Hắn đã thực hiện được đến 80-90% kế hoạch đề ra rồi, chỉ cần phong tỏa được Sâm Châu liên hệ với An Nhân Quan, tìm Tích được và phối hợp cùng quân Bắc Mân thì coi như xong chuyện. Tống lúc đó bắt buộc phải ngồi bàn đàm phán.
Còn hơn mười vạn quân Trương Thủ Tiết hắn sẽ vây chết ở hẻm Lỗi Dương.
Lúc này khảo sát tận mắt địa hình Hoành Dương thì hắn lại thấy nơi đây mới thích hợp cho bản thân quân Đại Việt thủ. Tuy là tứ trống nhưng lại có hai con sông ngăn chặn xung quanh, pháo Việt rất mạnh cho nên muốn đổ bộ qua sông là không đơn giản.
Chỉ cần bố trí đúng mấy cái trại cùng đặt hỏa pháo đúng chỗ thì quân Tống ở Trường Sa đến bao nhiêu tiếp bấy nhiêu.
Ngô Khảo Ký cũng không ngờ có thể lấy được Hành Dương trong 2 ngày. Do đó Lý Kế Nguyên càng không cần đi Hành Sơn mà ở nơi này xây trai thủy binh. Có thủy binh Lý Kế Nguyên bảo kê lại thêm xây hệ thống trại bao quanh làm vệ tinh cho Hành Dương, 8 vạn quân tụ lại một chỗ để xem quân Tống dám bỏ Trường Sa toàn lực đánh Hành Dương không?
Nếu chủ là năm vạn sáu vạn…cử đi đánh Hành Dương? Nạp mạng. Nếu trên mười vạn, chỉ ngang quân với Ký, mà ngang quân Ký chưa sợ quá ai. Hai mươi vạn? Đại Tống móc ra được đấy. Nên nhớ vẫn còn mười mấy vạn quân bị nhốt ở Sâm Châu, Hạ Châu đó.
Nói lui một vạn bước, nếu rút tầm trên 7 vạn từ Trường Sa thì Tích có mà làm gỏi cả khu ấy. Cho nên quan trọng nhất phải bắt liên lạc với Bắc Mân cùng phối hợp hai bên tác chiến.
Trận này là lần đầu tiên Ngô Khảo Ký phối hợp cùng Tích trên cương vị mỗi người độc lập chỉ huy một cách quân lớn mà không phải Tích dưới quyền chỉ huy quả Ký. Nhưng Ký không biết lúc này Tích mang thương tích trong người đi đập Thái Thị dằn mặt cả Bắc Mân rồi.
Nùng Cao Xương, Hoàng Thừa Trí dẫn quân đến Lỗi Dương hẻm bắt đầu xây công sự, bố trí phục binh chờ đợi một kẻ địch mà sẽ không bao giờ đến.
Lý Hoằng Chân sau một ngày điên cuồng quét tước các trại nhỏ cũng đem ba ngàn tù binh cùng hai vạn quân lò dò quay lại Hành Dương muốn hội quân cùng Ký công cái thành này. Nhưng xế chiều đến nơi mới biết tòa thành này đã thuộc về Đại Việt, vậy là hắn lủi thủi đem hai vạn quân đến trại mà đóng.
Lý Kế Nguyên có hai vạn Tráng dân lúc này cũng không có đi Hành Dương mà ở lại nơi này xây Thủy trại tạm thời theo ý Ngô Khảo Ký. Có 2 vạn tráng binh công việc chôi chảy hắn lên. Lại có thêm 5 ngàn tổng cộng Hán tù binh cho nên lại càng nhiều sức lao động.
Dĩ nhiên Hành Dương có gì nhiều nhất?
Lương thực.
Nơi này thông đường thuỷ đi Trường Sa. Muốn vận lương đi Sâm Châu, Hạ Châu ắt phải quá cảnh nơi đây. Cho nên lương thực còn tồn khá nhiều. Thẩm Tông Cồ đi vội làm gì dám mang đi bao nhiêu.
Có thể không ăn lương khô thì không nên đụng, lương khô là chiến lược vật tư hành quân, lúc này đang đóng quân yên lành, có điên mà đi lôi lương khô ra ăn.
Ngựa thì có đến hơn bảy ngàn con xác còn tươi, quân sĩ điên cuồng xử lý lột da lóc thịt ướp muối hun khói.
Ăn làm sao hết được ngay chỗ nầy mấy ngàn tấn thịt ngựa. Mỗi con ngựa chiến tính sơ sơ 250kg thịt đến 300kg chỗ này hơn 7000 con phải tới 2 ngàn tấn thịt trở lên.
Thịt ngựa thì mau ôi cho nên quân sĩ phải nhờ cả đến nhân dân ở vùng này giúp đỡ làm thịt ngựa.
Tất nhiên không giúp không công. Quân Đại Việt chỉ lấy nạc thịt đem ướp muối hun khói. Nội tạng đầu xương đầy thịt đều cho dân cả. Không ăn sẽ hỏng nên giữ làm gì.
Tất nhiên ngàn năm trăm bộ xương ngựa chứa đầy thịt chưa dóc được giữ lại cho đại nồi nấu cả quân doanh mấy vạn người thưởng thức.
Bên nhán dân binh Tráng cũng được 700 bộ xương.
Nhánh Tây Lương binh 200 bộ.
Ngay cả quân Hán tù binh cũng cho chấm mút 150 bộ, có sức mới lao động được.
Còng lại là cho hết bà con Hành Dương cùng các huyện phụ cận.
Lần này dọn dẹp chiến trường chôn cất thi thể là quân Đại Việt không có lo.
Dân ở đây sáu năm là do Bắc Mân quản cuộc sống khá tốt. Quân Tống đến là đoạt lương chưng lương một hồi…. Hầy hầy … cho nên …
Bận nhất lúc này là ai? Lực lượng nào bận nhất?
Là Ngô Khảo Ký bận?
Là dân phu xây công sự bận?
Là bịn sĩ là thịt ngựa, hun khói thịt bận?
Xin lỗi đi ạ, bận nhất là Cẩm Y Vệ. Đầu tiên đó là giúp hai ngàn Tây Lương binh làm quen xì ke, sau đó một tháng thì Đại Việt sẽ có một nhánh trọng kỵ binh thực sự.
Tiếp theo là tra khảo đám tù binh Hán cũng bằng xì ke , sau đó tìm thằng nào bất mãn chế độ Tống, bất mãn triều đình Tống, có thù với quan Tống sẽ lọc ra bổ xung Ưng Vệ.
Bọn này có thân phận Tống Binh sĩ cho nên rất dễ thâm nhập vô do thám nội tình quân Tống.
Cho nên lực lượng Ưng vệ , Cẩm Y Vệ bắt đầu cảm thấy giật gấu vá vai không đủ. Ngô Khảo Ký phải biên thư gấp về Quế Lâm yêu cầu Cẩm Y Vệ , Ưng Vệ đang ở các thành trì Bắc Việt nhanh nhảnh tách ½ qua Hành Dương giúp sức.
Đi lại đi lại….
Đi lại đi lại…
Ngô Khảo Ký đã lượng lờ qua cái đại sơ đồ này tầm chục lần rồi….
Câu hỏi đặt ra trong đầu của hắn là .
Tiến đánh Sâm Châu hay không?
Tiến đánh rồi cử quân chiếm đóng hay không?
Nếu tiến đánh thì ai là chủ tướng?
Nếu chiếm đóng thì ai thủ thành?
Nói đến việc đánh Sâm Châu lại nhắc đến Kỵ Binh Tây Lương.
Thật lúc này Ký ca không biết là nên đầu độc họ nghiện nữa hay không, nhưng chót lỡ làm không thể dừng được.
Vì sao đi đầu độc Kỵ Binh Tây Lương?
Vì Ký cảm thấy họ chiến đấu quá nhiệt huyết quá dũng mãnh, quá man rợ mà nghĩ rằng những người này là trung thành, không có khả năng thuyết phục, chỉ có dùng thuốc phiện mới có thể nắm giữ họ. Nhưng sau qua bốn ngày dùng thuốc phiện thì Ký phát hiện mình đã quá vội vã, qua sai lầm rồi.
Kỵ Binh Tây Lương? Không phải người Hán… tuy mặc áo Hán, biết nói tiếng Hán, nhưng thể hiện khinh thường binh sĩ Hán yếu đuối có lẽ đã nhiều lần thể hiện qua mặt bọn họ đúng không?
Phải rồi….đúng như mọi người đoán 80% Kỵ Binh Tây Lương là người dân tộc tiểu số sống ở Vĩnh Hưng quân lộ ( Thiểm Tây ngày nay). Cái tên nói lên tất cả, nghe quen quen đúng không nào, giống giống như nơi nào đó đã từng nghe qua vậy…. Tĩnh Hải quân đúng không?
Dạ vâng không sai, đung như mọi người nghĩ ngợi rồi. Vĩnh Hưng Quân lộ chính là chế độ phiên thuộc, đô hộ phủ của triều Đại Tống. Ý nói nơi này không có nhiều người Hán mà toàn là người khác tộc nhưng lại quy thuận triều đình Đại Tống.
Không sai nơi nầy dân bị người hán gọi là Rợ Khương.
Khương không phải là một tộc, mà là tên gọi chung của 20-30 sắc tộc dân du mục sống dọc từ Bắc Tứ Xuyên- Cam Túc Ninh Hạ và trung + bắc Tứ Xuyên ngày nay của Trung Quốc.
Vùng Tứ Xuyên chắc hẳn có đông dân Hán Sống chỉ có ở vùng phía Nam thuộc Quan Tung đất ( Quan Trung đất nghĩa là vùng đất ở trong quan ải , có 4 cái quan ải tạo nên Quan Trung- Tiêu quan phía Bắc- Hàm Cốc Quan phía Đông, Vũ Quan phía Nam- Đại Tán Quan phía tây.). Cho nên Vĩnh Hưng quân lộ không phải chỉ toàn bộ Tây Xuyên ngày này của TQ mà chỉ 1/3 diện tích miền trung của Tây Xuyên, 1/3 phía Nam nơi có thành Trường An ( Đã bị phá hủy, lúc này chỉ xây lại bổ thành nhỏ chu vi 11 km cao 12m thôi) là người Hán sinh sống. 1/3 miền trung Tây xuyên là Vĩnh Hưng quân lộ đô hộ phủ người Khương sống, và 1/3 phía bắc của Tây Xuyên là thuộc người Hạng Đảng Khương nắm giữ hay rõ hơn chính là một phần của Tây Hạ Quốc.
Vĩnh Hưng quân lộ chính là nơi người Hán dùng làm khu giảm sóc đối với người Tây Hạ. Kỵ binh Tây Lương điên cuồng mà Ngô Khảo Ký thấy là từ đây mà ra.
Nói như vậy để mọi người hình dung tâm tư suy nghĩ của đám lính kỵ binh Tây Lương.
Phải đúng, họ bị Hán Hóa, họ bị nông dân hóa, quên đi nhiều tập quán du muc, cưỡi ngựa bắn tên của mình nhưng họ chưa bao giờ coi mình là người Hán. Cho nên đám này chiến đấu vì… miếng ăn.. vì sinh tồn cuộc sống.
Bảo sao chúng đánh liều mạng không sợ chết như vậy. Nó chẳng liên quân một tí nào đến sự trung thành với Đại Tống cả.
Cho nên trên thực tế nếu vận vận một chút, không cần thuốc phiện có thể lung lạc được đám này. Chiến vì miếng ăn manh áo. Đại Việt thiếu thứ đó sao? Ngô Khảo Ký lại bắt được một nhược điểm của Địch Viễn.
Nhưng nói đi cũng nói lại, tuy dùng thuốc phiện sau 10 năm đám này trọng kỵ binh sẽ phế nhưng… trong lúc lửa bén lông mày lúc này… vẫn là một phương pháp tốt.
Mấy ngày liên tục dùng thuốc phiện có thể nghiện không?
Không.
Cắt thuốc cũng sẽ tạo nên cảm giác kinh khủng thèm nhưng không đến nỗi vật vã, vẫn chịu được bình thường. Nhưng người Khương lại không muốn, vì cuộc sống quá tàn khốc và cơ cực ở cao nguyên Vĩnh Hưng quân lộ mà họ chấp nhận bán mạng cho Tống. Nay có thứ làm họ lung lạch quên đi thực tại tàn khốc cho nên đám này bám vào.
Dùng thứ kia có thể thấy năm vị đại thần cùng mười hai tiểu thần, thấy được siêu thóa. Cho nên người Khương không có từ bỏ nổi.
Về phần gia đình, tập tục Khương? Quá nhiều tập tục nhưng người ở đây có một triết ly duy nhất, Trước tiên phải sinh tồn trước cái đã. Cho nên đây là nhánh quân chiến vì sinh tồn bản thân, điên cuồng, hung hãn. Nhưng… lại rất sợ đói khát, sợ chết.
Mâu thuẫn sao?
Họ vì không sinh tồn nổi mới chiến, vì đói khát cơ cực mà bán mạng. Đó là một kiểu sợ chết rồi. Nhưng khi họ chiến vì sinh tồn lại biến thành những con thú hoang điên cuồng. Đôi khi tâm lý con người không thể dùng vài ba chữ mà lột tả hết được.
Đây là người Khương nói tiếng Hán tốt đã bị Hán hóa nhiều cho nên có thể tiếp xúc bằng mặt ngôn ngữ được, nếu họ chỉ biết tiếng sắc tộc của mình thì đúng là chịu chết.
Trong này có không ít quý tộc Khương, khi dò ra đều được bí mật đem đi xử tử cùng những thân binh của bọn hắn.
Tổng cộng lọc tới lọc lui còn lại 1423 tên Khương binh hoàn hảo có thể chiến đấu ngay. 512 thằng bị thương nhẹ đang điều trị cũng không lâu có thể chiến đấu được. Đã đến lúc cần nói chuyện thẳng thắn cùng bọn này rồi.
Cũng chính bọn Tây Lương binh này khai ra rất nhiều tình hình ở Sâm Châu khiến Ngô Khảo Ký cảm thấy băn khoăn nên chiếm nơi này hay không.
Sâm Châu thật ra không hề gần Hành Dương, Từ Hành Dương mà đi Trường Sa cũng chỉ 130km, từ Hành Dương đi Sâm Châu cũng 90km rồi.
Nhưng Đại Tống lại chọn Sâm Châu làm cứ điểm tấn công An Nhân quan vì sao? Tại sao không chọn Hành Dương gần hơn làm cứ điểm?
Đơn giản vì nếu đánh từ Hành Dương vào An Nhân quan kiểu gì cũng ăn đòn kẹp từ quân Mân ở Lê Lăng tập vào cánh. Không ai chịu nổi. Cho nên dùng Sâm Châu lách khet hung lũng Bach Sơn chính là chỉ một mình đối diện An Nhân sẽ dễ đánh hơn.
Tình hình Sâm Châu đã rõ như ban ngày.
Binh có 4 vạn bị Địch Viễn rút đi 2 vạn chỉ còn lại hai vạn bộ binh. Trong đó 7 ngàn lập trai khóa lại An Nhân. Do đó trong thành chỉ tầm vạn rưỡi.
Cái thành này toàn là dân tộc Tráng, Mân, rồi một ít Hán, muốn huy dân giúp đỡ thủ thành bỏ đi. Dân không phải đã là phúc tổ cho quân Hán rồi.
Cho nên đánh Sâm Châu không khó. Vấn đề là chưa tìm thấy đại đội quân Trương Thủ Tiết nên Ngô Khảo Ký không dám loạn động. Đang đánh Sâm châu bị hơn mười vạn quân thọc hậu thì thốn lắm. Chia quân đi đánh Sâm Châu chỉ có thể 1 vạn, cộng thêm 2 vạn Tráng quân của Nùng Cao Xương. Đám này mà gặp mười vạn quân của Trương Thủ Tiết là xác định thăng thiên.
Không đánh thì thèm, bỏ quá uổng, đánh thì không chắc chắn.
Lại thêm vấn đề đánh xong sao thủ? Nó quá xa Hành Dương để cấp cứu kịp thời. Thủ Sâm Châu trong lúc bất kỳ lúc nào hơn mười vạn quân của Trương Thủ Tiết cũng đến, lại phải phân quân Hành Dương đi hỗ trợ… cái bài toàn này … rất khó giải.