Quân tiên phong do Đào Văn Hổ chỉ huy, đi đầu là bộ binh mang theo khiên lớn làm bằng ván ghép lại, bên ngoài có quấn cỏ ướt, phía sau lùa theo 72 con trâu, bò, tiếp đến là đàn voi chiến 45 con. Quân cánh tả do Lân chỉ huy, quân cánh hữu do đô đốc Lê Văn Hiếu chỉ huy kỵ binh, trung quân do trại chủ Nguyễn Nhạc chỉ huy với đội quân trang bị súng hỏa mai, hỏa mù chia làm 3 lớp luân phiên nhau bắn và thay đạn.
Đoàn quân ầm ầm thẳng tiến tới doanh trại của Chưởng cơ Tôn Thất Chí. Lần trước bị tập kích bại lui nên Chí đã cho quân canh phòng rất cẩn trọng, binh lính luôn sẵn sàng chiến đấu. Thám báo phi ngựa về báo:
''Bẩm đại nhân, quân giặc Tây Sơn mang đại binh tiến đánh, còn cách chúng độ 10 dặm đường''
Chưởng cơ hậm hực:
''Hôm trước ta đã nghi ngờ chúng không phải là bọn sơn tặc, nay quả nhiên đúng như vậy. Tất cả nghe lệnh, nổi trống lên tập hợp đội hình nghênh chiến bọn giặc''
Tiếng trống tập hợp binh lính vang lên, hàng ngũ tập hợp chỉnh tề sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, không ít binh lính trong lòng sợ hãi quân Tây Sơn, trận thua trước đó tác động đến tâm lý của binh sĩ quả thực không nhỏ, viên phó tướng thoát chết hôm ấy đến nay vẫn còn chưa hoàn hồn.
Quân Tây Sơn ầm ầm kéo đến, tiếng trống trận kèm theo tiếng la hét vang dội làm đoàn voi chiến của quân triều đình hoảng sợ muốn làm loạn. Chiến thuật này được Nhạc sử dụng trong trận Bích Khê rất thành công, khi tiến quân Nhạc cho quân la hét, dùng loa mà khuếch trương thanh thế làm cho đàn voi chiến của Tôn Thất Hương hoảng sợ, giẫm đạp lên quân lính mà chạy làm chết hơn 600 người.
Lần này Nhạc cũng theo đó mà áp dụng chiêu này, có thể tăng thêm sĩ khí cho ba quân, làm địch và voi chiến phải hoảng sợ.
Khi hai bên cách nhau hơn 100 trượng thì đạn pháo, cung tên bắn ra ào ào. Đào Văn Hổ xuất lãnh quân tiên phong dũng cảm lao lên, quân mang thuẫn dạt ra hai bên chừa một lối đi cho đàn trâu bò lao ra.
Quân phía sau đốc thúc cho đàn trâu bò chạy gấp lao vào quân triều đình. Thuốc nổ trên lưng những con trâu bò phát nổ
''Ầm mmmm, ầm mmmm''
''Ầm mmmm''
Khói lửa bốc lên ngùn ngụt, quân hỏa binh và voi chiến của triều đình bị nổ cho tan tác, hàng ngũ rối loạn, tiếng kinh la, gào khóc vang trời, mùi thuốc nổ, thịt cháy khét lẹt khói đen bốc lên xám xịt cả một vùng trời. Nhiều con voi đã không nghe theo sự chỉ huy mà giẫm đạp quân lính bỏ chạy.
''Aaaaaaaaaaa''
''Aaaaaaa, cứu ta''
Chiến thuật trâu lửa này lúc đầu Lân dự định sẽ tự mình xuất lãnh, nhưng Đào Văn Hổ muốn làm tiên phong nên Lân đành phải nhường lại cho Hổ. Về cách thức, Lân đã cho người bố trí sẵn, dùng con trâu già, bò già, buộc dao sắc vào sừng, hai bên mình cặp tre sát vào chân cho không thể quay đầu được, trên lưng đội một bình pháo lớn chứa một đấu thuốc, thuốc để quanh co trong pháo.
Pháo chứa những thuốc liệt hoả thần sa, thần hỏa. Khi xông vào trận giặc thì lửa phát pháo nổ, thế như sấm động, ầm một tiếng không kịp bịt tai.
Nhân lúc hàng ngũ quân triều đình rối loạn, đàn voi chiến của Nhạc ầm ầm tiến lên, hai cánh quân tả hữu của Lân và Hiếu cũng đánh tạc vào. Thế công vô cùng mãnh liệt, Lân trực tiếp giao chiến với viên phó tướng kia, chỉ qua ba chiêu Lân đã cắm sâu mũi giáo của mình vào yết hầu của hắn. Lân vận kình lực nhấc bỗng cái xác của viên phó tướng giơ lên cao, miệng hét lớn:
''Theo ta giết sạch lũ quan quân này yyyyyy''
Lân vận mười thành nội công gầm lên một tiếng chấn động cả núi rừng:
''Giết cho taaaaaaaaaa''
Binh lính theo sau Lân hò hét vang dậy, sĩ khí tăng cao, ai ai cũng dâng trào máu nóng ra sức chém giết. Tú cũng theo sát Lân, thanh ngân côn trong tay múa lên nhìn hoa cả mắt, đi tới đâu quân lính triều đình ngã rạp xuống tới đó.
Chưởng cơ Tôn Thất Chí thấy quân mình đã tan tác vỡ trận thì cho nổi trống rút quân tháo chạy về Câu Để. Quân cánh hữu của đô đốc Lê Văn Hiếu chỉ huy mang theo kỵ binh truy đuổi gắt gao. Đuổi tới gần Câu Để, còn cách hơn mười dặm thì Nhạc đánh trống thu quân về. Trận này thu thêm được 30 con voi chiến và hơn mười tấn lương thực (1 tấn = 604,5 kg ngày nay) cùng với một số đạn dược khí giới. Nhạc cho quân lui về cách Câu Để 20 dặm sau đó cho quân hạ trại nghỉ ngơi.
Còn về phía Lý Tài và Tập Đình ở mặt nam thì vấp phải sự ngăn cản của quân do Nguyễn Cửu Dật chỉ huy. Khi quân của Tài, Đình men theo đường biển gần tới cửa biển thì quân thám báo về tâu với Dật
''Bẩm quận công, bọn giặc Tây Sơn theo đường biển tiến đến, còn cách chúng ta hơn tám mươi dặm đường''
Dật gật đầu phất tay:
''Được rồi, ngươi cứ lui ra đi''
Trong lòng Dật thầm nghĩ [nếu như bọn chúng men theo đường biển thì khả năng sẽ đi vào cửa biển Hợp Hòa, lần này ta sẽ cho các ngươi cụp đuôi chạy như con chó]
Dật đứng lên nói lớn:
''Mau truyền các tướng lĩnh tới đây nghị sự''
Lính thân vệ tuân lệnh đi ngay. Một lúc sau thì tất cả các tướng lĩnh cùng với quân sư bên cạnh Dật đều có mặt đầy đủ. Đợi cho mọi người đã yên vị Dật mới lên tiếng:
''Nay bọn giặc cỏ Tây Sơn lại dám đến tấn công quân ta, lần này chúng chia làm 2 đạo quân, một đạo bộ binh đánh ở phía mặt bắc, một đạo quân thủy binh đánh ở mặt nam. Theo như thám tử hồi báo, chúng chỉ còn cách chúng ta hơn 80 dặm. Nay ta tụ hợp các ngươi ở đây không phải để cùng nhau nghị sự mà để phân công nhiệm vụ. Chúng ta chỉ còn một ngày để chuẩn bị bày binh bố trận nghênh địch.
Quân sư sẽ xuất lãnh một đội thủy binh cho đóng cọc cách cửa biển Hợp Hòa 5 dặm. Các tướng lĩnh còn lại tập hợp binh lực theo ta bố trận hai bên bờ sông''
Quân sư sai ba quân chuẩn bị cột gỗ độ 250 cái, đem đến cửa sông cắm xuống nước, xa gần so le, dài ngắn không đều, hình như răng chó cài nhau, để ngầm dưới mặt nước không cho lộ thấy. Việc xong thì cũng mất hơn nửa ngày. Hai cánh quân tả hữu bờ sông cũng ẩn nấp phục kích, sẵn sàng chờ thuyền giặc cỏ Tây Sơn tới.
Sáng hôm sau vào giữa giờ Thìn, đoàn thuyền của Lý Tài và Tập Đình chầm chập tiến đến cửa biển Hợp Hòa, lúc này nước sông đang lớn sắp đạt đỉnh, đoàn thuyền vừa tiến vào một đoạn thì Dật cử ra một toán quân lên thuyền nghênh chiến, đại bác bắn nhau ầm ầm, các thuyền nhỏ của Tập Đình nhanh chóng áp sát bao vây lấy thuyền của quân triều đình, nhóm tiên phong nghênh chiến chết hết 7 phần, Dật lại cử ra một đội hơn nghìn quân nghênh chiến, nhưng vẫn không thể nào cản nổi bước tiến của quân Tây Sơn. Tập Đình giết đến đỏ mắt, toàn thân nhuốm máu, nhìn dữ tợn như một đồ tể hung thần ác sát.
Quân sư đứng bên cạnh lo lắng nói:
''Quận công, hay là chúng ta cho toàn quân xuất chiến, nếu như thế này thì e là quân ta tổn hao lớn''
Dật nhìn nước sông, siết chặt tay nghiến răng mà nói:
''Vẫn chưa được, phải cố giữ, cho quân lui dần qua đám cọc, không được cho chúng tiến xa hơn nữa''
Dật nhìn thấy binh sĩ từng người đổ xuống thì càng siết chặt nắm đấm, cả người run lên. Khi quân triều đình vừa đánh vừa lui lọt qua bãi cọc thì một tướng chỉ huy vội quỳ xuống xin được ra trận
''Bẩm quận công, nếu theo như đà này thì bọn chúng sẽ vượt qua được bãi cọc mất thôi, mạt tướng tình nguyện mang 300 quân cảm tử ra nghênh chiến, thề chết không lui''
Dật vỗ vai vị tướng kia lớn tiếng nói:
''Không hổ danh là tướng của ta, được, được lắm, gia quyến của bọn ngươi, Nguyễn Cửu Dật xin thề sẽ không để một ai phải chịu khổ. Người đâu, mang rượu tới đây, ta muốn cạn một chén lớn với tướng quân cùng 300 dũng sĩ''
''Cạn''
''Cạn''
…
Sĩ khí của 300 quân tăng lên mạnh mẽ, không ai còn sợ chết nữa, ánh mắt đằng đằng sát khí lên thuyền xông ra nghênh chiến với quân Tây Sơn. Hai trăm quân trang bị súng hỏa mai, sau lưng giắt búa lớn, một trăm quân đẩy các chum đan chở củi có tẩm dầu hỏa, kèm theo thuốc nổ.
Súng đạn đùng đùng bắn ra, đoàn thuyền quân cảm tử sau khi áp sát được thuyền của quân Tây Sơn thì quân lính xông vào thuyền, rút búa từ sau lưng ra sức mà bổ, liều chết không sợ hãi.
Đội quân đẩy theo chum có chứa dầu hỏa thuốc nổ thì châm lửa đẩy vào thuyền địch, có kẻ bị bắn trúng mấy phát đạn vẫn cố sức mà đẩy chum tới thuyền cho phát nổ bốc cháy rồi mới chịu buông tay.
Tiếng nổ rền vang, khói lửa bốc cháy ngùn ngụt, một số chiến thuyền bị bốc cháy dữ dội. Quân của Lý Tài và Tập Đình bị nhóm người này chặn đánh quyết liệt không sao tiến thêm được, đoàn thuyền dẫn đầu bị đắm quá nữa, có thuyền bị cháy tan tành.
Lúc này nước sông bắt đầu rút mạnh, Dật đứng trên cao mắt sáng bừng, gầm lên một tiếng vang đội:
''Nổi trống lên nnnn''
''Toàn quân tấn công ggggggggg''
''Giết''
''Giết tttttt''
Hai cánh quân mai phục hai bên bờ nhất tề xông trận, đại bác nã vào đoàn thuyền ầm ầm, các thuyền nhỏ từ hai bên bờ lao ra đánh, cung tên, đạn súng bay như mưa.
Các đầu cọc nhọn bắt đầu nhô ra khỏi mặt nước, thuyền của Tập Đình dẫn đầu bị va vào cọc thủng vô số, quân lính từ trên thuyền rơi xuống đều bị giết sạch, máu nhuộm đỏ cả một dòng sông.
Tình thế nguy cấp, Tập Đình phải lệnh cho quân bỏ thuyền mà chạy lên bờ, Lý Tài cũng theo sau mở đường máu chạy. Toàn quân tan tác, Dật thúc quân truy đuổi đánh hơn 30 dặm, tới chỗ đường núi hẹp mới cho quân dừng lại. Ba quân reo hò vang dội cả đất trời.
Sau khi thu quân trở về thì Dật nhận được tin báo từ quân hỏa tốc:
''Bẩm quận công, phía mặt bắc của Câu Để, quân của Chưởng cơ Tôn Thất Chí đại bại. Quân Tây Sơn do tên giặc Nguyễn Nhạc đang uy hiếp Câu Để, Hoàng thượng triệu người gấp quay về ứng cứu''
Dật vỗ bàn đứng phắt dậy quát:
''Khốn kiếp, một lũ ăn hạiiiiii. Ngươi quay về báo với hoàng thượng ta vừa đánh bại cánh thủy quân Tây Sơn, bây giờ sẽ nhanh chóng tập hợp binh lính lên đường ứng cứu ngay''
Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.
Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.
Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.
Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.
Tất cả chỉ có tại
Đoàn quân ầm ầm thẳng tiến tới doanh trại của Chưởng cơ Tôn Thất Chí. Lần trước bị tập kích bại lui nên Chí đã cho quân canh phòng rất cẩn trọng, binh lính luôn sẵn sàng chiến đấu. Thám báo phi ngựa về báo:
''Bẩm đại nhân, quân giặc Tây Sơn mang đại binh tiến đánh, còn cách chúng độ 10 dặm đường''
Chưởng cơ hậm hực:
''Hôm trước ta đã nghi ngờ chúng không phải là bọn sơn tặc, nay quả nhiên đúng như vậy. Tất cả nghe lệnh, nổi trống lên tập hợp đội hình nghênh chiến bọn giặc''
Tiếng trống tập hợp binh lính vang lên, hàng ngũ tập hợp chỉnh tề sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, không ít binh lính trong lòng sợ hãi quân Tây Sơn, trận thua trước đó tác động đến tâm lý của binh sĩ quả thực không nhỏ, viên phó tướng thoát chết hôm ấy đến nay vẫn còn chưa hoàn hồn.
Quân Tây Sơn ầm ầm kéo đến, tiếng trống trận kèm theo tiếng la hét vang dội làm đoàn voi chiến của quân triều đình hoảng sợ muốn làm loạn. Chiến thuật này được Nhạc sử dụng trong trận Bích Khê rất thành công, khi tiến quân Nhạc cho quân la hét, dùng loa mà khuếch trương thanh thế làm cho đàn voi chiến của Tôn Thất Hương hoảng sợ, giẫm đạp lên quân lính mà chạy làm chết hơn 600 người.
Lần này Nhạc cũng theo đó mà áp dụng chiêu này, có thể tăng thêm sĩ khí cho ba quân, làm địch và voi chiến phải hoảng sợ.
Khi hai bên cách nhau hơn 100 trượng thì đạn pháo, cung tên bắn ra ào ào. Đào Văn Hổ xuất lãnh quân tiên phong dũng cảm lao lên, quân mang thuẫn dạt ra hai bên chừa một lối đi cho đàn trâu bò lao ra.
Quân phía sau đốc thúc cho đàn trâu bò chạy gấp lao vào quân triều đình. Thuốc nổ trên lưng những con trâu bò phát nổ
''Ầm mmmm, ầm mmmm''
''Ầm mmmm''
Khói lửa bốc lên ngùn ngụt, quân hỏa binh và voi chiến của triều đình bị nổ cho tan tác, hàng ngũ rối loạn, tiếng kinh la, gào khóc vang trời, mùi thuốc nổ, thịt cháy khét lẹt khói đen bốc lên xám xịt cả một vùng trời. Nhiều con voi đã không nghe theo sự chỉ huy mà giẫm đạp quân lính bỏ chạy.
''Aaaaaaaaaaa''
''Aaaaaaa, cứu ta''
Chiến thuật trâu lửa này lúc đầu Lân dự định sẽ tự mình xuất lãnh, nhưng Đào Văn Hổ muốn làm tiên phong nên Lân đành phải nhường lại cho Hổ. Về cách thức, Lân đã cho người bố trí sẵn, dùng con trâu già, bò già, buộc dao sắc vào sừng, hai bên mình cặp tre sát vào chân cho không thể quay đầu được, trên lưng đội một bình pháo lớn chứa một đấu thuốc, thuốc để quanh co trong pháo.
Pháo chứa những thuốc liệt hoả thần sa, thần hỏa. Khi xông vào trận giặc thì lửa phát pháo nổ, thế như sấm động, ầm một tiếng không kịp bịt tai.
Nhân lúc hàng ngũ quân triều đình rối loạn, đàn voi chiến của Nhạc ầm ầm tiến lên, hai cánh quân tả hữu của Lân và Hiếu cũng đánh tạc vào. Thế công vô cùng mãnh liệt, Lân trực tiếp giao chiến với viên phó tướng kia, chỉ qua ba chiêu Lân đã cắm sâu mũi giáo của mình vào yết hầu của hắn. Lân vận kình lực nhấc bỗng cái xác của viên phó tướng giơ lên cao, miệng hét lớn:
''Theo ta giết sạch lũ quan quân này yyyyyy''
Lân vận mười thành nội công gầm lên một tiếng chấn động cả núi rừng:
''Giết cho taaaaaaaaaa''
Binh lính theo sau Lân hò hét vang dậy, sĩ khí tăng cao, ai ai cũng dâng trào máu nóng ra sức chém giết. Tú cũng theo sát Lân, thanh ngân côn trong tay múa lên nhìn hoa cả mắt, đi tới đâu quân lính triều đình ngã rạp xuống tới đó.
Chưởng cơ Tôn Thất Chí thấy quân mình đã tan tác vỡ trận thì cho nổi trống rút quân tháo chạy về Câu Để. Quân cánh hữu của đô đốc Lê Văn Hiếu chỉ huy mang theo kỵ binh truy đuổi gắt gao. Đuổi tới gần Câu Để, còn cách hơn mười dặm thì Nhạc đánh trống thu quân về. Trận này thu thêm được 30 con voi chiến và hơn mười tấn lương thực (1 tấn = 604,5 kg ngày nay) cùng với một số đạn dược khí giới. Nhạc cho quân lui về cách Câu Để 20 dặm sau đó cho quân hạ trại nghỉ ngơi.
Còn về phía Lý Tài và Tập Đình ở mặt nam thì vấp phải sự ngăn cản của quân do Nguyễn Cửu Dật chỉ huy. Khi quân của Tài, Đình men theo đường biển gần tới cửa biển thì quân thám báo về tâu với Dật
''Bẩm quận công, bọn giặc Tây Sơn theo đường biển tiến đến, còn cách chúng ta hơn tám mươi dặm đường''
Dật gật đầu phất tay:
''Được rồi, ngươi cứ lui ra đi''
Trong lòng Dật thầm nghĩ [nếu như bọn chúng men theo đường biển thì khả năng sẽ đi vào cửa biển Hợp Hòa, lần này ta sẽ cho các ngươi cụp đuôi chạy như con chó]
Dật đứng lên nói lớn:
''Mau truyền các tướng lĩnh tới đây nghị sự''
Lính thân vệ tuân lệnh đi ngay. Một lúc sau thì tất cả các tướng lĩnh cùng với quân sư bên cạnh Dật đều có mặt đầy đủ. Đợi cho mọi người đã yên vị Dật mới lên tiếng:
''Nay bọn giặc cỏ Tây Sơn lại dám đến tấn công quân ta, lần này chúng chia làm 2 đạo quân, một đạo bộ binh đánh ở phía mặt bắc, một đạo quân thủy binh đánh ở mặt nam. Theo như thám tử hồi báo, chúng chỉ còn cách chúng ta hơn 80 dặm. Nay ta tụ hợp các ngươi ở đây không phải để cùng nhau nghị sự mà để phân công nhiệm vụ. Chúng ta chỉ còn một ngày để chuẩn bị bày binh bố trận nghênh địch.
Quân sư sẽ xuất lãnh một đội thủy binh cho đóng cọc cách cửa biển Hợp Hòa 5 dặm. Các tướng lĩnh còn lại tập hợp binh lực theo ta bố trận hai bên bờ sông''
Quân sư sai ba quân chuẩn bị cột gỗ độ 250 cái, đem đến cửa sông cắm xuống nước, xa gần so le, dài ngắn không đều, hình như răng chó cài nhau, để ngầm dưới mặt nước không cho lộ thấy. Việc xong thì cũng mất hơn nửa ngày. Hai cánh quân tả hữu bờ sông cũng ẩn nấp phục kích, sẵn sàng chờ thuyền giặc cỏ Tây Sơn tới.
Sáng hôm sau vào giữa giờ Thìn, đoàn thuyền của Lý Tài và Tập Đình chầm chập tiến đến cửa biển Hợp Hòa, lúc này nước sông đang lớn sắp đạt đỉnh, đoàn thuyền vừa tiến vào một đoạn thì Dật cử ra một toán quân lên thuyền nghênh chiến, đại bác bắn nhau ầm ầm, các thuyền nhỏ của Tập Đình nhanh chóng áp sát bao vây lấy thuyền của quân triều đình, nhóm tiên phong nghênh chiến chết hết 7 phần, Dật lại cử ra một đội hơn nghìn quân nghênh chiến, nhưng vẫn không thể nào cản nổi bước tiến của quân Tây Sơn. Tập Đình giết đến đỏ mắt, toàn thân nhuốm máu, nhìn dữ tợn như một đồ tể hung thần ác sát.
Quân sư đứng bên cạnh lo lắng nói:
''Quận công, hay là chúng ta cho toàn quân xuất chiến, nếu như thế này thì e là quân ta tổn hao lớn''
Dật nhìn nước sông, siết chặt tay nghiến răng mà nói:
''Vẫn chưa được, phải cố giữ, cho quân lui dần qua đám cọc, không được cho chúng tiến xa hơn nữa''
Dật nhìn thấy binh sĩ từng người đổ xuống thì càng siết chặt nắm đấm, cả người run lên. Khi quân triều đình vừa đánh vừa lui lọt qua bãi cọc thì một tướng chỉ huy vội quỳ xuống xin được ra trận
''Bẩm quận công, nếu theo như đà này thì bọn chúng sẽ vượt qua được bãi cọc mất thôi, mạt tướng tình nguyện mang 300 quân cảm tử ra nghênh chiến, thề chết không lui''
Dật vỗ vai vị tướng kia lớn tiếng nói:
''Không hổ danh là tướng của ta, được, được lắm, gia quyến của bọn ngươi, Nguyễn Cửu Dật xin thề sẽ không để một ai phải chịu khổ. Người đâu, mang rượu tới đây, ta muốn cạn một chén lớn với tướng quân cùng 300 dũng sĩ''
''Cạn''
''Cạn''
…
Sĩ khí của 300 quân tăng lên mạnh mẽ, không ai còn sợ chết nữa, ánh mắt đằng đằng sát khí lên thuyền xông ra nghênh chiến với quân Tây Sơn. Hai trăm quân trang bị súng hỏa mai, sau lưng giắt búa lớn, một trăm quân đẩy các chum đan chở củi có tẩm dầu hỏa, kèm theo thuốc nổ.
Súng đạn đùng đùng bắn ra, đoàn thuyền quân cảm tử sau khi áp sát được thuyền của quân Tây Sơn thì quân lính xông vào thuyền, rút búa từ sau lưng ra sức mà bổ, liều chết không sợ hãi.
Đội quân đẩy theo chum có chứa dầu hỏa thuốc nổ thì châm lửa đẩy vào thuyền địch, có kẻ bị bắn trúng mấy phát đạn vẫn cố sức mà đẩy chum tới thuyền cho phát nổ bốc cháy rồi mới chịu buông tay.
Tiếng nổ rền vang, khói lửa bốc cháy ngùn ngụt, một số chiến thuyền bị bốc cháy dữ dội. Quân của Lý Tài và Tập Đình bị nhóm người này chặn đánh quyết liệt không sao tiến thêm được, đoàn thuyền dẫn đầu bị đắm quá nữa, có thuyền bị cháy tan tành.
Lúc này nước sông bắt đầu rút mạnh, Dật đứng trên cao mắt sáng bừng, gầm lên một tiếng vang đội:
''Nổi trống lên nnnn''
''Toàn quân tấn công ggggggggg''
''Giết''
''Giết tttttt''
Hai cánh quân mai phục hai bên bờ nhất tề xông trận, đại bác nã vào đoàn thuyền ầm ầm, các thuyền nhỏ từ hai bên bờ lao ra đánh, cung tên, đạn súng bay như mưa.
Các đầu cọc nhọn bắt đầu nhô ra khỏi mặt nước, thuyền của Tập Đình dẫn đầu bị va vào cọc thủng vô số, quân lính từ trên thuyền rơi xuống đều bị giết sạch, máu nhuộm đỏ cả một dòng sông.
Tình thế nguy cấp, Tập Đình phải lệnh cho quân bỏ thuyền mà chạy lên bờ, Lý Tài cũng theo sau mở đường máu chạy. Toàn quân tan tác, Dật thúc quân truy đuổi đánh hơn 30 dặm, tới chỗ đường núi hẹp mới cho quân dừng lại. Ba quân reo hò vang dội cả đất trời.
Sau khi thu quân trở về thì Dật nhận được tin báo từ quân hỏa tốc:
''Bẩm quận công, phía mặt bắc của Câu Để, quân của Chưởng cơ Tôn Thất Chí đại bại. Quân Tây Sơn do tên giặc Nguyễn Nhạc đang uy hiếp Câu Để, Hoàng thượng triệu người gấp quay về ứng cứu''
Dật vỗ bàn đứng phắt dậy quát:
''Khốn kiếp, một lũ ăn hạiiiiii. Ngươi quay về báo với hoàng thượng ta vừa đánh bại cánh thủy quân Tây Sơn, bây giờ sẽ nhanh chóng tập hợp binh lính lên đường ứng cứu ngay''
Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.
Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.
Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.
Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.
Tất cả chỉ có tại