Lân dắt theo Phi Yến ra tới thành thì có lính gác hỏi:
"Đô đốc đại nhân định đi đâu, sang nay có đoàn thương nhân từ Hội An đế, trại chủ không có mời ngài đến sao"
Lân cười nói:
"Mấy hôm trước ta cùng các huynh đệ bận rộn tổ chức lệ Tế Giao và lễ Nguyên Đán nên chắc trại chủ muốn bọn ta được nghỉ ngơi nên không có gọi đến. Lần này các thương nhân từ Hội An đến có đông không"
Người lính gác bẩm:
"Bẩm đại nhân, lần này đến rất đông có thương nhân người Hoa, thương nhân người Tây và thương nhân người Việt"
Lân ngẫm nghĩ [thương nhân người Tây ở đây chắc là người Bồ Đào Nha, trong giai đoạn này người Bồ đến Hội An rất đông, họ có liên kết buôn bán với các tàu Ma Cao nên rất có thể hai vị thương nhân kia đã lôi kéo được họ đến cùng nhau hợp tác với Tây Sơn. Thông thường các chuyến tàu người Bồ sẽ mang đến các loại hàng hóa như: đồ sành, thủy tinh, kẽm, đồng, chè…để bán, sau đó thu mua các loại tơ lụa, hồ tiêu, đường, kỳ nam, yến sào, gỗ quý…
Thương nhân Bồ không đặt thương điếm ở Hội An như người Hoa để tiết kiệm chi phí duy trì thương điếm mà họ thông qua những người môi giới để đặt hàng trước và tạm ứng cho người môi giới để mua hàng cho mùa sau. Đặt biệt là thương nhân người Bồ rất e sợ thương nhân người Hà Lan sẽ chiếm lĩnh thị trường, vì vậy trong quá trình mua bán họ vẫn thường ganh ghét và tìm cách bày trừ thương nhân người Hà Lan]
Lân hỏi:
"Lần này các thương nhân tới đây có mang theo nhiều quà tặng không"
Người lính hớn hở đáp:
"Dạ bẩm, rất nhiều, họ chở theo cả mấy xe. Có mấy vị còn tặng cho tiểu nhân hai quan tiền"
Lân cười thầm nghĩ [vị tiểu huynh đệ này cũng quá là thật thà, người ta cho tiền vào cổng cũng khai báo ra không hề giấu diếm]
"uhm thôi ta có việc cần đi ra ngoài, ngươi cứ tiếp tục công việc của mình đi"
"Vâng thưa đại nhân"
Đi được một đoạn thì Lân quay sang nói với Phi Yến:
"Khi trở về ta sẽ sang chỗ trại chủ lấy cho muội ít bánh đậu xanh ở Hội An"
"Sao huynh lại biết là có bánh đậu xanh" Phi Yến thắc mắc
Lân mỉm cười: "Ta có hỏi qua vị tiểu huynh đệ kia, trong nhóm người đến có thương nhân người Việt, ắt hẳn là thương nhân ở Hội An, mà Hội An lại nổi tiếng nhất là món bánh đậu xanh nên ta nghĩ họ sẽ mang đến để làm quà"
Phi Yến cũng mỉm cười: "Không ngờ đại ca lại tinh ý đến vậy"
Tới nhà của Thanh Tâm thì thấy Tú đang hớn hở phụ giúp Thanh Tâm trang trí đèn lồng ở trước nhà. Căn nhà tuy nhỏ nhưng rất khang trang, nền được lát bằng đá, khoảng sân cũng được đổ bê tông rất sạch sẽ. Vừa tới cửa thì Thanh Tâm chạy ào ra nắm lấy tay Phi Yến
"Phi Yến tỷ tỷ, đã lâu tỷ không ghé qua chỗ muội, làm muội nhớ tỷ quá"
"Ta có mang ít bánh với mứt trái cây cho muội đây" Phi Yến đưa gói quà đã chuẩn bị cho Thanh Tâm
"Lần nào đến tỷ cũng mang quà cho muội, muội cũng có quà tặng cho tỷ đây"
Lân trợn tròn mắt kinh ngạc [ủa ủa sao hai nàng lại thân thiết đến vậy, từ khi nào mà trở thành tỷ tỷ muội muội rồi]
Như nhìn ra được suy nghĩ của Lân, Phi Yến nhẹ giọng giải thích
"Lần trước khi huynh cho người xây cất nhà, muội có biết qua chuyện này nên mới tìm đến xem thử, sau đó thì kết giao với Thanh Tâm muội tử đây, lâu ngày tới lui nên cũng trở nên thân thiết"
Lân gật gù:
"À, ra là vậy"
Chuyện này cũng dễ hiểu, Phi Yến quản lý sổ sách, điều phối các loại vật tư nên việc xây cất nhà cho Thanh Tâm cũng nằm trong sự quản lý của nàng. Vả lại, con gái có một loại tính cách rất kỳ lạ, hễ nghe tới việc có mỹ nữ là sẽ sinh ra tò mò muốn đi xem thế nào.
Gia gia Thanh Tâm nghe có khách ghé thăm thì lật đật chạy ra
"A, là ân công ghé thăm đó à, ngài giúp cho gia đình lão hủ đã quá nhiều, lão đây không biết lấy gì để báo đáp. Sẵn đây lão có câu được ít cá to, để sẵn đó mà chờ ngài đến"
Lân mỉm cười nói:
"Lão bá khách khí quá rồi"
Tú sau khi trang trí xong thì cũng chạy vào nói:
"Việc ấy gia gia cứ giao cho con, Lân đại ca rất thích ăn cá nướng"
Nói rồi Tú chạy ào đi ra sau, bắt cá làm thịt. Lân cũng lắc đầu với tên tiểu tử này, có tình yêu vào là con người trở nên tràn trề sinh lực.
Lân cùng gia gia Thanh Tâm uống trà nói chuyện phím, còn Thanh Tâm và Phi Yến thì ra sau nấu cơm. Một lúc sau thì cơm được dọn lên, mọi người cùng nhau dùng cơm, trò chuyện rất vui vẻ. Sau bữa cơm, bốn người Lân, Tú, Phi Yến, Thanh Tâm cùng nhau đi dạo phố
Đi qua những cánh đồng, Lân thấy lúa cũng đã lên cao bắt đầu trổ bông. Thanh Tâm là người vùng này nên rất am hiểu về mùa vụ gieo trồng, nhìn thấy Lân đang mãi mê nhìn những cánh đồng lúa thì nàng lên tiếng diễn giải
"Thổ nghi mùa màng ở đây có năm bậc: ruộng hạ thì mùa đông cấy, mùa hạ gặt, ruộng thu thì mùa đông cấy, mùa thu đông gặt. Ruộng hạ ruộng thu đã gặt về mùa hạ, lại gặt về mùa thu, ruộng cao thì một phần gặt vào tháng 3, tháng 4, tháng 5, một phần gặt về tháng 10, tháng 11. Phần nhiều theo thời tiết mà cày cấy"
Lân hỏi thêm: "Ta vẫn thường nghe nói nông dân ở các vùng vẫn thường có cách của riêng mình để dự đoán được mùa vụ, chuyện này có thật không"
Thanh Tâm mỉm cười nhẹ giọng nói: "Cái này quả thực là có, ví như nơi này, nhà nông thường căn cứ vào thời vật mà nghiệm được mùa hay mất mùa, phàm ruộng sau khi cấy cách một đêm mà thấy nước ruộng trong thì được mùa, nếu thấy nước ruộng hơi đục thì năm ấy mất mùa. Rê thóc phơi thóc sau khi đổ hết thóc, nếu thất dính thúng thì vụ sau tất được, nếu thấy không dính thúng thì vụ sau tất mất.
Còn nhiều cá gáy, cá diếc thì năm ấy mưa thuận gió hòa, nếu nhiều cá nhớt thì mùa xuân sẽ hạn, nhiều cá rô thì rét. Ong làm tổ cao thì nhiều lụt, làm tổ thất thì nhiều gió to, xương đùi ếch nếu phần trên đen thì mưa vào thượng tuần trong tháng, phần giữa đen thì mưa vào trung tuần, phần dưới đen thì mưa vào hạ tuần, toàn đen thì mưa nhiều, toàn trắng thì không mưa.
Mạng nhện chăng trên cỏ có sương đọng, nếu thấy mạng tròn trĩnh lõm sâu thì năm ấy được mùa, còn nếu không tròn mà ít lõm thì năm ấy mất mùa. Măng tre mọc chìa ra ngoài, thì năm ấy không có gió to, mọc liền trong bụi thì năm ấy nhiều gió"
Thanh Tâm tỉ mĩ nói qua một lượt làm cả ba người ồ lên.
"Không ngờ muội lại am hiểu nghề nông nhiều đến vậy" Tú lên tiếng khen ngợi
Thanh Tâm chỉ mỉm cười nói:
"Ngày trước gia gia cũng có làm nhiều, muôi từ bé đã theo gia gia cấy lúa, gặt lúa nên mọi việc đều có nghe qua. Bây giờ gia gia tuổi cũng đã cao, nên muội cùng gia gia cũng chỉ gieo trồng được một mảnh ruộng nhỏ ở phía sau. Thuế khóa triều đình nhiều khoản phụ thu nên cũng không đủ ăn. Từ lúc nghĩa quân các huynh đánh đuổi bọn quan triều đình, bỏ hết các loại phụ thu vô lý, giảm thuế, người nông dân ở đây cũng bớt khổ, ai ai cũng đều rất vui mừng"
Lân nhìn ra phía xa thấy có một ngôi đền ở bãi đất trống, thỉnh thoảng lại có người ra vào. Lân chỉ tay về hướng đó mà hỏi:
"Còn cái đền kia là thờ ai"
Thanh Tâm đáp:
"Đó là đền Tư Nông, thờ Thần Nông, vị tổ sư của nghề trồng lúa nước phù hộ cho dân làng được mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu"
Đi qua thêm một đoạn đường nữa thì gần tới chợ Thanh Khê, bên đường có một quán nước. Tú lên tiếng nói:
"Đại ca, hay là chúng ta đến quán kia uống nước rồi hẵng đi tiếp"
Lân gật đầu: "Uhm như vậy cũng được"
Mọi người cùng nhau tiến đến quán nước kia, Lân để ý thấy, tuy rằng quán rất đơn sơ nhưng khách rất đông. Bước vào quán, Tú lên tiếng gọi:
"Ông chủ, cho chúng tôi một bình trà"
Từ trong có một ông lão tuổi độ chừng hơn 70 bước ra niềm nở
"Khách quan có cần gì thêm không, quán của lão có cả bánh ngọt và bánh nướng"
Tú đáp: "Vậy thì ông chủ cho cho thêm một đĩa bánh ngọt"
Ông lão vẫn giữ nguyên vẻ tươi cười trên mặt mà nói:
"Sẽ có ngay cho các vị"
Sau khi trà, bánh được bưng lên thì có người trong nhóm khách uống trà lên tiếng nói:
"Này chủ quán, hôm nay ông có kể truyện tiếp không, bọn người chúng tôi đang chờ nghe đây"
Ông lão sau khi giao việc lại cho đứa cháu trai thì bắt đầu ngồi vào bàn mà nói:
"Vậy thì hôm nay lão hủ sẽ kể cho các vị ở đây nghe về người tài giỏi ở huyện ta"
Mọi người nhao nhao lên:
"Hay lắm, hay lắm, ông chủ nhanh kể đi"
Ông lão rót cho mình một chung trà, uống một hơi cạn sạch. Sau đó ông lão bắt đầu kể
Truyện bạn đọc đã hết rồi, nhưng đừng bỏ qua bộ truyện về bóng đá Việt Nam hot nhất hiện nay, với những cung bậc cảm xúc khác nhau, những sự kiện lịch sử, những con người huyền thoại, và hơn hết, là tình yêu bóng đá mãnh liệt được hun đúc thông qua những bước tiến của nhân vật chính. Xin mời các bạn cùng đến với