Sấm Động Trời Nam

Chương 88: Những kẻ trộm cắp



Giọng điệu lè nhè, dường như đã say cả rồi. Cả đám cùng cười rộ lên. Trước sự xua đuổi của lão chủ quán và mấy gã nhậu, Phúc đành lủi thủi rời đi. Trước khi đi, chàng không quên lấy trong vạt áo ra mấy viên sỏi, vốn lúc chiều lượm lặt để săn chuột. Một cái búng tay, viên sỏi bắn đi như tên, đánh trúng vào chân bàn.

Chiếc bàn chòng chành bị gãy một chân, thình lình hẫng xuống như người già khụy gối. Những rượu thịt bên trên cũng vì vậy mà xô nghiên, trôi tuột rơi lã chã trên đất. Đôi ba tên khách nhậu tỳ tay, bị mất chỗ tựa, bổ nhào về trước, lúi húi suýt cục đầu vào nhau. Phúc lại bắn tiếp một viên sỏi khác, đánh thẳng vào chân ghế. Chiếc ghế sập xuống, kẻ ngồi trên lập tức ngã ngửa ra, bốn vó chổng ngược lên trời như con rùa bị lật ngửa. Hắn chính là gã vừa thốt bốn chữ “ăn mày rác rưởi”. Mấy tên nhậu không biết là do Phúc làm, chỉ cho rằng đồng bọn đã say bí tỉ, mắt trông thấy ngã thì lại hò nhau cười khoái trá. Cả đám xúm lại dìu đỡ.

Ngặt nỗi tên nào tên nấy đã say ngất ngưởng, tự thân đứng còn chẳng vững, ngật ngưỡng như con lật đật. Kẻ lôi người kéo không đồng nhất, thành ra lại dắt díu ngã hết lượt, lổm ngổm nằm đè lên cả nhau. Tiếng kêu tiếng la oai oái, méo mó chẳng rõ lời. Đám nhậu bàn bên thấy vậy càng phá lên cười, còn Phúc thì hả hê trong lòng.

Chàng rời quán nhậu, thoát ra khỏi phường Chiếu rồi đạp cước như bay. Trên đường trở về, chàng lại nghĩ đến sới chọi ban sáng cùng lão hói Mạch Hoạch, để rồi tự trách bản thân. Giá như chàng không quá ham hố chuyện cá cược, không đến đó, thì đã chẳng rời vào cảnh phải rỗng túi. Hoặc chàng biết dừng lại khi đã thắng được đôi chút, đừng để mắc mưu lão hói kia, thì chí ít giờ đây vẫn có tiền để mua rượu. Nghĩ đến lão hói cùng cánh bản mặt ranh mãnh, chàng bất giác nhớ lại lời ông lúc trước:

“Ông đã từng dạy ta rằng, phàm ở đời, cái gì càng có lợi thì càng dễ hại thân, giống như thứ mật ngọt dùng để bẫy ruồi nhặng vậy. Lời ông dạy quả không sai.”

Phúc tự nhủ sau này sẽ phải cảnh giác hơn. Thoáng chốc, chàng đã về đến khu vườn chuối. Vừa dặn lòng chấp nhận ăn chay chỗ thịt nướng mà không có tí cay thì sự tình phát sinh biến.Trước mắt chàng, nơi đống lửa đang bập bùng cháy, toàn bộ chỗ thịt nướng chẳng hiểu bằng cách nào đã không cánh mà bay. Tất cả biến mất sạch trơn không dấu vết. Phúc vọt đến, đánh mắt nhìn quanh rồi bực dọc suy đoán. Có lẽ nào là chó mèo, hoang thú đã ăn mất. Không, chắc chắn không phải vậy. Chàng lắc đầu. Thú vật vốn sợ lửa, sẽ chẳng có con nào dám lấy đi đống thức ăn đang treo trên bếp lửa đang cháy rực cả.

Chàng lại dỏng tai lên nghe ngóng. Từ xa bên kia gò đất có tiếng xột xoạt vọng lại. Dường như là tiếng bước chân người đang luồn lách, chạy giữa những bụi chuối. Phúc nhìn kĩ hơn trên mặt đất. Dưới ánh lửa bập bùng, những dấu chân hiện ra mờ tỏ. Nhất định có kẻ đã đến lấy đi đống thức ăn. Nghĩ là vậy, Phúc chẳng do dự mà lập tức sử dụng khinh công đuổi theo.

Chàng lao đi nhanh như gió, vừa đến chân gò đất phía bên kia, thoát ra khỏi những bụi chuối thì đã bắt kịp. Một bóng người đang vội vã chạy băng qua đồng cỏ hoang. Phúc giận dữ hô lên:

- Đứng lại!



Tiếng hô khiến cái bóng kia giật mình, vấp chân mà ngã nhoài ra trước, nằm sấp sập. Phúc đáp xuống, từ từ tiến lại gần. Lúc này, chàng có thể trông rõ hơn. Bóng người trước mặt hiện ra là một thằng nhóc. Nó vừa ngổm dậy thì đã lập tức quờ tay, vơ lấy mấy xiên nướng vừa bị rơi ra. Vừa quờ tay, nó vừa ngước mắt lên nhìn. Thật kì lạ, dường như nó quan tâm tới mấy xiên thịt hơn là việc bị người khác truy đuổi. Phúc lớn tiếng nạt:

- Nhóc con, sao dám c·ướp đồ ăn của ta.

Thằng nhóc không đáp. Tiếng nạt cơ hồ làm nó sợ hãi. Phúc lại nhìn kĩ hơn. Thằng nhóc chắc độ mười hai, mười ba tuổi, cái đầu trọc lóc, gầy gò, lấm lem và rách rưới. Ánh nhìn tra xét của chàng khiến nó nem nép thu mình, hai hàm răng đánh lẩy bẩy, nghẹn ứ không thốt ra lời. Dẫu vậy, hai tay nó vẫn cố kiết ôm chặt vào lòng đống đồ nướng, không chịu buông bỏ. Thái độ kì lạ của nó khiến Phúc thấy lạ. Dường như thằng nhóc đang rất đói, cái bộ dạng rúm ró của nó trông thật tội. Chàng định với tay, giật lại đống đồ ăn, nhưng bất giác mủi lòng.

- Đi đi.

Rồi quay lưng. Thằng nhóc được tha bổng, vội vã ba chân bốn cẳng chảy tuốt đi. Đến khi Phúc ngoảnh lại thì bóng nó đã xa tít cuối đồng cỏ hoang, lẩn vào cảnh đêm đông xám xịt. Nhìn dáng hình gầy gò, rách rưới của nó, chàng lại nhớ tới những đứa trẻ đói khổ ở chốn biên viễn. Thương cảm dâng lên trong lòng, thôi thúc bước chân. Chàng đạp cước, âm thầm vọt theo.

Cuối cánh đồng hoang, lọt thỏm giữa những bụi cây hoang dại có một căn nhà. Gọi là căn nhà cũng không đúng, bởi nó chỉ nhỏ bé, lụp sụp như túp lều, với những bức vách xiêu vẹo. Từ trong căn nhà có ánh sáng hắt ra, theo cùng là tiếng con trẻ. Phúc dừng bước ở cửa. Đập vào mắt chàng là ba đứa trẻ đang ngồi quây bên đống lửa, chúi đầu thưởng thức đống chuột nướng. Bọn trẻ có vẻ đói khát, nên ăn một cách ngấu nghiến. Thỉnh thoảng, chúng ngẩng đầu lên, hồn nhiên nói cười. Thằng nhóc khi nãy cũng ngồi đó, nhưng chỉ để nom mấy đứa còn lại. Nó không tham gia vào bữa tiệc. Sau lưng chúng, một ông lão già cả đang ngồi trên chiếc trõng tre, đôi tay run rẩy bóc gỡ xiên thịt rắn. Ông lão ăn từng miếng thật khó nhọc, chốc chốc lại ho lên khù khụ. Cả chiếc trõng tre rung lên như muốn sập xuống. Phát hiện có người lạ, ông lão ngưng lại, ngước mắt lên trông. Cả thằng nhóc kia cũng vậy. Mấy người dương mắt nhìn nhau.

Ông lão lại đánh mắt nhìn thằng nhóc, có lẽ đã hiểu ra. Gương mặt vừa xong còn ánh lên niềm vui, giờ đã hiển hiện nét bi ai, sầu thảm. Hai hàng mày lão lưa thưa trĩu nặng, những lớp nếp nhăn xô lại. Một cái thở dài não nề, bàn tay cầm xiên thịt nướng buông thõng xuống.

Thằng nhóc khẽ cúi đầu, rồi lại ngước nhìn Phúc, ánh mắt như thể van lơn. Chàng bỗng nhiên cảm thấy ái ngại, trong lòng có chút gì đó như tội lỗi. Dường như, chính chàng vừa phá hỏng một bữa tối vui vẻ. Nghĩ là vậy, bước chân lặng lẽ rời đi.

Ngồi trên gò đất cao và phóng tầm mắt về cánh đồng cỏ hoang, Phúc chưa thôi bị ám ảnh. Hình ảnh năm ông cháu khốn khó trong chiếc lều tranh rách nát vẫn hiển hiện trong tâm trí. Hóa ra, thằng nhóc đó lấy trộm đồ ăn của chàng là để lo cho những miệng ăn ở nhà. Có lẽ, nó đã phải nói dối bằng cách nào đó, để người ông già cả ốm yếu bằng lòng ăn xiên rắn nướng. Nó cũng đã nhịn miệng, để ba đứa em thơ được no nê hơn. Một đôi vai gầy gò, nhỏ bé, nhưng phải gánh vác trách nhiệm to lớn. So với thằng nhóc, Phúc tự thấy bản thân vẫn còn hạnh phúc chán. Ít ra, chàng còn được ông, được cô Hiền và mọi người đùm bọc, che chở. May mắn sao, trong lúc tức giận, chàng đã không đả thương nó.



Canh ba, trời vẫn trong đêm đen xám xịt. Phúc quay trở lại túp lều tranh. Lại là thằng nhóc với cái đầu trọc lóc ra đón. Không rõ nó thính ngủ, hay do trằn trọc không ngủ được. Chỉ biết Phúc vừa đến, khẽ động hàng rào, nó đã mở cửa bước ra. Cả hai đứng trên khoảnh sân nhỏ như chính túp lều. Phúc lấy trong người ra mấy đồng, đưa cho thằng nhóc.

Là chàng đã lên phương Chiếu, lén trộm mang về cho nó. Việc t·rộm c·ắp chàng cũng đã làm nhiều, nhưng đều là trộm của người giàu để chia cho dân nghèo. Những kẻ bị t·rộm c·ắp trước đây, chàng đều biết đích xác là lũ quan lại, trọc phú bất lương. Riêng lần này thì khác. Lạ nước lạ cái, Phúc chẳng rõ cái sự thiện lương của dân xứ này ra làm sao. Nhưng vì muốn cho thằng nhóc cũng mấy người ở túp lều này chút rau cháo, chàng đã chọn đại một nhà buôn trên phố.

Đương nhiên, số tiền bị t·rộm c·ắp cũng không lớn.

Túi tiền có mười đồng, được dốc ra. Phúc dự định cho thằng nhóc tám đồng. Hai đồng còn lại, đợi khi trời sáng, chàng sẽ mua lấy chút rượu để uống. Nhưng khi đối diện với tấm thân gầy gò, gương mặt hốc hác, tâm can chàng không cho phép chàng làm như vậy. Hơn hết thảy, chàng có mối thù với lũ giặc c·ướp, vì vậy tuyệt chẳng thể làm chuyện t·rộm c·ắp cho mình. Thằng nhóc nhận mười đồng trong tay, rưng rưng nước mắt. Có lẽ nó đã muốn khóc lên thật to, nhưng lại sợ đánh thức mọi người. Hai bờ môi mím chặt.

Phúc lần nữa rời khỏi túp lều tranh. Ngay lúc này, chàng nhận ra cái bụng của mình đang réo lên ầm ĩ.

Sáng hôm sau, tại phường Chiếu.

- Muốn xin công hả, đi chỗ khác đi. Nơi này có đủ rồi.



Giọng tay chủ một tiệm chiếu vang lên. Đã là quán thứ ba Phúc tìm đến xin công, nhưng tất cả đều bị từ chối. Chàng lang thang các hàng quán, mong tìm được một chốn nhận làm. Chàng muốn kiếm lấy ít tiền mua rượu, trước khi tiếp tục lên đường trong hành trình dong duổi. Nhưng khốn thay, chẳng có quán nào chịu nhận. Tất cả đều xua đuổi chàng như xua đuổi một thứ gì đó phiền phức. Lão chủ quán rượu hôm qua thương tình, chỉ cho chàng xuống khu bến nước. Dưới bến thuyền ra thuyền vào tấp nập, việc bốc dỡ hàng hóa lên xuống nặng nhọc, rất cần lao động.

Chủ của khu bến là một gã thô biền, họ Cao tên Điện. Vừa nghe Phúc đến xin làm công, hắn đã lớn tiếng hách dịch:

- Muốn xin công hả, có làm được không mà xin?

Hắn trông bộ dạng của Phúc có phần mảnh khảnh, không được lực lưỡng, béo tốt thì có ý coi thường sức khỏe. Sau khi nhìn lại, thấy chàng cũng rắn rỏi, tráng kiện thì giọng điệu dịu xuống:

- Có bê vác được nặng không. Ra nhấc thử cối đá kia xem sao.

Rồi hất hàm, hướng ra cối đá ngay gần đó. Phúc dù một thân võ nghệ, nhưng không muốn khoe ra, vì vậy với yêu cầu của gã Cao Điện thì y lời đáp ứng. Cối đá vừa một vòng tay, nặng cũng đến bẩy tám mươi cân, người thường xem chừng khó mà nhấc lên nổi. Chàng quàng tay, khom lưng, hít một hơi rồi nhấc bổng cối đá lên. Với chàng, việc này không khó khăn gì. Gã Cao Điện tròn mắt, há hốc mồm, thoáng biểu lộ sự kinh ngạc rồi như tán thưởng:

- Thằng này khá quá nhỉ:

Phúc liền hỏi:

- Thế nào? Ta được nhận vào làm chứ.

Gã Cao Điện chẹp chẹp cái miệng:

- Sức khỏe tốt đấy. Chỉ là có chút nhầm lẫn, không tính, không tính. Để xem nào, muốn được nhận vào thì phải nhấc được … - hắn đánh mắt nhìn quanh, như thể tìm kiếm thứ gì đó - là nó. Đúng rồi, chính là nó.

Hắn trỏ tay về phía một khối đá to như cột định, dài vượt đầu người, khá chi vuông vắn, đang nằm chênh vênh ngay sát mép nước.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.