Lân cầm lấy thư xem qua, trong thư Nhạc lệnh cho Lân hội quân cùng Nguyễn Văn Xuân
ở Bến Ván.
Lân cho quân của mình nghỉ ngơi một ngày rồi hành quân đến Bến Ván hội quân với Xuân.
Khi tới nơi, Xuân ra đón Lân:
''Lân đô đốc, Nhạc trại chủ đã trở về thành Quy Nhơn, ngài ấy cử ta ở lại để trấn thủ nơi này, đồng thời lệnh cho ta đắp cát dựng lũy phòng quân triều đình tiến quân vào''.
Lân nhìn các binh lính đang vận chuyển đất đá để dựng lũy thì khẽ chau mày. Thành lũy mà xây dựng thế này thì chỉ cần vài phát đại pháo bắn vào là coi như xong, chắc có lẽ Nhạc muốn nhanh chóng dựng lũy nên mới ra chủ ý như vậy
Lân nói:
''Hiện tại Xuân đệ hãy khoan dựng lũy mà cho quân lính vận chuyển cát đá, ván gỗ chất thành từng đống trước, đào một rãnh đất sâu 3 thước, rộng 2 thước, còn về việc dựng lũy thì cứ để ta''.
Rồi lân bảo Nhất tới:
''Bây giờ đệ dùng thuyền trở về lại kho bột xám của ta để lấy đầy thuyền, cùng với sắt dài rồi chở về đây cho ta. Ta sẽ viết một phong thư ghi rõ số lượng cho đệ, đến kho giao cho Phạm lão''.
Khi vừa mới lên Tây Sơn thượng, xưởng sản xuất của Lân bị bỏ hoang, nhưng sau khi quân tiến xuống Tây Sơn hạ thì Lân cho người trở lại sản xuất. Hiện tại có Long thỉnh thoảng đến kiểm tra và gửi thư cho Lân. Còn người trực tiếp quản lý ở đó là lão Phạm, tổng quản của khu xưởng sản xuất.
Theo như tiến trình lịch sử thì khi quân Chúa Nguyễn tiến vào lần 2, Nguyễn Văn Xuân phải bỏ lũy Bến Ván mà lui về Quy Nhơn. Cái này cũng phải thôi, lũy thì sơ sài tạm bợ, quân địch thì quá đông làm sao không chạy cho được.
Phía mặt Nam sau khi phái đoàn thăm dò về trình báo cho Nhạc về tình hình các nơi, hai vua Thủy Xá và Hỏa Xá đều hưởng ứng ủng hộ nghĩa quân, khi nào quân xuôi nam thì sẽ tiến quân chi viện.
Đạo quân nam tiến do Đô Đốc Ngô Văn Sở chỉ huy cùng Nguyễn Văn Lộc, Lê Văn Hưng vào đánh chiếm ba phủ Phú, Diên, Bình.
Đạo quân được Vua Thủy, Hỏa yểm hộ, binh Tây Sơn cứ thẳng tiến vào Nam. Đi tới đâu được hoanh nghênh tới đó và lấy ba thành dễ dàng như trở bàn tay. Tướng triều đình nhà Nguyễn trấn giữ tử trận. Đại thắng, Ngô Văn Sở kéo binh về, để Nguyễn Văn Lộc và Lê Văn Hưng ở lại trấn giữ.
Hai ngày sau đoàn thuyền chở bột xám trở về, các nguyên vật liệu cát đá, ván đinh đã chuẩn bị đầy đủ. Lân cho các thợ chính ngày xưa theo mình xây cất nhà làm người chỉ đạo, tiến hành lắp dựng sắt, đổ bê tông thành. Trước tiên Lân cho khuấy xi măng với nước rồi đổ xuống móng đã đào, sau khi nước xi măng cứng lại, lớp đất ở dưới sẽ cứng như đá, Sau đó Lân chỉ đạo làm sắt móng, đổ bê tông và cuối cùng là dựng thành vách. Công việc trôi chảy, với lượng người làm hơn 4000 người thì chỉ trong 15 ngày, một tường thành kiên cố bao quanh khu đóng quân đã hình thành.
Mỗi trăm bước Lân cho đặt một chiến lâu; 50 bước đặt một cỗ súng toán phong; cách 3 thước ở trong thì đặt một cái cùm, phản và giá khí giới của phô canh. Cách tường 50 bước thì dựng lều rạp. Trong thành đặt một cây cột cao 70 thước. Ngoài tường đặt một lớp tường dê ngựa; ngoài đào một lớp hào, ngoài nữa cách chừng 3 bước dựng một lớp rào gỗ; ngoài rào gỗ lại bày một lớp thành gai; ngoài lớp lại có một lớp hố sập ngựa.
Vậy là công tác dựng thành đã hoàn thành. Lân cắt cử 200 quân tu bổ thêm, số còn lại thì trở lại luyện tập. Xuân cùng Tú vô cùng thán phục Lân.
Tú nói:
''Đại ca quả là người tài, đệ tuy là người đã đi nhiều nơi nhưng chưa thấy qua được cảnh tượng này, chỉ trong thời gian ngắn ngủi mà lại có thể dựng nên một thành quách kiên cố đến vậy''.
Xuân cũng tiếp lời:
''Ta cũng chấn kinh giống như đệ, không nghĩ tới Lân đại ca vừa có thể đánh trận giỏi, võ công cao mà ngay cả chỉ đạo xây dựng cũng xuất chúng. Mấy ngày trước ta còn hào hứng đắp thành lũy, giờ nghĩ lại, so với Lân đại ca ta như đứa trẻ nghịch đất cát''.
Lân cười nói:
''Thôi hai đệ đừng tân bốc ta nữa, bây giờ thành lũy đã tạm ổn các đệ hãy bố trí quân lực vào các nơi hiểm yếu, phòng khi địch tấn công. Theo như ta nhận định, triều đình sẽ nhanh chóng cử một đạo quân tiến vào. Lần này sẽ là một đạo quân tinh nhuệ, số lượng đông hơn lần trước rất nhiều''.
Bận rộn đã nhiều ngày, ta lại muốn ra bờ sông câu cá, các đệ có muốn cùng ta đi không.
''Đệ phải tiến hành ngay việc bố trí phòng ngự, không bồi tiếp được đại ca rồi'' – Xuân đáp
Tú thì tươi cười:
''Vậy đệ sẽ bồi tiếp cùng đại ca, dù sao thì đệ cũng có nhiều điều muốn thỉnh giáo đại ca''.
Cả hai cùng nhau mang cần ra bờ sông để ngồi câu, khi đi dọc bờ sông, Lân thấy một thanh niên đang ngồi câu cá, nhìn người này toát lên một vẻ thanh cao, nho nhã.
Lân lên tiếng:
''Chúng ta câu cá ở đây thôi, vị huynh đài đây chúng ta nên kết giao''
Lân chọn vị trí gần với người kia để câu, sau khi thả cần, Lân hỏi:
''Vị tiểu huynh đệ là người ở vùng này à, xin hỏi tiểu huynh đệ danh xưng thế nào''
Người kia không quay sang nhìn mà đáp:
''Ta quê gốc không phải nơi này, nhưng vì chiến loạn mà dời nhà đến đây. Ta họ Trần tên Huy Đống. Xin hỏi các hạ danh xưng ra sao''
Lân đáp:
''Ta là Phan Văn Lân, vị huynh đệ đi cùng ta là Võ Đình Tú. Trần huynh đệ có thường ra sông này câu cá không''
Huy Đống lúc này mới quay sang nhìn Lân:
''Ta thường vân du đó đây, câu cá cốt không phải để bắt cá dưới sông mà bắt cá trên cạn''.
Tú khều khều Lân nói nhỏ:
''Đại ca, tên tiểu tử này bị điên hay sao mà đi câu cá lại bắt cá trên cạn''
Lân cười cười:
''Vị tiểu huynh đệ đây ắt hẳn là một thầy phong thủy, ngao du tìm huyệt khí ''
Huy Đống nghe Lân nói thì ngạc nhiên:
''Vị đại ca này quả nhiên không phải người tầm thường''
Tú cũng ngạc nhiên không kém, vội hỏi:
''Sao đại ca lại biết''
Lân giải thích:
''Lúc ta mới nhìn qua vị tiểu huynh đệ này biết là người trong huyền học, nhưng ta lại không đoán được là người am hiểu về phương diện gì, sau cậu ấy nói là bắt cá trên cạn, thì ta nghĩ ngay đến tìm huyệt khí, linh mạch''
Huy Đống chắp tay:
''Tiểu đệ đây có chút tài mọn gia truyền về phong thủy, địa lý. Nếu như huynh đã nhìn ra được ắt hẳn cũng là người trong nghề, tiểu đệ nào dám múa rìu qua mắt thợ''.
Lân xua tay:
''Ta tuy có chút hiểu biết về phong thủy, ngũ hành, chiêm tinh nhưng lại không tinh thông, chỉ là chút kiến thức da, lông mà thôi''.
Tú nghe Lân nói vậy thì chen vào:
''Đại ca là người khiêm tốn, huynh nói là có chút ít kiến thức đệ không tin đâu, đánh trận huynh cũng nói biết chút binh pháp, vậy mà bố trận, khiển binh dễ như trở bàn tay, võ học huynh nói chỉ là chút võ thô thiển mà nhấc một người hơn trăm cân nhẹ như bông''
''À còn chuyện đại ca kêu ta chuẩn bị đồ đi mưa thì y như rằng có mưa bão kéo đến, nếu như chỉ biết chút ít thì đệ cũng mong được chút ít như đại ca. Bây giờ huynh đệ trong quân đều coi huynh như thần, đi theo đại ca thì không sợ gì kẻ địch''.
Lân lắc đầu, xua tay:
''Đệ lại đề cao ta nữa rồi, chỉ là trùng hợp gặp may mắn mà thôi''.
Lân quay sang Huy Đống nói:
''Ta là người của nghĩa quân Tây Sơn, Tú đệ đây cũng vậy. Ta thấy tiểu huynh đệ là người tài, đệ có bằng long theo ta giữ chức Tham tán quân vụ trong quân không. Ta cũng chỉ giữ một chức nhỏ, nếu huynh đệ không đồng ý thì ta cũng không ép buộc''.
Huy Đống trầm tư một lúc rồi nói:
''Đệ nguyện theo Lân đại ca, chút tài mọn này mong là sẽ giúp được cho huynh phần nào. Đệ chỉ có chút tài học nên nếu huynh là người giữ cương vị cao thì e là đệ không dám trèo cao mà đi theo''.
Lân cả mừng:
''Tốt, tốt lắm, từ nay đệ cứ gọi ta là đại ca''.
''Đại ca'' – Huy Đống chắp tay
Tú lắc đầu:
''Tiểu tử ngươi nãy giờ không nghe ta nói gì à, lời đại ca nói thì ngươi nên phóng to nó lên một chút, huynh ấy bây giờ đang giữ chức đô đốc, cũng chỉ dưới quyền các vị trại chủ mà thôi''.
Huy Đống nghe Tú nói xong thì há hốc, không khép được mồm, lắp bắp nói:
''Đại ca…cái…cái…này''
Lân và Tú cùng cười, Lân nói:
''Không có gì đâu, tuy là phong chức vậy thôi, chứ ta cũng nắm được có hơn bốn nghìn quân, những huynh đệ theo ta đều xem nhau như người trong nhà, đệ cứ an tâm''.
Tú cũng nói thêm:
''Việc này thì đại ca nói thật, ta cũng mới theo đại ca gần đây, huynh ấy quả thực là người dễ gần như một vị trưởng huynh, ngoại trừ lúc đánh trận mới phải nghiêm khắc thôi''.
''À đi theo đại ca có một đãi ngộ là tiền lương và thưởng đều cao hơn những đội khác, huynh ấy ngoài là đô đốc ra còn là một ông chủ. Sở dĩ ta nói nhiều với ngươi như vậy là vì ta tin tưởng tuyệt đối vào mắt nhìn người của đại ca, bảo ngươi là người tài thì ắt là có tài thật không sai''.
Lân cắt ngang:
''Hôm nay đệ đồng ý về giúp ta, để chúc mừng chúng ta phải uống vài ly mới được''
Nói rồi Lân lấy ra một bầu rượu nhỏ, rồi tự mình khiên một tảng đá to đùng, ước chừng hơn 300 cân đặt ở chỗ câu cá làm bàn
Huy Đống nhìn mà sợ toát cả mồ hôi, không ngờ một người trông vẻ ngoài ốm yếu thư sinh lại có thần lực kinh người như vậy.
Tú thì mỉm cười phất phất tay:
''Một chút võ công thô thiển mà huynh ấy nói đấy''.
Bất ngờ cần câu của Tú có cá ăn, Tú vội giật cần, dính được một con cá chép to
Tú cười ha hả:
''Ngươi bắt cá trên cạn, vậy cá dưới nước để ta bắt, đại ca có mồi cho huynh nhắm rượu đây''.
Cả ba cùng nhau uống rượu trò chuyện vui vẻ, Huy Đống cũng dần nói chuyện tự nhiên hơn.
Lân thầm nghĩ: [Không biết tiểu huynh đệ này có đúng là người mình cần tìm hay không, thông hiểu địa lý, lại đúng tên là Trần Huy Đống, cũng không ngoại lệ việc trùng họ tên, nhưng nếu đúng người thì quả thật ông trời giúp ta, vận mệnh nhà Tây Sơn coi như tránh được một kiếp tai họa]
Sau khi trở về doanh trại, Lân giới thiệu Huy Đống cho mọi người cùng làm quen.
Bỗng có một người lính vào báo:
''Bẩm đô đốc, có thư từ Quy Nhơn gửi đến, kính đô đốc xem qua''
Lân mở thư ra xem, trong thư có ghi, triều đình nhà Nguyễn ở Phú Xuân đã phái 2 đạo quân lớn đang hành quân tiến vào
Đặt thư xuống, Lân thở dài nói:
''Các vị huynh đệ, như ta dự đoán quân triều đình đã phái hai đạo quân tinh nhuệ tiến vào, lần này e là phải kịch chiến một trận''
Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.
Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.
Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.
Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.
Tất cả chỉ có tại
ở Bến Ván.
Lân cho quân của mình nghỉ ngơi một ngày rồi hành quân đến Bến Ván hội quân với Xuân.
Khi tới nơi, Xuân ra đón Lân:
''Lân đô đốc, Nhạc trại chủ đã trở về thành Quy Nhơn, ngài ấy cử ta ở lại để trấn thủ nơi này, đồng thời lệnh cho ta đắp cát dựng lũy phòng quân triều đình tiến quân vào''.
Lân nhìn các binh lính đang vận chuyển đất đá để dựng lũy thì khẽ chau mày. Thành lũy mà xây dựng thế này thì chỉ cần vài phát đại pháo bắn vào là coi như xong, chắc có lẽ Nhạc muốn nhanh chóng dựng lũy nên mới ra chủ ý như vậy
Lân nói:
''Hiện tại Xuân đệ hãy khoan dựng lũy mà cho quân lính vận chuyển cát đá, ván gỗ chất thành từng đống trước, đào một rãnh đất sâu 3 thước, rộng 2 thước, còn về việc dựng lũy thì cứ để ta''.
Rồi lân bảo Nhất tới:
''Bây giờ đệ dùng thuyền trở về lại kho bột xám của ta để lấy đầy thuyền, cùng với sắt dài rồi chở về đây cho ta. Ta sẽ viết một phong thư ghi rõ số lượng cho đệ, đến kho giao cho Phạm lão''.
Khi vừa mới lên Tây Sơn thượng, xưởng sản xuất của Lân bị bỏ hoang, nhưng sau khi quân tiến xuống Tây Sơn hạ thì Lân cho người trở lại sản xuất. Hiện tại có Long thỉnh thoảng đến kiểm tra và gửi thư cho Lân. Còn người trực tiếp quản lý ở đó là lão Phạm, tổng quản của khu xưởng sản xuất.
Theo như tiến trình lịch sử thì khi quân Chúa Nguyễn tiến vào lần 2, Nguyễn Văn Xuân phải bỏ lũy Bến Ván mà lui về Quy Nhơn. Cái này cũng phải thôi, lũy thì sơ sài tạm bợ, quân địch thì quá đông làm sao không chạy cho được.
Phía mặt Nam sau khi phái đoàn thăm dò về trình báo cho Nhạc về tình hình các nơi, hai vua Thủy Xá và Hỏa Xá đều hưởng ứng ủng hộ nghĩa quân, khi nào quân xuôi nam thì sẽ tiến quân chi viện.
Đạo quân nam tiến do Đô Đốc Ngô Văn Sở chỉ huy cùng Nguyễn Văn Lộc, Lê Văn Hưng vào đánh chiếm ba phủ Phú, Diên, Bình.
Đạo quân được Vua Thủy, Hỏa yểm hộ, binh Tây Sơn cứ thẳng tiến vào Nam. Đi tới đâu được hoanh nghênh tới đó và lấy ba thành dễ dàng như trở bàn tay. Tướng triều đình nhà Nguyễn trấn giữ tử trận. Đại thắng, Ngô Văn Sở kéo binh về, để Nguyễn Văn Lộc và Lê Văn Hưng ở lại trấn giữ.
Hai ngày sau đoàn thuyền chở bột xám trở về, các nguyên vật liệu cát đá, ván đinh đã chuẩn bị đầy đủ. Lân cho các thợ chính ngày xưa theo mình xây cất nhà làm người chỉ đạo, tiến hành lắp dựng sắt, đổ bê tông thành. Trước tiên Lân cho khuấy xi măng với nước rồi đổ xuống móng đã đào, sau khi nước xi măng cứng lại, lớp đất ở dưới sẽ cứng như đá, Sau đó Lân chỉ đạo làm sắt móng, đổ bê tông và cuối cùng là dựng thành vách. Công việc trôi chảy, với lượng người làm hơn 4000 người thì chỉ trong 15 ngày, một tường thành kiên cố bao quanh khu đóng quân đã hình thành.
Mỗi trăm bước Lân cho đặt một chiến lâu; 50 bước đặt một cỗ súng toán phong; cách 3 thước ở trong thì đặt một cái cùm, phản và giá khí giới của phô canh. Cách tường 50 bước thì dựng lều rạp. Trong thành đặt một cây cột cao 70 thước. Ngoài tường đặt một lớp tường dê ngựa; ngoài đào một lớp hào, ngoài nữa cách chừng 3 bước dựng một lớp rào gỗ; ngoài rào gỗ lại bày một lớp thành gai; ngoài lớp lại có một lớp hố sập ngựa.
Vậy là công tác dựng thành đã hoàn thành. Lân cắt cử 200 quân tu bổ thêm, số còn lại thì trở lại luyện tập. Xuân cùng Tú vô cùng thán phục Lân.
Tú nói:
''Đại ca quả là người tài, đệ tuy là người đã đi nhiều nơi nhưng chưa thấy qua được cảnh tượng này, chỉ trong thời gian ngắn ngủi mà lại có thể dựng nên một thành quách kiên cố đến vậy''.
Xuân cũng tiếp lời:
''Ta cũng chấn kinh giống như đệ, không nghĩ tới Lân đại ca vừa có thể đánh trận giỏi, võ công cao mà ngay cả chỉ đạo xây dựng cũng xuất chúng. Mấy ngày trước ta còn hào hứng đắp thành lũy, giờ nghĩ lại, so với Lân đại ca ta như đứa trẻ nghịch đất cát''.
Lân cười nói:
''Thôi hai đệ đừng tân bốc ta nữa, bây giờ thành lũy đã tạm ổn các đệ hãy bố trí quân lực vào các nơi hiểm yếu, phòng khi địch tấn công. Theo như ta nhận định, triều đình sẽ nhanh chóng cử một đạo quân tiến vào. Lần này sẽ là một đạo quân tinh nhuệ, số lượng đông hơn lần trước rất nhiều''.
Bận rộn đã nhiều ngày, ta lại muốn ra bờ sông câu cá, các đệ có muốn cùng ta đi không.
''Đệ phải tiến hành ngay việc bố trí phòng ngự, không bồi tiếp được đại ca rồi'' – Xuân đáp
Tú thì tươi cười:
''Vậy đệ sẽ bồi tiếp cùng đại ca, dù sao thì đệ cũng có nhiều điều muốn thỉnh giáo đại ca''.
Cả hai cùng nhau mang cần ra bờ sông để ngồi câu, khi đi dọc bờ sông, Lân thấy một thanh niên đang ngồi câu cá, nhìn người này toát lên một vẻ thanh cao, nho nhã.
Lân lên tiếng:
''Chúng ta câu cá ở đây thôi, vị huynh đài đây chúng ta nên kết giao''
Lân chọn vị trí gần với người kia để câu, sau khi thả cần, Lân hỏi:
''Vị tiểu huynh đệ là người ở vùng này à, xin hỏi tiểu huynh đệ danh xưng thế nào''
Người kia không quay sang nhìn mà đáp:
''Ta quê gốc không phải nơi này, nhưng vì chiến loạn mà dời nhà đến đây. Ta họ Trần tên Huy Đống. Xin hỏi các hạ danh xưng ra sao''
Lân đáp:
''Ta là Phan Văn Lân, vị huynh đệ đi cùng ta là Võ Đình Tú. Trần huynh đệ có thường ra sông này câu cá không''
Huy Đống lúc này mới quay sang nhìn Lân:
''Ta thường vân du đó đây, câu cá cốt không phải để bắt cá dưới sông mà bắt cá trên cạn''.
Tú khều khều Lân nói nhỏ:
''Đại ca, tên tiểu tử này bị điên hay sao mà đi câu cá lại bắt cá trên cạn''
Lân cười cười:
''Vị tiểu huynh đệ đây ắt hẳn là một thầy phong thủy, ngao du tìm huyệt khí ''
Huy Đống nghe Lân nói thì ngạc nhiên:
''Vị đại ca này quả nhiên không phải người tầm thường''
Tú cũng ngạc nhiên không kém, vội hỏi:
''Sao đại ca lại biết''
Lân giải thích:
''Lúc ta mới nhìn qua vị tiểu huynh đệ này biết là người trong huyền học, nhưng ta lại không đoán được là người am hiểu về phương diện gì, sau cậu ấy nói là bắt cá trên cạn, thì ta nghĩ ngay đến tìm huyệt khí, linh mạch''
Huy Đống chắp tay:
''Tiểu đệ đây có chút tài mọn gia truyền về phong thủy, địa lý. Nếu như huynh đã nhìn ra được ắt hẳn cũng là người trong nghề, tiểu đệ nào dám múa rìu qua mắt thợ''.
Lân xua tay:
''Ta tuy có chút hiểu biết về phong thủy, ngũ hành, chiêm tinh nhưng lại không tinh thông, chỉ là chút kiến thức da, lông mà thôi''.
Tú nghe Lân nói vậy thì chen vào:
''Đại ca là người khiêm tốn, huynh nói là có chút ít kiến thức đệ không tin đâu, đánh trận huynh cũng nói biết chút binh pháp, vậy mà bố trận, khiển binh dễ như trở bàn tay, võ học huynh nói chỉ là chút võ thô thiển mà nhấc một người hơn trăm cân nhẹ như bông''
''À còn chuyện đại ca kêu ta chuẩn bị đồ đi mưa thì y như rằng có mưa bão kéo đến, nếu như chỉ biết chút ít thì đệ cũng mong được chút ít như đại ca. Bây giờ huynh đệ trong quân đều coi huynh như thần, đi theo đại ca thì không sợ gì kẻ địch''.
Lân lắc đầu, xua tay:
''Đệ lại đề cao ta nữa rồi, chỉ là trùng hợp gặp may mắn mà thôi''.
Lân quay sang Huy Đống nói:
''Ta là người của nghĩa quân Tây Sơn, Tú đệ đây cũng vậy. Ta thấy tiểu huynh đệ là người tài, đệ có bằng long theo ta giữ chức Tham tán quân vụ trong quân không. Ta cũng chỉ giữ một chức nhỏ, nếu huynh đệ không đồng ý thì ta cũng không ép buộc''.
Huy Đống trầm tư một lúc rồi nói:
''Đệ nguyện theo Lân đại ca, chút tài mọn này mong là sẽ giúp được cho huynh phần nào. Đệ chỉ có chút tài học nên nếu huynh là người giữ cương vị cao thì e là đệ không dám trèo cao mà đi theo''.
Lân cả mừng:
''Tốt, tốt lắm, từ nay đệ cứ gọi ta là đại ca''.
''Đại ca'' – Huy Đống chắp tay
Tú lắc đầu:
''Tiểu tử ngươi nãy giờ không nghe ta nói gì à, lời đại ca nói thì ngươi nên phóng to nó lên một chút, huynh ấy bây giờ đang giữ chức đô đốc, cũng chỉ dưới quyền các vị trại chủ mà thôi''.
Huy Đống nghe Tú nói xong thì há hốc, không khép được mồm, lắp bắp nói:
''Đại ca…cái…cái…này''
Lân và Tú cùng cười, Lân nói:
''Không có gì đâu, tuy là phong chức vậy thôi, chứ ta cũng nắm được có hơn bốn nghìn quân, những huynh đệ theo ta đều xem nhau như người trong nhà, đệ cứ an tâm''.
Tú cũng nói thêm:
''Việc này thì đại ca nói thật, ta cũng mới theo đại ca gần đây, huynh ấy quả thực là người dễ gần như một vị trưởng huynh, ngoại trừ lúc đánh trận mới phải nghiêm khắc thôi''.
''À đi theo đại ca có một đãi ngộ là tiền lương và thưởng đều cao hơn những đội khác, huynh ấy ngoài là đô đốc ra còn là một ông chủ. Sở dĩ ta nói nhiều với ngươi như vậy là vì ta tin tưởng tuyệt đối vào mắt nhìn người của đại ca, bảo ngươi là người tài thì ắt là có tài thật không sai''.
Lân cắt ngang:
''Hôm nay đệ đồng ý về giúp ta, để chúc mừng chúng ta phải uống vài ly mới được''
Nói rồi Lân lấy ra một bầu rượu nhỏ, rồi tự mình khiên một tảng đá to đùng, ước chừng hơn 300 cân đặt ở chỗ câu cá làm bàn
Huy Đống nhìn mà sợ toát cả mồ hôi, không ngờ một người trông vẻ ngoài ốm yếu thư sinh lại có thần lực kinh người như vậy.
Tú thì mỉm cười phất phất tay:
''Một chút võ công thô thiển mà huynh ấy nói đấy''.
Bất ngờ cần câu của Tú có cá ăn, Tú vội giật cần, dính được một con cá chép to
Tú cười ha hả:
''Ngươi bắt cá trên cạn, vậy cá dưới nước để ta bắt, đại ca có mồi cho huynh nhắm rượu đây''.
Cả ba cùng nhau uống rượu trò chuyện vui vẻ, Huy Đống cũng dần nói chuyện tự nhiên hơn.
Lân thầm nghĩ: [Không biết tiểu huynh đệ này có đúng là người mình cần tìm hay không, thông hiểu địa lý, lại đúng tên là Trần Huy Đống, cũng không ngoại lệ việc trùng họ tên, nhưng nếu đúng người thì quả thật ông trời giúp ta, vận mệnh nhà Tây Sơn coi như tránh được một kiếp tai họa]
Sau khi trở về doanh trại, Lân giới thiệu Huy Đống cho mọi người cùng làm quen.
Bỗng có một người lính vào báo:
''Bẩm đô đốc, có thư từ Quy Nhơn gửi đến, kính đô đốc xem qua''
Lân mở thư ra xem, trong thư có ghi, triều đình nhà Nguyễn ở Phú Xuân đã phái 2 đạo quân lớn đang hành quân tiến vào
Đặt thư xuống, Lân thở dài nói:
''Các vị huynh đệ, như ta dự đoán quân triều đình đã phái hai đạo quân tinh nhuệ tiến vào, lần này e là phải kịch chiến một trận''
Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.
Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.
Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.
Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.
Tất cả chỉ có tại