Tây Sơn Hành Trình Vượt Thời Gian

Chương 29: Triều đình cử đại quân tiến đánh



Sau khi 2 đạo quận thủy bộ tiến vào lấy lại thành Quy Nhơn bị quân Tây Sơn đánh cho tời bời, tàn quân còn lại chạy về được không quá một phần ba. Chúa Nguyễn đùng đùng nổi giận, ra lệnh cho các tướng lĩnh nhanh chóng xuất quân tiến đánh bọn giặc cỏ. Nếu quân Tây Sơn mà chiếm được Quảng Nam thì cũng có nghĩa là phủ chúa hoàn toàn bị cô lập, đèo Hải Vân dẫu rất hiểm trở vẫn không đủ để che chở cho Phú Xuân.

Trước tình thế nguy cấp đó, chúa Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần quyết định đưa gấp quân đến đánh chặn Tây Sơn ở phía nam dinh Quảng Nam. Các tướng chỉ huy đạo quân đi đánh chặn này gồm có:

-Tiết chế Tôn Thất Hương
-Chưởng Cơ Nguyễn Cửu Thống.
-Chưởng Cơ Nguyễn Cửu Sách.
-Tổng Nhung Tống Sùng.
-Tán Lí Đỗ Văn Hoảng.

Triều đình nhà Nguyễn chia làm hai đạo quân, đạo quân thứ nhất do Tiết chế Tôn Thất Hương, Chưởng cơ Thống, Sách điều khiển kéo thẳng vào Bồng Sơn. Đạo quân thứ 2 do Tổng nhung Sùng, Tán lý Hoảng và Cai Cơ Mân chỉ huy, kéo đánh lũy Bến Ván.

Nguyễn Nhạc nhận được tin báo quân triều đình cử đại quân tiến đánh thì liền gửi thư cho Lân, Xuân, Lý Tài, Tập Đình bố trí quân lực chặn đánh.
Phía Lân khi nghe thám tử hồi báo, quân nhà Nguyễn chia làm 2 lộ thì nghĩ ngay đến việc 2 đội quân này sẽ tạo thành thế gọng kìm giáp công hai đầu. Với binh lực hiện tại trong lũy chỉ với 7600 quân thì việc cản bước tiến công của đạo quân Tổng Nhung Sùng với binh lực hơn 15 nghìn quân là rất khó.
Các tướng lĩnh đã có mặt đầy đủ để họp bàn. Xuân nói:
''Đại ca, nếu như cánh quân của Sùng kéo đến e là chúng ta khó giữ được lũy Bến Ván này, hay là ta cho người lui trước trở về hội quân cùng trại chủ rồi mới phản công''.

Tú cũng lên tiếng:
''Đúng vậy đại ca, quân địch đông hơn chúng ta lại đang khí thế tiến công, chúng ta nên tránh là hơn''.

Lân trầm tư suy nghĩ: [quả nhiên Xuân chủ ý lùi quân theo đúng như tiến trình lịch sử]
''Không, ta sẽ đón đầu quân địch tập kích một trận rồi lui về lũy, ta sẽ gửi thư cho Nhạc trại chủ phái 2 đạo quân Tài, Đình đến tiếp viện, như vậy thì hai cánh quân của triều đình không thể hội quân cùng với nhau được. Nếu như lui về thành Quy Nhơn thì khi chúng hội quân, ta càng rơi vào thế bị động''.

Xuân vẻ mặt lo lắng nói:
''Binh lực quân ta ít hơn nhiều so với quân triều đình, đệ chỉ sợ khi giao chiến sẽ thương vong nặng nề''.

Lân giơ tay ra hiệu cho Xuân ngừng lại:
''Tất cả mọi người ở đây, ta luôn coi là huynh đệ thân thuộc, nhưng chiến trường là khốc liệt, càng kéo dài thương vong càng nhiều hơn, lê dân bá tánh cũng không tránh khỏi tai ương. Ta đã quyết định ở lại các đệ đừng bàn thêm chuyện rút lui''.

Rồi lấy ra sa bàn cùng các tướng lĩnh bàn luận.
Lân cho Hòa dẫn theo một đội quân du kích 250 người, chặn đánh tiêu hao lực lượng quân triều đình tại khu đèo cao, gần phủ Quảng Nghĩa, chỉ cần đánh tiêu hao rồi rút lui, mỗi người mang theo 2 con ngựa, hỏa dược, súng đạn sẽ do 50 quân kỵ binh vận chuyển. Điểm sẽ tiếp viện rút lui ở Bình Đê. Sau khi quân du kích vượt qua liền cho người lăn đá, cây từ trên núi xuống, mang theo ròng rọc động của ta mà chuyển đá và cây lớn.

Chỉ cần làm cho quân địch lo sợ và chậm bước tiến quân, phải bảo toàn được lực lượng quay về lũy.

Sau đó Lân cho người gửi thư cho Nhạc, cử hai tướng Tài, Đình đi đường rừng tới Trà Câu, chờ tiếp viện lũy Bến Ván.

Hòa và Điểm lĩnh quân đi ngay. Lân sau đó cho người bố trí canh phòng ở các nơi hiểm yếu, quân do thám cứ mỗi 10 dặm là có một lính, lấy pháo làm hiệu.
Trở về phòng riêng, dù mệt mỏi nhưng Lân không tài nào ngủ được. Trận này thương vong nhiều e là khó tránh được. Sẵn việc trời vẫn còn sớm chỉ mới nhá nhem tối, Lân một mình đi khỏi luy đến các làng chài xem ngư dân đánh bắt.

Đi qua một làng chài thấy người dân vẫn đang thu lưới bắt cá, Lân lại nhớ đến thời hiện đại, Lân ở đó cũng rất thích đi bắt cá, bao nhiêu cảm xúc ùa về.
Một lão ngư nhìn thấy Lân thì đi đến chào hỏi:
''Vị tiểu huynh đệ này nhìn rất lạ, chắc là người từ nơi khác tới à''.

Lân đáp:
''Vâng, thưa lão bá''

Lão ngư cảm thán:
''Lúc này chiến trận liên miên, người dân khổ cực ở khắp nơi, thỉnh thoảng cũng có dân chạy nạn hay người không sống nổi ở quê nhà mà bỏ xứ mà đi.
Dân vùng này tuy cũng chịu cảnh thuế má nặng nhưng vẫn không bằng ở Dinh Quảng Nam, ta nghe nói nơi ấy còn khổ gấp bội nơi đây. Tiểu huynh đệ từ nơi nào đến, nhìn cách ăn mặc ắt hẳn cũng là nhà khá giả''.

Lân nhẹ giọng:
''Tiểu bối là người phủ Quy Nhơn, giờ đang có việc nên mới dừng ở lại nơi này''.

Ông lão nghe nói thế thì thở dài:
''Nghe ta nói này tiểu huynh đệ, nếu như ngươi là người buôn bán thì nên nhanh chóng rời đi, gần đây có quân của Nhạc trại chủ đóng quân, nay mai ắt xảy ra chiến trận, dân chúng nơi này chắc lại phải chạy loạn mà trốn đi''.

Nghe lão ngư nói mà Lân cũng bùi ngùi, chiến tranh xảy ra người dân sống trong vùng lại phải khổ, nếu không may còn hy sinh cả mạng sống.

Lân trầm ngâm không đáp lời ông lão, ánh mắt nhìn xa xăm. Bỗng Lân thấy có mấy người trong đội thuyền chài mặc áo phát sáng màu xanh lục.

Lân chỉ tay về hướng đó hỏi:
''Lão bá, xin hỏi người kia vì sao áo mặc lại phát sáng''.

Ông lão cười nói:
''À cái đó là bột sáng lấy từ những hang động, mấy thanh niên thấy nó phát sáng trong tối thì dùng bôi lên áo, để khi đi thuyền kéo lưới nếu không có đuốc thì vẫn nhìn thấy nhau''.

Lân nghe vậy thì giật mình:
''Xin hỏi lão bá bột phát sáng này có nhiều hay không, lão bá có thể lấy nó về bán cho ta''.

Ông lão ngạc nhiên nhìn Lân, nhưng vẫn đáp:
''Có rất nhiều, trong các hang động có nhiều dơi, chim chóc, phân chúng thải ra lâu ngày thì thành như vậy, nhưng tiểu huynh đệ lấy nó làm gì, khi nào có thời gian ta sẽ đi lấy về cho''.

Lân nghiêm túc nói:
''Không được, tiểu bối xin lão bá đi lấy ngay đi, về tiền bạc không thành vấn đề, lấy càng nhiều càng tốt''.

''Đây, vãn bối đưa trước cho lão 10 quan tiền, khi lấy về sẽ đưa thêm''.

Khi thấy Lân đưa tiền qua thì lão ngư trố mắt mà nhìn, miệng lắp bắp:
''Cái … này… này…nhiều…nhiều…quá…quá…quá…rồi. Ngài…ngài''

Lân thấy ông lão cứ lắm bắp thì mỉm cười nói:
''Lão bá từ từ nói, cái này chỉ là một phần tiền thôi. Ngày mai vãn bối sẽ cho người đến đây phân phát gạo cho dân làng''.

Ông lão lại càng sợ hãi:
''Ngài là tướng lĩnh của nghĩa quân Tây Sơn''

Lân nhẹ gật đầu:
''Vâng, lão bá''

Nghe câu trả lời của Lân xong thì lão ngư vội quỳ phục xuống, Lân phải đỡ dậy. Lão ngư nói:
''Lão hủ không biết ngài là người cao quý, có lời nào không hay xin ngài chớ trách tội. Nếu như ngài là người của nghĩa quân thì chúng tôi xin nguyện ra sức, nào có dám lấy tiền''.

Lân thấy ông lão như vậy thì tươi cười nói:
''Xin lão bá cứ nhận lấy, vãn bối chỉ mong việc đi lấy thứ kia càng nhanh chống càng tốt''.

Lão ngư tuyên bố chắc nịch:
''Ngài cứ yên tâm, sáng mai lão sẽ tập hợp tất cả người dân làng này đi thu gom cho ngài''.

Lân nhét tiền vào túi áo lão, xong thì nói:
''Đa tạ lão bá, bây giờ ta phải quay về doanh trại''.

Lân quay trở về doanh trại trầm tư suy nghĩ, chốc chốc lại thở dài [ cách đây không lâu mình có nghe Huệ nói qua chuyện bột phát sáng này, nhưng lại không để ý lắm, giờ tình thế nguy cấp chắc có lẽ phải dùng đến, tạm thời chưa thể chế tạo kịp được trang bị phòng độc, đành phải chấp nhận chịu tổn hại sức khỏe của binh sĩ thôi, có được cái này thì quân triều đình không còn đường về]


Truyện bạn đọc đã hết rồi, nhưng đừng bỏ qua bộ truyện về bóng đá Việt Nam hot nhất hiện nay, với những cung bậc cảm xúc khác nhau, những sự kiện lịch sử, những con người huyền thoại, và hơn hết, là tình yêu bóng đá mãnh liệt được hun đúc thông qua những bước tiến của nhân vật chính. Xin mời các bạn cùng đến với
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.