến Phạm Tu cùng Thiên Gia Bảo Hựu quân nghe tin mà tưởng nghe nhầm.
-Chúng ta già thật rồi hai ông ạ. - Phạm Tu cảm thán. - Đời binh nghiệp của ta chưa từng chứng kiến chuyện như vậy. Nói Thiên Bình lúc xưa ngang ngược cũng chỉ là do được cưng chiều còn thằng Chương, cái ngang ngược của nó ta chưa biết phải nói làm sao.
Bà Dung là người vui hơn cả bởi tế tử không những giỏi buôn bán lại còn khiến ba quân nể trọng, địch quân không đánh mà sợ cái uy.
Hai trong số bốn con trai của Phạm Tu đã theo dưới trướng Chương. Yết Kiêu, cậu con trai thứ ba cũng đã ngỏ ý muốn gia nhập nhưng Chương lại bảo Yết Kiêu lo tập luyện thêm về chiến thuật thuỷ binh và hứa sẽ không làm Yết Kiêu thất vọng.
Yết Kiêu không khó chịu vì chưa được trọng dụng vì đã tin Chương hứa thì sẽ làm. Thay vào đó, anh chàng kết hợp với một số gia nhân của Lâm Uyển Như dạy cho quân Thiên Đức bơi lội, cách nhận biết dòng chảy ngầm cũng như đặc tính của thuyền bè mỗi loại.
Con đường thành danh của Yết Kiêu chậm hơn người khác bởi vì Thiên Đức quân đương lo xây dựng lực lượng bộ binh.
Xuyên qua một thế giới tu tiên, nhưng nhận ra bản thân lại chỉ là phế vật ngũ linh căn, Trần Lâm tỏ ra rất bất lực, chỉ là cũng không sao, thiên phú không góp lực, vậy liền gọi cô vợ trẻ tới góp sức. Một ngày nào đó vấn đỉnh chí cao, Trần Lâm vừa hồi ức vừa chia sẻ "Chỉ có người nông cạn mới muốn làm Tiên Vương, người nhìn xa trông rộng sẽ biết, làm Chạn Vương thoải mái hơn nhiều
Thi thể Hữu Tướng quân Dương Ngôn phủ khăn trắng được binh sĩ Thiên Đức khiêng đến đặt trên con đường đất. Chương thấy người tên Thổ dù bước tập tễnh nhưng vẫn đi cạnh bên cáng, quân sĩ bị thương tự dìu nhau phía sau gần trăm người.
Không khí bỗng có phần tang thương khi hàng trăm binh sĩ dưới trướng Dương Ngôn rơi lệ. Phạm Cự Lượng thấy cảnh này liếc nhìn Chương, Chương gật đầu, Lượng lệnh binh sĩ Thiên Đức đứng nghiêm giơ tay trái chào tiễn biệt thi thể của Dương Ngôn khi cáng được khiêng xuống bến sông. Hành động thể hiện tôn trọng với chủ tướng địch của quân Thiên Đức khiến binh sĩ của Dương Ngôn mười phần không hiểu, ánh mắt bọn họ chả hẹn mà đều dồn đến vị chủ tướng Thiên Đức đang nghiêm trang giơ tay trái chào.
Thuyền Lâm gia đã thấp thoáng đằng xa. Chương nghĩ mình nên nói gì đó.
-Các người về bên sông hãy chuyển lời của ta đến Vũ Ninh vương, sau này nếu ông ta còn đưa quân sang thì ta sẽ không nương tay nữa. Các người hay ta đều là dân Vạn Xuân, chém giết lẫn nhau là việc chẳng đặng. Hẹn các người sáng ngày mai tại bến sông này, hãy đưa thuyền sang chở quân sĩ tử trận về.
Nói đoạn, Chương khẽ thở dài rồi xoay người đi thì có tiếng gọi:
-Chủ tướng! Xin dừng bước.
Người vừa gọi Chương là Thổ, tay và bắp chân anh ta đều quấn băng trắng, máu đỏ loang lổ. Chương quay sang hỏi Thiên Bình:
-Nghe Duệ nói em bắn anh ta, chả lẽ tài thiện xạ của em mai một rồi ư?
-Anh ta không vừa đâu, trong tình cảnh hỗn độn em bắn trúng hai tiễn cũng là tốt rồi.
-Duệ nói anh ta là Đại tướng quân gì đó. Chúng ta còn thiếu nhiều tướng chỉ huy, giá như anh ta theo thì hay nhỉ?
Mong muốn của Chương rất mau chóng được toại nguyện.
Nguyễn Lạc Thổ bước tập tễnh, cách chỗ Chương đứng khoảng gần năm trượng dừng lại bởi thấy bọn Cự Lượng và Trương Lôi bước lên vài bước. Lạc Thổ quỳ một gối chắp tay, nói:
-Nguyễn Lạc Thổ xin chủ tướng thu nhận làm quân Thiên Đức.
Chương thoáng ngạc nhiên hỏi lại:
-Chủ tướng của anh hãy còn nằm kia, sao anh lại theo bọn ta làm gì?
-Chủ tướng của ta đã mất, ta thân là Đại tướng quân không làm tròn nhiệm vụ đáng ra phải chết nhưng bây giờ ta nghĩ khác.
-Ồ, anh nghĩ gì mà khác?
-Ngài là chủ tướng đứng đầu một quân, đánh bại chúng ta nhưng lại không cố sát, tha cho con đường sống, đối đãi anh em binh sĩ tử tế và tôn trọng chủ tướng của ta. Ta thân võ tướng, trọng nghĩa khí và tấm lòng bao dung cả với người đã khuất của ngài. Mong ngài thu nhận.
-Trước nay bọn ta đều làm vậy chứ không phải hôm nay. Anh không cần phải bận lòng đâu.
-Trương Lôi, Lý Văn Ba, Chu Diện, Triệu Văn Khoát! - Nguyễn Lạc Thổ gọi lần lượt tên từng người. - Các ông ấy từng là quân của Vũ Ninh vương nhưng nay lại được trọng dụng, ta nghĩ mình cũng không thua kém gì các ông ấy.
Đoạn Lạc Thổ nói với Trương Lôi:
-Ta và ông cùng là Đại tướng quân nhưng hai doanh khác nhau, chúng ta bao lần cùng ăn chung bàn, uống chung chum rượu chẳng lẽ ông không nói giúp ta lời nào ư? Ông Lôi?
Bấy giờ Trương Lôi mới nói:
-Thưa chủ tướng, bọn chúng tôi quả thật có chút giao tình. Lạc Thổ đây là người rạch ròi phân rõ trắng đen, ông ta nếu đã xin vào quân thì không có ý khác. Xin chủ tướng hãy yên tâm.
-Ta thì không có gì lo cả vì có các ông, được, nếu Tiểu đoàn phó Trương Lôi đã nói như vậy thì chính là vậy.
Chương tiến đến chỗ Lạc Thổ đang quỳ gối đỡ anh ta dậy và nói:
-Quân Thiên Đức không có lệ quỳ, nay anh vào trong quân thì ngày sau chỉ quỳ gối trước trời đất, tổ tiên và bách tính thôi.
-Đội ơn chủ tướng đã thu nhận.
-Được rồi, đứng lên hãy nói.
Lạc Thổ đứng dậy và khiến Chương bất ngờ khi anh ta quay lại nói với ba quân:
-Anh em nghe đây, ta là Nguyễn Lạc Thổ, từ hôm nay là quân Thiên Đức. Chủ tướng Thiên Đức tha cho chúng ta đường về, cho ăn cho uống, tôn trọng thi thể của Hữu tướng quân. Một người như vậy xứng đáng để Lạc Thổ ta làm bầy tôi, anh em nào không muốn về bờ Bắc thì ở lại với ta.
-Ta muốn ở lại!
Một người đi từ dưới bến sông lên, anh ta có cặp lông mày xếch.
-Chủ tướng xin hãy nhận cả ta nữa.
-Anh tên gì? - Chương hỏi.
-Ta họ Bàn, tên là Phù Sếnh, người tộc Dao. Ta cũng quen biết bọn Chu Diện, Triệu Văn Khoát. Họ có thể đảm bảo là ta không có ý xấu.
Chu Diện đứng ra nói với Chương về Bàn Phù Sếnh nên Chương vui vẻ thu nhận. Sếnh được nhận cũng quay lại nói với ba quân tướng sĩ, và rằng trở về cũng sẽ bị trách phạt theo quân pháp, Hữu tướng quân mất rồi thì ngày sau còn biết theo ai, chi bằng theo Thiên Đức?
Lời của hai Đại tướng quân đã nói ra, lại thêm tận mắt chứng kiến quân Thiên Đức có binh khí lạ kỳ, dũng mãnh thiện chiến. Bọn Trương Lôi cũng từng là quân bờ Bắc nay lại sống chết đi theo Thiên Đức quân ắt hẳn có chỗ tốt, được trọng dụng nên lòng quân sinh dao động.
Đầu tiên, những binh sĩ thuộc quyền Bàn Phù Sếnh và Nguyễn Lạc Thổ đồng ý đi theo chỉ huy của họ, tiếp đến là những người khác. Một số binh sĩ đã lên thuyền rồi cũng nhảy xuống xin theo.
Thuyền Lâm gia chở quân Dương Ngôn sang bờ Bắc nhưng số quân còn ở lại bờ Nam không về còn rất đông. Sau kiểm đếm có đến gần tám trăm. Ngoài hai Đại tướng quân Lạc Thổ và Phù Sếnh còn có thêm Đặng Công Chất và mấy vị Đại tướng.
Thiên Đức quân mất hơn một trăm quân sau trận chiến, tương đương mười phần trăm quân số trước đó. Số bị thương nặng nhẹ gần hai trăm.
Mấy ngày sau đó quân Thiên Đức tất bật đưa quân sĩ tử trận của đối phương ra bến Huyết trả cho đối phương rồi chăm lo những người bị thương, kế đến là bố trí nơi ăn ở cho đội quân mới đến. Như vậy, sau hai lần chạm trán với quân của Sứ tướng Nguyễn Quốc Khánh, Thiên Đức quân tăng từ ba trăm năm mươi lên hai nghìn có lẻ.
Nguyễn Lạc Thổ, Bàn Phù Sếnh và Đặng Công Chất đều được chỉ định là Đại đội trưởng. Theo lệ, ba đại đội cũ tách quân chia sang ba đại đội mới để giúp người mới quen theo nếp ăn ở. Lệ này về sau thành quy định trong quân khi thu nạp binh sĩ mới. Chương còn nhiều cách sắp xếp để đảm bảo quân dưới trướng chiến đấu tốt, giả như có kẻ hai lòng sẽ sớm bị phát hiện và kẻ đó cũng khó thực hiện mưu đồ bất chính.
Tiểu đoàn Thiên Đức vì vậy mà có đến tám đại đội với hơn hai nghìn năm trăm quân, quân doanh trải dài đến chân núi Linh Sơn và cả trại ven bờ sông phía trước nhà bà Cả Ngư. Tiểu đoàn trưởng và phó vẫn giữ nguyên, quân số mỗi đại đội khoảng trên dưới ba trăm, riêng Đại đội Thần Sấm thì ít quân hơn, chỉ hai trăm.
Nghiêm Phúc Lý chỉ huy Đại đội Thiên Đức.
Lý Văn Ba chỉ huy Đại đội Thần Sách.
Chu Diện chỉ huy Đại đội Thánh Dực.
Nguyễn Lạc Thổ chỉ huy Đại đội Thông Điện.
Bàn Phù Sếnh chỉ huy Đại đội Quảng Thành.
Đặng Công Chất chỉ huy Đại đội Vạn Tiệp.
Phạm Bạch Hổ chỉ huy Đại đội pháo binh Thần Sấm.
Lâm Uyển Như chỉ huy Đại đội Thắng Vũ. Người dưới của Uyển Như gần bốn trăm cả nam và nữ nhân không bị chia tách nhưng phải tập luyện chung theo lệnh của cấp trên trực tiếp là Cự Lượng và Trương Lôi. Sáu cô gái được Uyển Như chọn ra giao cho Duệ, trực thuộc quyền của Duệ.
Chương có dự định riêng cho đội Vũ Thắng.
Tất cả Đại đội trưởng vẫn giữ cấp bậc Trung sĩ, riêng Thiên Bình là Trung sĩ nhưng nắm Trung đội Thần Vũ toàn nữ binh. Sau trận đánh, Thiên Bình và đội Thần Vũ khẳng định được vị thế của bản thân bằng năng lực của họ.
Nhằm giữ hoà khí cũng như tạo mối thâm tình với chính thất thương lai, Lâm Uyển Như đã dùng nhiều cách để thu nạp các cô gái trẻ, tuổi từ mười bốn đến mười tám, từ các châu phủ khác đưa về giao cho Thiên Bình.
Các cô gái này phần là cô nhi, phần là tì nữ, gia cảnh khốn khó. Uyển Như đã tận dụng bình phong thương nhân đưa cả gia đình các cô về ở trong làng Lôi và Thiên Bình. Chưa đầy hai tháng sau, Thiên Bình có quân số gần hai trăm và các cô gái này cũng luyện tập như cánh nam nhân.
Lâm Uyển Như là một cô gái thông minh, từ ngày cô xuất hiện, Chương cảm nhận rõ Thiên Đức quân thay đổi mau chóng về chất và Duệ được giảm tải phần nào công việc.
Lâm Uyển Như và Duệ mau chóng trở thành đôi bạn thân. Thiên Bình biết mưu đồ của Uyển Như nhưng thấy cô ta không có ý tranh ngôi chính thất, lại ra sức giúp Duệ và Bình nên dần không coi Uyển Như là tình địch mà xem như chị em. Ba cô gái cùng yêu hết lòng Chương theo cách riêng của mỗi người mà chưa đòi hỏi gì.
Phạm Tu, hai phó tướng cùng bọn Bỉnh Di, Xuân, Quang Diệu đều thừa nhận Thiên Đức quân có sức chiến đấu hơn hẳn Thiên Gia Bảo Hựu song lấy làm mừng vì những mong muốn ấp ủ hơn chục năm ròng nay đã thành hình. Tuy nhiên, nửa tháng sau trận chiến, Chương còn có hành động khiến Phạm Tu cùng Thiên Gia Bảo Hựu quân nghe tin mà tưởng nghe nhầm.
-Chúng ta già thật rồi hai ông ạ. - Phạm Tu cảm thán. - Đời binh nghiệp của ta chưa từng chứng kiến chuyện như vậy. Nói Thiên Bình lúc xưa ngang ngược cũng chỉ là do được cưng chiều còn thằng Chương, cái ngang ngược của nó ta chưa biết phải nói làm sao.
Bà Dung là người vui hơn cả bởi tế tử không những giỏi buôn bán lại còn khiến ba quân nể trọng, địch quân không đánh mà sợ cái uy.
Hai trong số bốn con trai của Phạm Tu đã theo dưới trướng Chương. Yết Kiêu, cậu con trai thứ ba cũng đã ngỏ ý muốn gia nhập nhưng Chương lại bảo Yết Kiêu lo tập luyện thêm về chiến thuật thuỷ binh và hứa sẽ không làm Yết Kiêu thất vọng.
Yết Kiêu không khó chịu vì chưa được trọng dụng vì đã tin Chương hứa thì sẽ làm. Thay vào đó, anh chàng kết hợp với một số gia nhân của Lâm Uyển Như dạy cho quân Thiên Đức bơi lội, cách nhận biết dòng chảy ngầm cũng như đặc tính của thuyền bè mỗi loại.
Con đường thành danh của Yết Kiêu chậm hơn người khác bởi vì Thiên Đức quân đương lo xây dựng lực lượng bộ binh.
Xuyên qua một thế giới tu tiên, nhưng nhận ra bản thân lại chỉ là phế vật ngũ linh căn, Trần Lâm tỏ ra rất bất lực, chỉ là cũng không sao, thiên phú không góp lực, vậy liền gọi cô vợ trẻ tới góp sức. Một ngày nào đó vấn đỉnh chí cao, Trần Lâm vừa hồi ức vừa chia sẻ "Chỉ có người nông cạn mới muốn làm Tiên Vương, người nhìn xa trông rộng sẽ biết, làm Chạn Vương thoải mái hơn nhiều