''Còn đồng hồ từ nhà Thanh đưa sang cũng theo như cách thức như vậy, nhưng ở trong bớt 5 bánh xe, 6 quả chuông nhỏ gõ khắc, chỉ có chuông lớn gõ giờ. Đo bóng mặt trời mà nghiệm không chút sai lầm.
Lại có một kiểu nữa là từ nước Tây đưa sang, cao một thước 5 tấc, rộng một thước, ở trên có chạm vẽ rất khéo. Trong rỗng hình tròn, mặt trước là một tấm tròn có tráng men, vành ngoài khắc chữ tây từ 5 phút, 10 phút, 15 phút cho đến 60 phút, vành trong khắc số tiếng chuông của 12 giờ. Tý và ngọ cùng vị trên khắc 12 vạch, quý và đinh cùng một vị 1 vạch ở tây nam, thuận hành chuyển sang bên tả thì sửu và mùi cùng một vị 2 vạch, tuần tự cấn khôn 3, dần thân 4, giáp tân 5, mão dậu 6, ất tân 7, thìn tuất 8, tốn càn 9, tỵ hợi 10, bính nhâm 11, lại đến tý ngọ. Kim trong đi đến giờ nào thì chuông lớn theo số giờ mà đánh.
Trong có 2 bánh xe lớn, 10 bánh xe nhỏ, trục ngang nhỏ đều có răng cưa xen kẽ giữa bánh xe lớn và bánh xe nhỏ. Lại trên tấm tròn có tráng men mặt trước, ở bên trái trục giờ có một lỗ để chuyển phát, hễ thấy kim giờ khắc ở trục không đi thì dùng cái thìa khóa sắt xỏ vào lỗ mà vặn thì lại chạy. Trên đỉnh có treo một cái chuông lớn để báo giờ. Mặt sau có quả đồng trường canh lúc lắc không ngớt cho đồng hồ chạy''.
Nói xong thì lão Tân chắp tay: ''Hai vị đại nhân, lão hủ chỉ biết có bấy nhiêu đó thôi, còn có loại nào khác thì lão không rõ''
Lân thầm nghĩ [loại đầu tiên thì mình không biết, còn đồng hồ quả lắc thì từng thấy qua, lúc nhỏ nhà mình cũng có treo một cái, thỉnh thoảng mở cửa đồng hồ ra để lấy chìa khóa vặn cho nó chạy, nhưng do lúc đó hay nghịch phá nên đã làm hỏng đi cái đồng hồ đó]
''Ta chỉ có chút tò mò thôi, đa tạ lão đã diễn giải tỉ mĩ đến vậy. Trong đội của ông có bao nhiêu người''
''Dạ bẩm đại nhân, đội lão hủ có 15 người''
Lân gật đầu, nói: ''Uh, hôm nay ta sẽ mời mọi người ăn sáng. Ông chủ cho ta 16 phần bánh ngọt gói mang đi''
Lân định bụng chờ ông chủ mang bánh ra thì rời đi [từ Quy Nhơn trở về lại An Thái đi ngựa cũng phải mất nửa ngày mới tới được. Đã lâu mình không có ghé qua xưởng chế tạo xi măng]
Một nhóm lính hớt hải chạy đến: ''Đô đốc đại nhân, thuộc hạ tìm ngài đến khổ, tướng quân có việc cần tìm ngài''
Bỏ lại một trên bàn hai tiền, Lân đứng dậy chắp tay nói: ''Ta có việc phải đi trước rồi''
Trở về lại phủ đệ, Lân thấy Huệ đang ngồi chờ. Nhìn thấy Lân, Huệ đứng dậy nói:
''Lân huynh, bây giờ chúng ta qua bên doanh trại, ta muốn nghe ý kiến của huynh về cách luyện quân, cũng như tổ chức quân đội''
Lân chắp tay hành lễ: ''Mạc tướng tuân lệnh''
Đi tới doanh trại luyện quân, cùng Huệ tham quan một vòng, Lân nhìn thấy mà thất kinh. Binh lính đang được huấn luyện rất bài bản, phân chia từng khu rõ ràng cho các loại binh chủng. Từ khâu quy hoạch hạ tầng cho tới nơi sinh hoạt đều rất phù hợp [nếu như là mình ở cái độ tuổi như Huệ thì chắc không thể nào làm được như thế này]
Tổ chức quân đội gồm có 5 quân: Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu. Ngoài các quân chính Huệ còn tổ chức thêm những đội quân đặc biệt, gọi Tả Bật, Hữu Bật, Ngũ Chế, Càn Thanh, Thiên Cán, Thiên Trường, Hổ Ðôn, Hổ Hầu, Thị Lân, Thị Loan.
Mỗi quân gồm 5 bậc là Sư, Lữ, Tốt, Lượng, Ngũ như xưa. Quân đội lại chia ra từng đạo, cơ và đội. Ðạo thống cơ, cơ thống đội.
Đội từ 60 – 100 người, cơ 300 – 500 người, đạo 1.500 - 2.500, doanh từ 15.000 trở lên
Về phương thức bố trí doanh trại cho quân lính theo khí tài. Số quân tỷ lệ nghịch với số lượng khí tài, do đó nếu doanh trại nào nhiều quân thì số lượng khí tài ít và ngược lại. Như vậy, không gian ở tăng thì không gian chứa khí tài giảm. Từ đó dẫn đến sự linh động trong tổ chức không gian kiến trúc Doanh trại.
Ngoài chia các cấp quản lý, còn chia theo đặc trưng huấn luyện, vị trí đóng quân: Bộ binh, pháo binh, kỵ binh, tượng binh, thủy binh…Mỗi doanh lại có nét đặc trưng riêng của mình. Từ đáp ứng nhu cầu ăn mặc ở, sinh hoạt cho đến huấn luyện
Các khu chức năng được phân chia hợp lý: Khu trung tâm bố trí ở nơi có địa hình đẹp, thông thoáng, tầm quan sát rộng, thuận lợi cho công tác quản lý và điều hành đơn vị, là khu dành cho các chỉ huy, nơi làm việc, ghi chép sổ sách về hộ tịch của binh lính, số lượng người, quản lý binh khí, vật dụng, chi tiêu.
Khu sinh hoạt được bố trí ở nơi có địa hình thoáng mát, thuận tiện cho sinh hoạt và đi lại, phục vụ cho việc ngủ, nghỉ, vui chơi giải trí và các hoạt động tập thể.
Khu huấn luyện thao trường, bãi tập bố trí độc lập, đảm bảo đáp ứng yêu cầu huấn luyện. Bãi tập có thể mở rộng ra thêm cả phía ngoài của doanh trại khi cần thiết, các hoạt động chính là rèn luyện võ nghệ, tập bắn súng, cung tên, điều khiển đội hình, trận pháp, khẩu hiệu, huấn luyện voi, ngựa…
Khu kho vũ khí, đạn, chất nổ phục vụ chiến đấu được xây dựng thành khu riêng xa khu ở và các khu khác. Lợi dụng địa hình che đỡ như chân đồi, khe núi… để bố trí kho đạn, hạn chế ảnh hưởng khi xảy ra cháy nổ. Khu kho đạn trồng cây xanh để ngụy trang, có ụ đất xung quanh chống nổ lan, đồng thời có hàng rào bảo vệ, có chòi canh gác riêng.
Kho lương thực được bố trí sâu về phía sau, có đường rộng và bằng phẳng để thuận tiện cho việc cấp phát, bốc dỡ lương thực lên xuống xe chở, có lực lượng phòng vệ trang bị vũ khí đầy đủ, sẵn sàng chuyển sang trạng thái chiến đấu nhanh chóng.
Khu canh tác được bố trí nơi có địa hình thấp, cuối hướng gió, bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên của binh lính. Khu vực chăn nuôi như trâu, bò, dê, lợn, gà…hay khu trồng rau được khoanh vùng riêng. Ngoài ra còn có khu chiêu đãi, dùng để tổ chức yến tiệc.
Vừa tham quan, Huệ vừa giới thiệu qua một lượt. Trong lòng Lân đầy thán phục, vội lên tiếng nói:
''Tướng quân bố trí vô cùng hợp lý, mạc tướng quả thật bội phục''
Huệ mỉm cười nói: ''Ta cũng không đến mức tài giỏi đến vậy, trong việc bố trí doanh trại này có rất nhiều đóng góp tham mưu của Nguyễn Văn Danh và Nguyễn Văn Huấn. Chúng ta qua bên cái chòi cao kia đi, vừa yên tĩnh vừa có thể quan sát được các tướng lĩnh luyện quân''
Trên chòi cao đã có sẵn trà bánh, không khí mát mẻ, đúng như lời Huệ nói, từ nơi này có thể quan sát được nơi luyện quân. Huệ tự tay rót cho Lân một chén trà, sau đó lên tiếng hỏi:
''Theo như sư huynh thì quân đội lấy điều gì để phát triển vững mạnh?''
Lân ngẫm nghĩ một lúc rồi lên tiếng đáp:
''Con người và vũ khí tiến bộ là những nhân tố chủ yếu quyết định sự phát triển các phương pháp tiến hành chiến tranh và chiến đấu, trong đó con người là nhân tố quyết định nhất. Sở dĩ chúng ta đứng lên khởi nghĩa là do bị triều đình áp bức, chế độ thuế khóa hà khắc làm người dân không sống nổi.
Quân ta ngay từ buổi đầu khởi nghĩa đã giương cao khẩu hiệu công bình, lấy của cải của bọn quan lại và phú hào để phân phát cho dân nghèo, cho nên dù ta đi tới đâu cũng được nhân dân ủng hộ. Chính vì lòng căm thù vua quan triều đình, căm thù bọn cường hào ác bá bốc lột, đã tạo nên một tinh thần chiến đấu cao cho binh sĩ.
Để tạo nên một đội quân hùng mạnh thì phải lấy tiêu chí: Quân lính cốt hòa thuận, không cốt đông, để xây dựng quân đội và giáo dục tướng lĩnh và binh sĩ. Đoàn kết là sức mạnh''.
Huệ gật gù: ''Lời của sư huynh rất hợp ý đệ, vừa rồi huynh cũng đã thấy qua cách tổ chức quản lý binh lính, đệ muốn nghe ý kiến của huynh''
Lân trong lòng cười khổ [hết ông anh rồi tới ông em, sao cư thích cái trò thăm dò quá vậy, nhìn cũng nhìn rồi, thấy cũng thấy rồi, cứ thích khảo hạch ta là sao]
Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.
Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.
Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.
Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.
Tất cả chỉ có tại