Ngô Khảo Ký bần thần ngồi trong Hành Dương thành phủ thành chủ.
Chạy hết rồi.
Chạy sạch sẽ rồi.
Trừ Tây Lương kỵ binh bị giết, bị thương ở chiến trường thì chỉ bắn sống được hai ngàn lính ở trong Trại Tống mà thôi.
Còn lại chạy sạch sẽ không bắt được thêm thằng nào.
Nhớ lại tối hôm qua chuyện.
Lý Kế Nguyên nhận được báo hiệu thì xuất quân. Ba mươi chiến hạm của hắn mò đến bờ sông đối điện chỗ Địch Viễn mà điên cuồng nhả đạn pháo.
Mười chiến hạm khác thì mò đến sát bờ sông nơi Đại Việt đang bố trận.
Quân trận Đại Việt sát bờ sông trong đêm tối khó nhìn không?
Hẳn là khó nếu có cồn đất hay cây che lấp.
Cơ mà chỗ này là doanh trại Tống nó xây.
Có cây nó chặt mất béng còn đâu.
Thật ra chặt cây xây doanh có hai tác dụng. Một dĩ nhiên là để xây doanh rồi… khà khà, tác dụng thứ hai đó chính là để thoáng tầm nhìn tránh tặc nhân có thể ẩn nấp.
Cho nên ít thằng lập doanh nơi chằng chịt cây cối, một là dễ bị đốt chết, hai là dễ bị áp sát tập kích. Dĩ nhiên có Lưu Bị sở thích ngược người cho nên mới bị họ Lục hấp diêm. Thôi không nói chuyện xa xôi tốn thời giờ.
Để tránh kỵ binh Tây Lương vòng đường bờ sông tập kích Tả quân cho nên Ngô Khảo Ký cho đóng quân sát bờ nhất có thể. Tầm cách khoảng 100m đường đi thì tầm 10-20k đủ mấy hàng ngựa thông còn lại trải ra là bãi bồi lầy không ai đi được.
Kỵ binh mà dám xông khe hẹp này thì vào bao nhiêu xiên chết bấy nhiêu.
Chính vì đóng gần sông nên cuộc chiến giữa Kỵ Binh Tây Lương và Trường thương binh cũng xát ngay sông.
Chiến thuyền tiếp cận thậm chí nhìn rõ dãy đèn quân trận Đại Việt , ánh sáng đèn pha xa tháp, ánh đuốc của quân Tây Lương kẹt giữa làn tên đạn và trường Thương Lâm Trận.
Khoảng cách 300-400 m có khối mà bắn lệch được, chỉnh pháo thẳng tránh xa dàn đèn bão của quân Đại Việt, nhắm thẳng vào đám đuốc quân Tây Lương kỵ đang nhốn nháo.
Thảm sát.
Trước đây pháo cối, cung thủ giết người là trong chiến đấu.
Lúc này thuỷ binh bắn thẳng pháo là thảm sát.
Năm mươi hoả pháo trên mười tàu điên cuồng bắn thẳng.
Mỗi quả đạn 120ly gang đặc bay với vận tốc 400m/s có thể xuyên đến 4-5 con ngựa không vấn đề ở tấm bắn 300-400m. Lúc này động năng của đạn chưa hề giảm vẫn ở mức đỉnh phong.
Thật đáng sợ sát thương.
Nhưng kinh khủng hơn đó là những quả đạn đập đất va vó ngựa. Một quả đạn như vậy va đổ 15-20 con ngựa là bình thường.
Lúc này Tây Lương thiết kỵ có gan dạ bằng trời, hung hãn không sợ chết như quỷ thần cũng ý chí tan vỡ, loạt đạn thứ hai từ chiến hạm đã đánh gục hoàn toàn tâm lý cầu may của họ.
Tây Lương thiết kỵ không dám băng qua vùng mưa tên câm lặng chết chóc, nơi mà đạn nổ của pháo cối vẫn cày xới cản đường về của họ. Cho nên Tây Lương thiết kỵ chọn hướng đông mà chạy, chạy về thành Hành Dương.
Nhưng đối diện họ là một bãi đinh kinh hoàng mà quân Đại Việt đã trải trước đó.
Chiến mã lại thét dài đau đớn chồm lên rồi ngã gục.
Nhưng ý chí cầu sinh quyết liệt vẫn khiến hai ba ngàn kỵ binh xuyên thấu mà chạy mất.
Ngô Khảo Ký cho hạ lệnh ngưng bắn. Tạm thời cho 500 đao thuẫn binh lên kiểm tra chiên trường bắt giữ tù binh.
Thu hồi chiến mã còn tốt.
Bên kia Lý Kế Nguyên vẫn điên cuồng nhả đạn vào khu vực hắn cho là có đại đội quân địch trú đóng không dừng. Từ xa hơn 1km tiếng pháo điên cuồng rền rã vẫn âm ỉ vọng lại.
30 phút qua đi Lý Kế Nguyên cũng dừng lại công kích, Ngô Khảo Ký cho thân binh là các kỵ sĩ tiến lên khu vực nghi ngờ có Địch Viễn trú đóng nhưng không còn ai, chỉ còn lại la liệt vài trăm xác người ngựa.
Lúc này thám báo của Đại Việt lại vòng về thành Hành Dương…
Bên dưới thành la liệt pháo lớn của người Tống. Nhưng cửa thành mở toang không thấy người.
Kỵ binh vẫn chưa dám vào, chỉ chạy lại báo cáo tình hình.
Ngô Khảo Ký cũng không ham hố hành động mà cử tinh nhuệ thám báo lẻn vào thành Huỳnh Dương xem sao.
Thành trống không không có binh sĩ tuần tra, bắt lấy mấy dân chúng hỏi thì bọn này khai vừa tức thì có đại đội binh mã chạy theo của Đông đi khỏi thành.
Thám báo lại tiếp tục đuổi theo, mấy thằng này đi bộ , vì dễ ẩn nấp, giờ này không biết Địch Viễn đại quân ở đâu, lăng quăng đi kỵ là bị chúng nó thịt chết.
Hỏi thăm người dân thì mới biết sông Lệ giang nó nhỏ nông có cầu gỗ lớn bắc qua.
Thám báo hỏi phương hướng sau đó ẩn nấp cây bụi ven đường tiến lên.
Bên sông cây cầu đèn đuốc sáng chưng từ xa có thể nhìn thấy nhưng rất khó tiếp cận.
Thẩm Tông Cồ chạy, 1,5 vạn bộ binh chạy. Điều đó là chắc chắn, nhưng không hiểu có kỵ binh Địch Viễn nơi đây không. Thám báo không thể tiếp cận gần vì các ổ canh gác chìm nổi của quân Tống quanh đây quá nhiều.
Cho nên thằng này quay lại thông báo cho Ngô Khảo Ký.
Ký lưỡng lự một hồi quyết định ở lại trại Tống ngày mai sáng tỏ mới tính. Trại Tống 500mx500m đủ chứa 2 vạn . Một vạn dựng trại tạm bên ngoài có chiến hạm trên sông bảo vệ không lo lắng.
Giờ vào thành mới không nên.
Địch Viễn tuy bại thảm ước tính chết 7000-8000 nhưng vẫn còn hơn vạn kỵ binh. Đi lăng quăng trong đem bị hắn tập kích là mệt lắm.
Thành Huỳnh Dương chạy không mất hôm nay không vào mai vào.
Thẩm Tông Cồ chạy kệ hắn, Đại Việt vô lực đuổi theo rồi. Đuổi theo mà ăn hồi mã thương sau đó Địch Viễn từ đâu lù lù xuất hiện sau lưng thì khốn.
Cử thuỷ binh đi đánh cầu cũng là cách. Nhưng thuỷ lộ nơi này Lý Kế Nguyên đâu thuộc, vẽ bản đồ thì vẽ rồi đi lên hướng bắc thầm 10 dặm có nhánh sông thông từ Hưng giang qua Lệ giang. Nhưng nói thì dễ đi ban đêm khó lắm, dễ dàng đi quá rồi lạc lên tận Hành Sơn như chơi.
Tốt nhất giờ cấp cứu thương binh, án binh bất động chờ trời sáng tính toán sau.
Địch Viễn âm trầm nhìn bờ sông gương mặt triệt để hoả nộ, hắn đã chờ quân Đại Việt xuất hiện quá lâu rồi. Từ lúc mấy tên thám báo Đại Việt rời đi cả canh giờ vẫn không có tung tích quân Đại Việt động.
“ Bẩm tướng quân, Man Việt quân cho xây trại bổ xung bên ngoài trại lớn, không có quân Man Việt vào thành Hành Dương. Tiểu nhân không dám đến quá gần” một tên thám báo hơi thở gấp gáp đến bên Địch Viễn mà nói.
“Man Việt cái gì Man Việt, ngươi thấy lũ Man nào thông minh như chúng ta, lại càng mạnh hơn chúng ta chưa?” Địch Viễn cáu gắt.
Địch Viễn rất không ưa cái cách khinh thường đối thủ này của người Hán, đặc biệt là lớp văn quan võ tướng trong triều Tống. So tinh nhuệ không quá Đại Việt, so trang bị thì kém người ta, so hỏa pháo lại càng thua, bản lãnh tướng quân thì tầm thường nhưng cả ngày dương dương tự đắc ảo tưởng về quá khứu sức mạnh, coi thường người Việt.
Cái tư tưởng này ăn sâu đến binh sĩ, dân đen, nếu không đánh giá đúng đối thủ sa đánh nổi.
Lần này Đại Việt hắn cảm thấy mình đã đánh giá rất cao Đại Việt quân nhưng còn chưa đủ, phải cao hơn nữa.
Chủ tướng tinh ranh, thông thạo cả mưu kế lẫn bố cục, quan sĩ Đại Việt mạnh vô cùng, kỷ luật cực cao, gọi họ là Man thì người Tống là cái gì? là Rợ hay Mọi?
Cho nên Đại Việt cực ghét cái này ngu ngốc tư tưởng.
“ Thôi, nổi đuốc lên , kiểm kê thương vong rồi qua cầu, Tướng Việt rất tài hắn không mắc bẫy đâu” Địch Viễn có hơi chán nản phất tay ra lênh cho thủ hạ.
Chưa thống kê nhưng hắn biết mình lần này thiệt hại quá nặng nề rồi.
Ngô Khảo Ký đoán đúng, là bẫy rập thôi. Cũng may mà hắn không lèm nhèm ra sông tập kích quân của Thẩm Tông Cồ nếu không lãnh đủ rồi.
Hóa ra thám báo của Đại Việt có thể thoát về báo tin là quân Tây Lương để họ thoát về báo tin thôi. Cho dù Tây Lương có thua nhưng kỵ binh của họ vẫn làm chủ tình hình phần lớn mảnh đất này. Quân Đại Việt không thể tách nhau ra được.
Ngay từ khi pháo cối nổ vang, tên lửa đầy trời thì Địch Viễn đã biết chuyện khong xong.
Cho nên hắn lập tưc cử người báo cho Thẩm Tông Cồ giả vờ vội vàng rút nhưng đến cầu Hạng bắc qua sông Lệ Giang đoạn hẹp thì giảm tốc độ bố trí phục binh giả vờ qua sông thôi.
Sau khi ăn pháo của Lý Kế Nguyên hai đợt thì quân của Địch Viễn đã rút đến nơi này phục kích, Chỉ cần quân bộ binh Đại Việt dám bỏ cái quân trận khó nhằn kia mà truy kích thì Địch Viễn tin tưởng mình vẫn có thể lật ngược thế cờ đồ sát quân Đại Việt.
Còn về thủy binh thì Địch Viễn khôn lo. Lệ giang nhỏ hẹp chỉ có thuyền nhỏ có thể đi qua thôi, chiến hạm khẳng định vào không được.
Vậy nhưng Ngô Khảo Ký không mắc mưu, cho nên Địch Viễn đành bỏ đi.
“ Tướng quân, lúc này chúng ta về Sâm Châu hay đi tiếp Tương Đàm?” Phó Tướng Lâm Thương một bên nhăn nhó thỉnh ý, hắn lần này chỉ huy vạn quân công kích Đại Việt trường thương binh, sông qua bão đạn mưa tên lại bị chặn đứng sau đó bị chiến hạm công kích, một vạn đi về chưa đầy ba ngàn, thực sự là thương tích đầy mình lại còn đau lòng không thôi.
“ Lâm huynh đệ ngươi nên nghỉ ngơi chăm sóc vết thương trước. Chúng ta đi Tương Đàm. Sâm châu không an toàn. Trương Thủ Tiết không phải kẻ tầm thường mà bị bịt mắt che tai… chứng tỏ quân Đại Việt kẻ thống binh tất siêu phàm nhập thánh, ta e Thủ Tiết lành ít dữ nhiều. Cho nên nhanh nhất phải đi Tương Đàm.”
Địch Viễn ánh lên trong mắt một tia bất cam nhưng càng nhiều hơn là ý chí quật cường muốn đấu lại một trận nữa với chủ tướng Đại Việt.
“Có thể bịt mắt che tai Trương Thủ Tiết, thần không hay quỷ không biết cướp Quế Lâm, đánh Vĩnh Châu, nay lại lấy Hành Châu…. Chậc chậc … rất đáng để chiến một trận hư hùng”
Địch Viễn chẹp miệng.
“Địch tướng quân , vậy còn quân Thẩm Tông Cồ?”
Quách Mậu Nghiêm một bên hỏi.
“ Quan tâm gì hắn, là tạp binh chúng ta không cần vì họ mà rơi nguy hiểm, nếu ta đoán không sai, tầm 3 vạn binh hôm nay chúng ta chiến chỉ là tiên phong hoặc một bộ phận. Ngày mai nơi này sẽ tràn ngập quân Đại Việt. Còn không đi nhanh ở lại muốn chết? Sâm Châu chắc chắn có phục binh. Kẻ này tướng tài nếu đã muốn đánh Hành Dương dĩ nhiên sẽ chặn đường Sâm Châu cứu viện. Chúng ta là vô tình trên đương về Tương Đàm mà sớm đến đây. Nếu không e rằng bị nhốt ở phương Nam rồi….”
Địch Viễn chỉ quan tâm sống chết quân Tây Lương, hắn không coi Thẩm Tông Cồ ra gì và muốn bỏ mặc đám quân này mà chạy trước.
Sáng sớm Ngô Khảo Ký tập hợp đại đội binh mã lập trận đội chỉnh tề đi vào Hành Dương thành.
Ngày hôm qua Địch Viễn cũng không biết rằng Ngô Khảo Ký cử đi không chỉ có một nhóm thám báo đó mà là ba nhóm. Nhóm thứ hai và thứ ba Ký đã dặn không cần tiếp cận mục tiêu chỉ ở xa xa bám theo và xem động tĩnh.
Y như răng có tin báo về đại đội kỵ binh phía xa cầu gỗ nổi đuốc sau đó qua sông.
“ Mẹ kiếp toàn cáo già…” Ngô Khảo Ký chửi bậy…
Thật hắn cũng cảm thấy đối phó Địch Viễn nhức đầu, thằng này là Kỵ binh mạnh lại có tài. Lần này hắn thua vì thiếu thông tin về độ tinh nhuệ cùng vũ khí của quân Đại Việt, lại đánh đêm là sở trường quân Đại Việt. Nếu lần sau gặp lại chưa chắc dễ bắt nạt thằng này như vậy.
Bực mình thật đời nào bọn hán tộc cũng cho ra mấy người tài rất khó chơi. Đông dân quá cho nên tỉ lệ xuất hiện người tài cũng nhiều. Đại Việt phải nhanh nhanh thêm đẻ thôi. Ký hung hăng nghĩ.
Một buổi sáng thống kê ra được hòm hòm kết quả.
Quân Cấm vệ trường thương chết 278 người bị thương nặng nhẹ 45 người đang chăm sóc.
Quân trường thương Hán Nô gánh hai đợt xung phong chết 512 người cả thảy thương nặng 43 thương nhẹ 62 người
Quân đao thuẫn thủ Hán Nô bị thương nhẹ đến 371 người chết một người. Bọn này là bị cung mềm đả kích. Cái thằng chết là do đánh mất giáp lưới bảo vệ cổ, nhưng sợ bị trách phạt vì thân phận Hán Nô nên không nói, đen đủi thế nào nhất tiễn phong hầu ô ho ai tai.
Sau chuyện này Ký bực mình chửi loạn một mảng đồng thời huỷ hết thân phận nô lệ. Hán Nô doanh thành Hán Việt Doanh. Triều Nô Doanh đổi thành Triều Việt Doanh.
Cả hai đám mừng đến phát khóc toàn bộ hoan hô ầm ỹ hết cả bờ sông hô to Vương gia vạn tuế.
Triều Nô đánh kịch liệt thật nhưng chết lác đác 173 thương nặng 12 thương nhẹ lên tới 611 người thương nhiều nhất là lúc hỗn chiến trong trại.
Âu Phi binh. … không chết… mấy thằng đau cơ bắp gì gì đó… mẹ kiếp mạnh nhất lại trốn ở nơi an toàn nhất. Cũng không làm khác được, lúc đó biến trận cần nhanh, không thể đại biến trận được.
Thiệt hại đối phương quả thật khủng bố.
Trại lính Tống đếm xác bị pháo binh oanh kích phải đến tầm ngàn. Quân Triều nô công thành bờ tường cho nổ mất xác bao nhiều không biết. Nói chung cái doanh này của người tống có 5000 người bắt sống 2145 người còn lại chết mất tích gì đó.
Đếm xác cùng thương binh của quân Tây Lương cũng hãi hùng.
Bãi đinh có ít nhất 300 xác người nhưng có đến 700 ngựa què mòng nằm thoi thóp. Tức là tầm 400 rơi xuống bãi đinh nhưng chạy ngược về được. Ở phía này quân Âu Phi lẻ tẻ giết được tầm gần trăm người.
Phải nói sức chiến đấu quân Âu Phi vẫn cường , giết trăm mà không có thương gì chỉ đau cân đau cơ.
Về thương vong ở chiến trường bên bờ sông của quân Tây Lương thì nhiều lắm. Ban đầu Quách Mậu nghiêm hai ngàn quân công vào hậu quân, lấy năm trăm dò dò, bị Cấm Vệ quân chọc chết 300 chạy ra hai trăm bị Thâm binh Ngô Khảo Ký đâm cho gần tuyệt chạy được mấy người. 1500 người còn lại bị Kỵ Thân Binh xuyên qua mấy lần cũng chết thêm hơn bốn trăm.
Trận này thân Binh nhóm cuối cùng vẫn có 12 người chết 53 người thương nặng nhẹ khác nhau.
Đế lúc Địch Viễn xuất hiện hai bên mới là tổn thương nhiều nhất.
Lần đầu 5 ngàn kỵ thương xung phong, quân Tây Lương tuy giết kha khá quân Hán Nô nhưng cũng bị chọc chết tầm 300 sau đó phải rút về.
Cung kỵ Tây Lương đánh một trận bắn chết được một người Hán nô bắn thương nhiều không đêm được nhưng bọn này bị pháo 35 ly giết chết thêm tầm 200 người.
Về sau vạn kỵ do Lâm Thương chỉ huy lao vào trận địa mới là kinh hoàng nhất chiến đấu.
Tầm 3000 chết go tên nỏ bắn, 1500 chết do đạn nổ. Cái này chỉ là phân biệt qua qua thôi không xác định chính xác là cái gì giết được.
Cuối cùng là tầm 400 người bị thương binh xiên chết.
Bị thương nằm lại chiến trường 2500 trong đó thương quá nặng không thể sống có 500 được ban cái chết ân huệ. Bắt lại 2000 tù binh Tây Vực.
Tổng tổng Tây Lương binh bị loại khỏi vòng chiến đấu hơn vạn. Chiến mã thống kê được, chết, bị thương không thể lành 7980. Chiến mã thương nhẹ không thương mất chủ chạy loạn bin bắt lại 3700 con. Đây là khu phong bế sông bao lại nên rất dễ tìm.
Mã này thuộc dạng khá ở Bắc Nguyên nếu đê làm Chiến Mã, tuy chỉ là hàng fake Đại Uyển Mã nhưng đã là ngựa chiến sẽ được tuyển qua.
Người thảo nguyên ghét dùng ngựa này vì sức không bền, chăm sóc lại cầu kỳ ,dễ xấu thành ngựa thồ. Nhưng Ngô Khảo Ký lại thích… đơn giản con này sức bật khá tốt, tăng tốc nhanh trong khoảng ngắn, thồ khá nặng. Làm trọng kỵ binh được.
Lại nhìn đám Tây Lương binh tù nhân. Đây không phải là tương lai trọng giáp kỵ sĩ của hắn sao?
Thân binh mạng không thể lôi ra nháo được. Cẩm Y vệ khả năng kỵ chiến còn cách Tây Lương Binh một ngàn tám trăm dặm.
Cho nên điều kiện bàn bạc, thuốc phiện đầu độc là không thể tránh.
Ký đang liếm liếm môi mơ tưởng chỗ còn lại thiết kỵ Tây Lương của Địch Viễn.
Địch Viễn lúc này sau một đêm qua loa nghỉ ngơi, cướp ít lương thực của Thẩm Tông Cồ thì chạy thẳng.
Đang chạy thì Địch Viễn bỗng nhiên thấy người lạnh toát như bị hung thú nhắm vào. Hắn rùng mình mộ cái.
Thẩm Tông Cồ đàn chửi bậy trên đường chạy về Sâm Châu.
Địch Viễn nói quân Đại Việt thu được nhiều chiến mã. Lại có thuyền xuôi Hưng giang. Họ Thẩm mà đi Trường Sa có chạy bằng trời với bộ binh. Tốt nhất đi Sâm châu hợp với hai vạn binh ở đó cố thủ chờ viện binh.
Thẩm Tông Cồ không có lựa chọn mặc dù hắn biết thừa Địch Thanh dùng hắn làm mồi dụ Quân Đại Việt.
Bị giết liền có thể phục sinh, đạt được chiến thắng đối phương tùy cơ năng lực. Từ đó, hắn chờ đợi sự tình cũng là bị giết