Hai người lại xuống thăm thú cơ sở buôn bán, giao thương của gia đình lão Phú Kiệm. Một dãy cửa hàng, chiếm hơn trăm thước mặt tiền, nằm án ngữ ngay đầu phố, gần lối lên xuống bến nước. Nơi đây tấp nập khách ra vào, người mua kẻ bán đông đúc, đứng chật kín chen giữa những sạp hàng. Hàng hóa được bầy bán đa dạng, ngoài chiếu, võng còn có giỏ mây, mành rèm, thóc gạo… Đằng sau cửa hàng là nhà kho, khu chứa, được xây thành các dãy ngang theo hình chữ nhất.
Phúc không đi hết, nhưng ước chừng phải có sáu bảy dãy, rộng đến cả mẫu, bao quanh là tường lao cao vượt đầu người. Hàng hóa từ bến nước sẽ được tập kết về đây, phân loại, trước khi chuyển lên trước bày bán. Hơn ba mươi lao động đang làm việc hối hả, người khuân vác, người kiểm đếm, cân đong… Lão Phú Kiệm kể lại:
- Ông nội ta vốn là người ở đất Long Hưng, chuyên nghề đan chiếu. Hơn sáu mươi năm trước, nhà vua rời Hoa Lư về đây lập kinh, ông cũng theo về đây buôn bán. Sau này đến lượt cha ta kế nghiệp. Người các lộ Kiến Xương, Long Hưng thấy buôn bán được nên theo về ngày càng đông, dần dà thành phố phường tấp nập như bây giờ. Hễ ai là người Kiến Xương, Long Hưng cũng đều được tạo điều kiện, cắt đất cho lập cửa hàng cửa hiệu, hỗ trợ việc làm ăn buôn bán. Bù lại, bọn họ sẽ có nghĩa vụ phải đóng góp. Cậu Phúc, cậu có biết tại sao Phú ta lại ngưỡng mộ những người như cậu không?
Phúc lắc đầu, lão Phú Kiệm giải thích:
- Ta thích những bậc anh hùng, tráng sĩ, bởi họ có thể muốn đi đâu thì đi, muốn đến đâu thì đến, tự do làm những điều mình thích. Người như cậu sẽ chẳng bị vướng bận, ràng buộc vì điều gì, chẳng bao giờ chịu để bản thân bị chèn ép, có thể sẵn sàng vứt bỏ tất cả. Nói chung là được sống một đời tự tung tự tại, thoải mái với chính con người của mình, không giống như những con buôn chúng ta.
Những lời nói như ước vọng, lại ẩn chứa nỗi niềm dồn nén. Phúc không hiểu tâm tư trong lời nói, chỉ thấy những mong ước thật tầm thường thì thầm thắc mắc:
“Lão chủ phường Chiếu này thật kì lạ. Đi đâu, làm gì là ở tự bản thân, cớ gì lại thèm thuồng, ao ước đến vậy. Không lẽ lão bị ai đó cấm đoán, ngăn cản sao?”
Chàng tự liên hệ với bản thân:
“Như ta thì cũng có gì là thích cơ chứ. Lang thang nay đây mai đó, du thủ du thực, thực sự là vô định. Nếu không phải tìm kiếm quê hương gốc gác, ta chẳng thà cứ ở chốn biên cương với ông, với cô Hiền và mọi người. Từ hồi xuống xôi này, chẳng phải đã gặp bao hiểm nguy, mấy lần suýt m·ất m·ạng sao? Cái gì mà võ lâm giang hồ, cái gì mà anh hùng tráng sĩ chứ?”
Phúc thấy mình không thuộc về những thứ đó, lại có cảm giác sợ hãi:
“Dù có là người của võ lâm, kẻ có địa vị, danh tiếng hay trong các môn phái đứng đầu đi nữa, đâu phải muốn làm gì thì làm đâu. Tất cả vẫn phải dòm trước ngó sau, hành sự cẩn trọng, chỉ cần xơ xẩy là có thể m·ất m·ạng ngay. Nơi tất cả đều được giải quyết bằng đao kiếm thì có gì tốt đẹp chứ.”
Chàng cất tiếng nói:
- Con buôn thì đã sao, có gì không tốt chứ?
Lão Phú Kiệm hơi trầm giọng đáp:
- Đo là gian xảo, là bịp bợm, tất cả vì đồng tiền. Những con buôn chúng ta thấy cái gì kiếm được ra tiền thì bán, thấy có lợi là làm.
Dù lão đã cố ý tự nhục mạ, trì triết cái nghề nghiệp của bản thân, Phúc vẫn không thấy gì là xấu xa, ác cảm. Đúng hơn, so với những chuyện tranh đấu trên chốn giang hồ, hay phường tham quan ác tặc, một chút gian xảo, bịp bợm của những con buôn có là gì. Phúc nói:
- Buôn bán kiếm tiền thì có gì sai chứ. Chí ít là không hà h·iếp dân chúng, hại người như đám cường hào ác bá, tham quan vô lại. Những kẻ như vậy mới đáng bị lên án.
Chàng đâu hiểu rằng, tước đoạt đồng tiền của người trong lúc khốn khó cũng độc ác như đâm một nhát dao vậy. Lão Phú Kiệm thấy chàng nói vậy thì cho là khảng khái, có khí phách của bậc anh hùng. Lão thoáng nghẹn giọng:
- Cậu Phúc, cậu có biết tại sao người dân ở đây lại gọi ta là Phú Kiệm không?
Cái này Phúc đã được gã phu ở bến nước giải thích qua, nhưng không quá để tâm đến. Chàng lắc đầu, giả như không biết. Lão Phú Kiệm nói:
- Những kẻ không ưa, luôn cho ta là dạng hà tiện, bủn xỉn, keo kiệt, chế giễu ta là Phú Tiện. Nhưng bọn chúng lại chẳng có gan để đường hoàng gọi như vậy, thành ra lại đọc chệch đi, đổi thành Phú Kiệm.
Lão vừa nói vừa cười, điệu cười rất thoải mái, như chẳng bận tâm đến cái biệt danh đầy mỉa mai của mình.
- Phúc cậu xem, sau lưng ta là công việc buôn bán của gia đình, là sinh nhai của mấy chục con người. Còn cả cái phường Chiếu này nữa. Mọi người chỉ thấy hàng ngày, chuyện buôn bán cứ thế diễn ra suôn sẻ, nào có biết được đằng sau nó là rất nhiều việc phải lo liệu. Tô thuế, nô dịch, rồi những hà sách, vòi vĩnh của đám quan lại. Để qua được những việc này, phải nịnh bợ, lo lót rồi luồn cúi, đến chính bản thân cũng phải hạ thấp xuống. Chưa kể đường xá, bến bãi, kho tàng cần được cải tạo, sửa sang cũng đều cần đến tiền. Nếu như ta phóng tay, phung phí hơn, thử hỏi sẽ phải duy trì phường Chiếu này như thế nào chứ. Ai cũng muốn được trả công cao hơn, nhưng lấy ở đâu để trả thì lại chẳng ai quan tâm tới.
Rồi đột nhiên nhìn sang Phúc, ánh nhìn đầy khác lạ:
- Giá như phường Chiếu ta cũng có được một bậc anh hùng đội trời đạp đất như cậu Phúc để những kẻ nhiễu nhương chẳng dám tìm đến thì đỡ biết mấy. Lúc ấy, khoản tiền phải dùng để lo lót cho bọn chúng, sẽ được trả công cho tất cả ở đây.
Phúc thoáng bối rối. Chuyện lão Phú Kiệm kể thật giống với hoàn cảnh của những người dân ở trấn Lạng Giang, nơi bị đám giặc Khăn Đen hạch sách tiền bảo kê. Thật không ngờ ở ngay gần chốn kinh thành vẫn có những điều như vậy. Chàng cũng muốn ra tay giúp đỡ, nhưng lại sợ sẽ kéo bản thân vào các phiền phức không đáng có. Hơn hết thảy, chàng muốn lên đường đi tìm kiếm quê hương, chẳng muốn lấn lá ở lại nơi này.
Phúc đưa mắt ngắm nhìn khung cảnh lao động hối hả đang diễn ra, trong lòng suy tư. Lão Phú Kiệm thấy chàng không đáp, lại đứng tần ngần thì lấy làm lạ, liền hỏi:
- Cậu Phúc, cậu đang nghĩ gì vậy?
Phúc bất giác giật mình, vội đáp:
- Không, không có gì.
Chàng không muốn kể ra những suy tư của mình, bèn cố nghĩ ra điều gì để lấp liếm. Bất chợt, trong đầu là hình ảnh của thằng nhóc đầu trọc ở bên kia gò đất.
- Ông chủ Phú, ta… ta có điều muốn nhờ ông chủ Phú…
Chàng chưa nói hết, lão Phú Kiệm đã dò đoán:
- Cậu Phúc có việc muốn nhờ đến ta sao? Cứ thoải mái, ta sẽ cố gắng hết sức. Có phải cậu cần tiền không, là bao nhiêu?
Phúc xua đi:
- Không, không phải. Tiền công hôm trước ông chủ Phú cho ta, vậy là quá đủ rồi. Ta không có cần thềm đâu.
Lão Phú Kiệm thấy chàng phủ nhận chuyện tiền nong thì cũng chịu, không đoán ra được, chỉ còn nước hỏi:
- Vậy cậu Phúc muốn nhờ chuyện gì, xin cứ nói.
Phúc liền kể ra hoàn cảnh của thằng nhóc kia. Lão Phú Kiệm nghe xong thì đáp:
- Cậu Phúc muốn xin cho thằng nhóc vào chỗ ta làm ư. Cũng được thôi, chỉ cần là cậu Phúc nhờ, ta sẽ đáp ứng. Nhưng theo ta thấy, chỗ này toàn việc nặng nhọc, thằng nhóc đó sẽ khó mà theo được. Để ta giới thiệu nó tới chỗ ông Bảy. Chỗ đấy vải vóc, có nhẹ nhàng hơn. Chỉ cần ta có lời nhờ, ông Bảy tất không từ chối.
Không những nhận thằng nhóc vào làm ở tiệm vải của lão Bảy Lụa, lão Phú Kiệm còn cùng Phúc đến tận căn nhà lá, mang theo ít gạo làm quà cho mấy ông cháu. Sự tử tế của lão khiến Phúc vô cùng cảm kích.
Mấy ngày sau, lão Phú Kiệm có sắp cho chàng làm ở cửa hàng buôn bán của gia đình. Một công việc quản lý, có nhiệm vụ theo dõi, đốc thúc những phu dịch, bốc vác phân loại hàng hóa vào đúng vị trí niêm cất trong kho. Rõ ràng là một công việc hình thức, bởi tay quản lý đương thời vẫn đang ở đó. Rõ ràng là lão Phú Kiệm không muốn chàng cảm thấy buồn chán, nên mới sắp xếp nhưu vậy. Phúc thì vẫn thấy buồn chán vô cùng. Điều duy nhất khiến chàng phải để tâm đến, chính là cô con gái diệu của lão. Cũng phải đến tận mấy hôm này, chàng mới phát hiện ra. Cô con gái diệu của lão Phú Kiệm, quả thực vô cùng xinh đẹp.
Hồng Liên, tuổi độ mười sáu, mười bẩy, đang độ xuân thì. Nàng ta có vóc dáng kiều diễm, mái tóc dài đen óng ả và làn da trắng như ngọc. Nổi bật trên khuôn mặt trái xoan đôi mắt đen huyền lóng lánh. Không biết là do Phúc ngộ nhận, hay do thực tế mà mỗi lần Hồng Liên nhìn Phúc, trong ánh mắt đều như ẩn chứa chút tình