Ninh Thích bị trói dẫn đi, nhưng vẫn nghiễm nhiên, không sợ hãi, ngửa mặt lên trời nói:
"Ngày xưa vua Kiệt giết Long Bàng, vua Trụ giết Tỷ Can, nay tôi cùng với hai ông ấy kể là ba người".
Quan Đại phu là Thấp Bằng thưa với Tề Hoàn Công:
''Người ấy không xu phụ quyền thế, không sợ uy nghiêm, chẳng phải là kẻ chăn trâu tầm thường đâu. Chúa công chớ nên giết. Hoàn Công nguôi cơn giận, truyền mở trói. Ninh Thích bấy giờ mới đem bức thư giới thiệu của Quản Trọng dâng lên.
Tề Hoàn Công xem xong, mỉm cười bảo: ''Đã có bức thư của Trọng Phụ, sao không đưa ngay''.
Ninh Thích thưa: ''Tôi nghe nói vua hiền chọn người mà dùng, tôi hiền chọn chúa mà thờ. Nếu chúa công ghét người thẳng, ưa người nịnh mà nhân lên cơn giận giết tôi, thì tôi thà chết đi, chớ quyết không đưa thư của quan Tể tướng làm gì nữa''.
Tề Hoàn Công bằng lòng lắm, truyền cho ngồi một chiếc xe sau. Tối hôm ấy, khi đóng quân lại nghỉ, Hoàn Công sai thắp đèn lên tự đi tìm mũ áo.
Có tên cận thần là Thụ Điêu hỏi: ''Chúa công cho tìm mũ áo có phải muốn phong cho Ninh Thích chăng?
Hoàn Công đáp: ''Phải''.
Thụ Điêu thưa:
''Từ nước ta sang Vệ cũng chẳng xa bao nhiêu, sao chúa công không cho người sang hỏi dò xem. Nếu thực là hiền, bấy giờ sẽ phong tước cho, có chi mà vội''.
Tề Hoàn Công nói:
''Người này là một bực đại tài không câu nệ những điều nhỏ nhặt. Hoặc giả khi ở nước Vệ, cũng có vài điều lỗi nhỏ, nếu dò hỏi biết những điều lỗi ấy chẳng lẽ lại phong tước cho. Còn nếu bỏ đi không dùng thì đáng tiếc lắm''
Nói xong, ngay đêm hôm ấy phong cho Ninh Thích làm quan Đại phu, để cùng với Quản Trọng trông coi quốc chính)
Còn như kẻ chăn trâu chỉ đáng phận tôi tớ thì chỉ biết đói thì ăn, no thì bỏ, ngày bỏ mặc trâu để đi ăn trộm quả, đêm ngủ say mà quên cả việc bỏ rơm cho trâu bò ăn thêm.
Bọn ấy chỉ biết thân mình, dầm mưa dãi gió, ra không biết kính sợ quỷ thần, vào không biết làm gì cho mẹ cha nhờ cậy, lêu lổng chơi bời vô độ, khi vui thì mặc sức reo hò múa hát, khi giận thì chẳng kể ruột thịt thân sơ, làm xấu cả cha anh, gieo oán hờn cho làng xóm. Bọn ấy chẳng cần hỏi tới làm gì”.
Khách nghe Đào Duy Từ ứng đối lưu loát, đã bác cổ lại thông kim, nên ai nấy đều ngồi nhìn và lòng thì lấy làm kinh hãi. Không ai bảo ai, tất cả đứng dậy khoanh tay thưa rằng:
''Ông quả là bậc thầy cao minh''.
Nói rồi, xuống mời Đào Duy Từ lên ngồi chiếu trên. Từ đó, gia chủ may sắm quần áo mới cho Đào Duy Từ, mời ngồi giảng sách, không bắt đi chăn trâu nữa.
Phú hộ Chúc Trịnh Long bèn kể chuyện này cho Trần Đức Hòa. Ông Trần Đức Hòa bèn tìm tới hỏi chuyện Duy Từ. Thấy Duy Từ có tài học rộng, ông mời về dạy học rồi gả con gái Trần Kim Nương cho. Thời gian này, Duy Từ thường ngâm bài "Ngọa Long cương vãn" bằng quốc âm để tự sánh mình với Gia Cát Lượng khi xưa.
Khi Trần Đức Hòa xem bài Ngọa Long cương của Đào Duy Từ liền nói rằng: ''Đào Duy Từ là Ngọa Long đời này chăng''.
Một hôm, Trần Đức Hòa đem bài Ngọa Long cương cho Nguyễn Phúc Nguyên xem, và nói:
''Bài này là do thầy đồ của nhà tôi là Đào Duy Từ làm''.
Đọc bài Ngọa Long cương, chúa Nguyễn biết Đào Duy Từ là người có chí lớn liền cho gọi Duy Từ đến. Mấy hôm sau, Đào Duy Từ và Trần Đức Hòa cùng vào ra mắt Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Thấy Chúa Nguyễn Phúc Nguyên chỉ mặc áo trắng sơ sài và đứng cửa nách đợi. Duy Từ dừng lại không vào.
Thấy vậy, Chúa liền vào thay đổi triều phục, áo mũ chỉnh tề rồi mở cửa lớn ra đón Duy Từ vào nói chuyện. Đào Duy Từ cao đàm hùng luận, tỏ ra rất am hiểu việc đời. Nguyễn Phúc Nguyên mừng lắm, liền sau đó chúa họp bàn đình thần phong cho Đào Duy Từ làm Nha úy Nội Tán, tước Lộc Khuê Hầu, trông coi việc quân cơ ở trong và ở ngoài, tham lý quốc chính.
Từ đấy Duy Từ nói gì chúa Nguyễn cũng nghe. Chúa Nguyễn thường nói với mọi người: ''Đào Duy Từ thật là Tử Phòng và Khổng Minh ngày nay''.
Năm 1629, Chúa Trịnh Tráng muốn lấn vào Nam bèn sai Nguyễn Khắc Minh đi mang tiếng là phong tước cho Chúa Nguyễn nhưng đồng thời cũng để dò xét. Đào Duy Từ, khi này là Tham tán, bèn khuyên Chúa Nguyễn che giấu lực lượng và tạm nhận phong để hòa hoãn với Chúa Trịnh.
Chúa Trịnh cũng đồng thời đòi Chúa Nguyễn cho con ra Bắc chầu, nộp 30 voi đực và 30 chiến thuyền để đi cống nhà Minh bên Trung Quốc, Đào Duy Từ khuyên là không thực hiện rồi bày kế cho chúa Nguyễn đắp lũy Trường Dục để phòng thủ. Chúa Nguyễn nghe theo và thực hiện ngay. Năm ấy Duy Từ đã ngoài ngũ tuần, phò chúa trong vòng 8 năm nhưng lại giúp chúa giữ vững được giang sơn, định hình được nhà nước''.
Kể xong, Lân cầm chén trà uống một hơi cạn sạch rồi nói tiếp:
''Ngày trước khi trả lời sắc của quận Việp ta đã lấy tích này mà chọc giận ngài ấy. Nếu như ta đoán không lầm thì chắc là khi đọc xong lời ta viết ắt hẳn quận Việp tức đến sôi máu''
Điểm cũng góp lời: ''Thế mới thấy, trong nhóm người chăn trâu chưa chắc không có người thông tuệ. Trong làng nho sĩ chưa chắc không có kẻ tiểu nhân. Người tài cao nhưng không gặp thời vận cũng thành kẻ bất đắc chí''
Hòa cười trêu chọc: ''Điểm đại nhân đi theo đại ca lâu ngày, nay cũng biết cảm khái rồi, tại hạ thật hâm mộ, ha ha ha''
Nhìn sắc trời đã qua giờ Ngọ, Lân bèn cho quân tiếp tục lên đường. Đi đến gần chiều thì tới chợ Long Định thì thấy có đám đông đang vây lấy một người, tay vẫn còn lăm lăm thanh gươm đầy máu. Tráng hán vứt gươm qua một bên, quát lớn:
''Người do ta giết, ta bình sinh ghét chuyện ác như cừu, đã nhìn thấy thì không thể tha. Đã dám làm thì dám chịu, ta đến cửa quan chịu tội đây''
Nói rồi sải bước dài đi nhanh, một vài người dân hiếu kỳ cũng đi theo. Lân thấy sự lạ, liền cho lính đến gọi người đó lại
''Ta là đô đốc quân Tây Sơn, đang trên đường về lại thành Quy Nhơn. Ngang qua đây thấy ngươi là người khẳng khái, dám làm dám chịu, nên muốn xét hỏi sự tình. Đại học sĩ La Xuân Kiều trấn thủ nơi này cũng là bạn của ta, nếu việc ngươi làm là vì nghĩa thì ta sẽ tha cho, còn vì hiềm khích riêng hay cuồng tính giết người thì ta xử ngươi tại đây, không cần đến cửa quan nữa''
Tráng hán quỳ xuống chắp tay bẩm: ''Bẩm tướng quân, tôi là Vũ Văn Nhậm vốn là tướng của quan trấn thủ Quảng Nam, vì không chịu theo bọn quan tham triều Nguyễn kết bè làm bậy nên mới bị hạch tội, phải trốn vào nơi đây.
Hôm nay, nghe người đi đường cho biết có tên cường hào cưỡng đoạt con gái chưa chồng. Nơi đây có quan quân khởi nghĩa trông coi, lại để chuyện cưỡng đoạt gái nhà lành giữa thanh thiên bạch nhật xảy ra. Nhậm tôi nghe chuyện máu nóng lại sôi, nhịn không được mới tuốt gương xông đến, tra xét mọi chuyện rõ ràng liền giết ngay tên ác bá, đang định đến cửa quan để chịu tội''
Lân lại hỏi những người dân đứng xem, tất cả đều trả lời y như vậy, còn khen ngợi Nhậm là bậc tráng sĩ, vì dân mà trừ hại. Lân lại cho gọi cô gái bị tên thổ hào kia cưỡng ép đến hỏi:
''Mọi chuyện như thế nào, nhanh nói cho ta rõ''
Cô gái tuổi chừng 17,18, mặt xanh mét, vẫn còn đang rất sợ hãi, quỳ mọp dưới đất, không dám ngẩn lên nhìn. Có lẽ đang lúc hoảng loạn nên không nghe được lời Lân hỏi. Điểm phải đứng ra nhắc lại:
''Tiểu cô nương, đô đốc hỏi cô về sự tình như thế nào, sao không trả lời''
Bấy giờ cô gái mới nghe thấy, vẫn cúi đầu nói: ''Bẩm…bẩm đại nhân, tên thổ hào Văn Thái muốn bắt tiểu nữ về làm tỳ thiếp, vị tráng sĩ kia…kia, giết hắn ta rồi''
Cô gái khó khăn lắp bắp chỉ có thể trả lời được như vậy. Một ông lão bước ra nói thay
''Bẩm tướng quân, già tôi là ông của cháu nó, nhà lão vốn nghèo, hai ông cháu phải nương tựa nhau mà sống, đoạn thời gian này tên thổ hào kia thấy cháu gái lão có chút nhan sắc nên muốn bắt về làm vợ lẽ, hắn ta trước nay ỷ thế ngang tàng đã quen, trong nhà có nhiều gia đinh, dưới trướng lại có nhiều tên du côn, du đãng, cho nên người dân trong vùng rất sợ hắn ta.
Hôm nay hắn ta mang theo một đám người đến bắt cháu gái lão, lão có cầu xin, van nài ra sao hắn cũng không tha, còn cho người đánh lão. Người trong làng biết chuyện nhưng chẳng ai dám ra can ngăn. Lúc đó có vị tráng sĩ đây đi qua, mọi người thấy lưng có giắt kiếm nên nghĩ là người giỏi võ nghệ, bèn thuật lại mọi chuyện cho tráng sĩ nghe. Tráng sĩ nghe xong thì đùng đùng nổi giận, nhờ người làng chỉ nơi mà đến cứu cháu của lão''
Nói rồi ông lão chắp tay vái dài. Lân sao khi tra xét qua một lượt tất cả những người dân thì cười nói:
''Vậy là mọi việc đã rõ, tên thổ hào kia đáng chịu tội, nhưng tùy tiện giết người là không thể được. Người đâu, bắt trói tên này lại, quay về lại Quy Nhơn sẽ trị tội sau. Tội chết có thể tha, nhưng không thể không trừng phạt. Còn về quan viên nơi này ta sẽ có thư gửi đến, kể rõ sự tình. Mọi người ở đây nếu có gì oan ức thì cứ thẳng đến phù huyện mà báo, nghĩa quân lấy chính nghĩa công bằng làm gốc, những việc như thế này nếu phát hiện sẽ trị tội rất nặng.
Còn về phía gia đình tên thổ hào kia, nếu còn gây khó dễ cho gia đình ông lão đây thì mọi người chung sức đến cửa quan mà tố cáo. Huyện Phù Ly này ngày trước chính ta là người đánh đuổi bọn quan lại triều đình, mong muốn mọi người có cuộc sống tốt hơn, không còn phải chịu cảnh bị chèn ép, bị chà đạp. Nay nghĩa quân đã tiếp quản nơi này thì không thể để bọn cường hào, ác bá có thể mặc ý tung hoành được''
Dừng lại một chút, Lân mới nói tiếp:
''Mọi người ai về nhà nấy cả đi, mọi việc đã được giải quyết rồi''
Những người dân vây xem, nghe Lân bảo giải tán thì liền lục tục tản ra trở về nhà, chỉ còn lại hai ông cháu. Lân lên tiếng:
''Tiểu cô nương đứng lên đi, không cần phải quỳ nữa. Lại đây ta có vài việc căn dặn''
Ông lão đưa tay vỗ vỗ vào lưng cô gái nói nhỏ: ''Tướng quân cho gọi con kìa, nhanh đứng lên''
Cô gái vội vàng đứng lên đi đến gần Lân, nét mặt vẫn còn sự lo sợ, hoang mang. Lân rút từ thắt lưng ra một túi tiền lớn, đưa cho cô gái. Trước nay Lân vẫn thường có thói quen mang nhiều tiền trong người, trong túi hình như còn một thỏi vàng và mấy quan tiền.
''Cầm lấy đi, về mời thầy lang bốc thuốc cho ông, ta thấy ông bị đánh không nhẹ đâu. Số tiền còn lại thì mở tiệm mua bán nhỏ hoặc dùng vào canh tác hoa màu. Nếu bị ai chèn ép, bức bách thì cứ đến cửa quan mà kêu, quan binh sẽ xử lý.''
Cô gái vẫn cúi đầu, không dám đưa tay ra nhận, ông lão phải giục mấy lần cô gái mới vội quỳ xuống đưa hai tay cao quá đầu nhận lấy, sụp lạy như giả tỏi, luôn miệng cảm tạ:''
''Đội ơn tướng quân, đội ơn tướng quân…''
Xử lý xong, Lân lại cho quân tiếp tục lên đường, trời cũng đã ngã chiều. Đi đến giờ Dậu thì cho quân hạ trại nghỉ ngơi. Lân sai lính mang Nhậm đến trước mặt, ra lệnh cởi dây trói
''Chàng trai trẻ, ngươi có gì muốn nói với ta không''
Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.
Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.
Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.
Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.
Tất cả chỉ có tại