Trở lại thành Mỹ Thị, sau khi ổn định nơi ở cho quân của Lý Tài và Tập Đình thì Nhạc tiến hành làm lễ Tế Giao. Lễ nghi này thường được vua nhà Nguyễn thực hiện trước lễ Nguyên Đán. Sở dĩ lập ra lễ Tế Giao là do vua tự nhận mình là con trời, nhờ trời ban ân mới trị nước được. Trước đó khi công đánh Câu Để, Nhạc đã lấy danh người nhà trời mượn gió phá thành, nay khi thắng trận cũng phải lập đàn bái tế để tạ ơn trời đất. Nghi lễ Tế Giao thực hiện trước lễ Nguyên Đán nên cũng có thể nói là vừa khớp thời gian.
Trong lễ tế giao này không chỉ Nhạc tế bái mà các tướng lĩnh cũng phải tham gia. Huy Đống được giao trọng trách tổ chức buổi lễ phải thật long trọng và trang nghiêm.
Về đạo ngự, khởi hành từ Đại nội lên đến đàn Nam giao. Hai bên đàng, những nơi đạo ngự đi qua, đều đặt hương án, hương trầm nghi ngút. Đạo ngự gồm có đạo tiền, đạo trung, đạo hậu, Nhạc và các tướng lĩnh, quân lính, voi ngựa, cờ xí rực rỡ. Trong khi tế, ngoài các thức hào soạn, Huy Đống còn dùng củi quế thể thiêu sống một con trâu, đốt hàng lụa và cỗ bàn.
Đàn Nam giao gồm 4 tầng, tầng thứ tư không liên quan gì đến việc cúng tế còn 3 tầng kia thì một tầng thờ thần mặt trời, thần mặt trăng, các tinh tú, tầng kế là nơi Nhạc trại chủ ngồi nghỉ ngơi, tầng kế tiếp là nơi đốt trâu và hàng lụa, các bài soạn, các loại bánh trái thổ sản…
Trước khi tiến hành buổi lễ tế long trọng, Huy Đống tổ chức một buổi tập dợt cho thành thục, lễ chính tổ chức vào đầu canh tư (1h sáng) hôm sau. Tiếng nhạc, tiếng xướng, tiếng thày (hát những bài hát để tế thần) nổi lên, dưới bầu trời yên lặng giữa muôn nghìn đền đuốc rực rỡ.
Buổi lễ Tế Giao kết thúc tốt đẹp, không có xảy ra sơ xuất gì. Nhạc rất vừa ý, trọng thưởng cho Huy Đống cùng các binh sĩ tổ chức buổi lễ, mỗi người được 3 quan tiền, Huy Đống thì được ban tặng 10 quan tiền cùng một con ngựa quý.
Sau lễ Tế Giao là lễ Nguyên Đán, Nhạc cho các tướng lĩnh nghỉ ngơi ăn tết 5 ngày, rượu có thể uống nhưng mỗi người chỉ được uống một ít, công tác canh phòng vẫn phải thực hiện nghiêm chỉnh.
Nhạc cho bắn đại bác và đốt ít pháo ở các trại của tướng lĩnh làm tục lễ xua đuổi tà ma như trong dân gian.
Lúc này ở doanh trại của Lân
"Đại ca, muội có mang bánh cho huynh nè, cái này là do muội tự nấu đó, không phải bánh do hỏa đầu quân làm đâu'
Phi Yến bước vào, trên tay bưng một cái bánh
"Là bánh chưng à, nhìn đẹp như vậy chắc là ngon lắm đây"
Nhìn thấy bánh chưng Lân lại nhớ tới bánh tét, ở thời hiện đại, bên ngoại của Lân chuyên gói bánh tét để bán, trong lòng Lân nghĩ [hay là bây giờ mình hướng dẫn cho cô nàng cùng các huynh đệ trong hỏa đầu quân nấu bánh tét, vừa nhỏ gọn lại vừa có thể để được lâu dài, rất thích hợp để làm lương thực mang theo khi hành quân đánh trận]
Đang tính mở lời thì Lân khựng lại [không được, việc này có vẻ ổn lắm. Theo như lời của ông cậu mình kể thì bánh tét xuất hiện vào mùa xuân 1789, khi vua Quang Trung tiến quân ra Bắc. Trong số quân lính có một người lính được vợ gửi cho món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, hình dạng như bánh tét thời hiện đại. Anh lính mang bánh mời vua Quang Trung.
Vua ăn thấy ngon bèn hỏi thăm về loại bánh này. Anh lính kể bánh do người vợ ở quê nhà làm gửi cho. Mỗi lần ăn bánh, anh càng thương, càng nhớ vợ nhiều hơn. Anh mắc chứng đau bụng nhưng khi ăn bánh này thì lại không thấy đau nữa. Nghe câu chuyện cảm động của anh lính, vua bèn ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tết. Lâu ngày tên bánh biến thành bánh Tét. Nếu như bây giờ mình truyền bá rộng rãi ra thì sẽ không còn cái giai thoại kia nữa]
Nghĩ vậy nên Lân thôi việc hướng dẫn cho Phi Yến làm bánh tét. Khi cô nàng đang mở bánh ra, lấy dây cắt bánh thì có Điểm, Hòa, Nhất, Huy Đống tới
"Chúng ta tới không đúng lúc rồi, cản trở đại sự của đại ca" Điểm lên tiếng nói
Lân mỉm cười nói:
"Đã tới thì ngồi xuống cùng ta thưởng thức món bánh chưng do Phi Yến nấu đi"
Bốn người nhìn nhau cười rồi cùng nhau ngồi xuống, Phi Yến dự định mang thêm đĩa để chia cho mọi người thì Huy Đống cản lại
"Phi Yến tỷ tỷ không cần phải nhọc công thêm đâu, bọn đệ sống trên chiến trường cũng quen với việc ăn uống nhanh gọn. Bọn đệ lấy lá cầm là được rồi"
Lân đưa tay ra cầm lấy bánh ăn trước, những người còn lại cũng lần lượt lấy ăn.
"Uhm, bánh thật ngon, đã lâu rồi ta mới được ăn món ngon như thế này"
Bốn người còn lại cũng gật gù:
"Quả thật Phi Yến tỷ tỷ nấu rất ngon, vừa ngọt dịu lại vừa béo"
"Các ngươi có biết trong bánh có thứ gì mà ngon đến vậy không" Huy Đống lên tiếng
Nhất đáp ngay:
"Thì là cách nêm nếp gia vị vừa phải, thịt mỡ cùng với gạo nếp"
"Sai, sai, sai hết cả rồi, bánh ngon vì trong bánh có thêm vào tình cảm của Phi Yến tỷ"
Huy Đống mỉm cười nói, ánh mắt không quên nhìn về hướng Lân
Mọi người ồ lên một tiếng:
"Thì ra là vậy, Huy Đống huynh quả là người tinh ý, nhìn xa trông rộng"
Nói xong ai nấy đều cười, làm cho Phi Yến ngượng đỏ cả mặt.
Để giải vây cho Phi Yến, Lân vội nói:
"Bên phía hỏa đầu quân dường như cũng có gói bánh, à quên nữa, mọi người bên đó có làm lễ cúng tiễn ông Táo chưa"
Hòa lên tiếng đáp lại:
"Đệ có nghe mọi người nói lại thì bên đó đã chuẩn bị xong hết rồi, chỉ đợi chiều nay là làm lễ cúng tiễn Táo quân về trời"
Lân gật gù:"Tuy rằng chúng ta đón tết nơi xa, nhưng một số lễ tiết truyền thống không nên bỏ qua. Để ta kể cho các đệ một mẫu chuyện liên quan tới lễ cúng tiễn Táo quân"
"Trong dân gian mỗi khi tới lễ cúng tiễn ông Táo thì người ta thường dán lên câu: Đông trù tư mạng Táo phủ thần quân. Kèm thêm hai bên tả hữu đôi câu đối:
Công bình hữu đức năng tư hỏa
Chánh trực vô tư khả đạt thiên
Câu trên có nghĩa: Công đức của Táo quân đã cung cấp than lửa, đem đến cho mọi nhà ấp áp, no đủ. Táo quân phân phát công bình, không nhà nào hơn, nhà nào kém. Đối với nhà nghèo cũng như đối với nhà giàu, đồng nhất thể.
Câu đối dưới nghĩa là: Táo quân chánh trực công minh, ghi chép lại những hành động của nhân gian, báo cáo lên Thiên đình, vẫn giữ vô tư, không thiên vị nhà nào. Táo quân không vì cúng kiếng nhiều lễ vật mà nói tốt, cũng không vì nhà ít lễ vật mà nói xấu
Tuy rằng nhà nhà đều tán tụng đức công bình, lòng chánh trực của vị thần này. Nhưng mà, không phải ai ai cũng cũng đều bằng lòng với Táo quân.
Ở làng nọ, có một chàng thư sinh nghèo, quanh năm thiếu thốn. Đến ngày lễ tiễn Táo quân triều thiên, không có tiền mua sắm lễ vật. Muốn chứng tỏ cho Táo quân thấy rõ cảnh nghèo túng của chàng, nhân thể trả thù Táo quân. Chàng ta múc một gáo nước lã và vào bếp lấy ra một que củi khói, gác ngang lên bàn thờ Táo quân. Gáo nước lã thay cho chén trà, chén rượu, que củi khói thay cho nén hương. Lễ mễ thật là dưới mức đạm bạc nữa. Xong, chàng thư sinh viết một bài thơ tứ tuyệt, khấn rồi đốt đi:
Nhất chước thủy nhất chi yến
Táo quân thưởng tấu cửu trùng thiên
Ngọc hoàng nhược vấn nhân giai sự
Vạn sự nhân gian chỉ vị tiền
Nghĩa là: Một gáo nước lã và một que củi khói. Đó là lễ tiễn ngài vua Bếp lên chầu Trời. Nếu Ngọc hoàng có hỏi chuyện nhân gian ra sao, thì xin ngài Táo quân đừng giấu diếm mà tâu thẳng rằng: Muôn việc thế gian này đều lấy đồng tiền mà giải quyết cả. Ý rằng người đời chỉ biết có tiền mà thôi, không có ân tình, không có nhân nghĩa gì hết".
Phi Yến cười nói: "Chắc là chàng thư sinh này sinh vào lúc quyên thần Trương Phúc Loan đang lộng hành, mọi việc chỉ cần tiền là có thể giải quyết, ngay cả việc mua quan bán tước cũng có thể làm. Chàng ta không có tiền để đút lót nên mới phẫn uất mà nhờ Táo quân cáo trạng với Ngọc hoàng"
Mọi người cả cười:
"Lời của Phi Yến tỷ nói quả thật rất hợp tình, hợp lý. Dưới thời Quốc phó lộng quyền chỉ trọng tiền tài chứ không trọng hiền tài, khiến bao kẻ sĩ phải ôm hận chỉ biết khóc than với trời" Hòa lên tiếng nói
"À mà sao hôm nay không thấy tên tiểu tử Đình Tú" Huy Đống lên tiếng
Lân cười nói:
"Ta nghĩ bây giờ đệ ấy đang đón tết với ông cháu của Thanh Tâm bên ngoài thành"
Đợi Lân nói xong thì Huy Đống nhẹ mỉm cười, quay sang nhìn ba người kia. Cả bọn hiểu ý, Nhất phản ứng rất nhanh, vội nói:
"Trại chủ cho phép các binh sĩ được vui chơi nên nhiều đội trưởng cũng đã bắt đầu lập ra các trò đuổi lợn, đấu vật, tỷ võ… rất náo nhiệt, chúng ta qua bên đó tham gia cho vui"
Ba người kia gật đồng đồng ý, bốn người chắp tay cáo từ Lân
Đợi mọi người đều đã rời đi thì Lân lên tiếng nói với Phi Yến
"Hay là chúng ta cũng đi dạo một vòng quanh vùng này xem người dân ăn tết ra sao"
Phi Yến vui mừng đáp ứng ngay:
"Hay quá, muội cũng có ý này, muội muốn xem người ta chơi bài chòi, sẵn tiện mua một ít đồ dùng"
Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.
Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.
Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.
Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.
Tất cả chỉ có tại