Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 491: Trận Chiến Hành Dương Thành ( hồi 11)






Hơn trăm viên đạn cối rơi vào trận địa đông nghẹt kỵ binh chưa là gì? vậy hơn 300 quả cối thì sao? năm trăm quả cối thì sao?

Nếu còn thấy chưa đủ thì năm ngàn mũi tên lửa dàn phủ đầy trời đêm trút xuống thì thế nào? Năm ngàn chưa đủ vậy mười ngàn thì đủ rồi chứ? Nếu còn chưa đủ thì hai vạn mũi tên, bốn vạn mũi tên nhé?

Có người nói Tây Vực quân đâu ngu mà đứng yên cho bắn.

À phải, lẽ tất nhiên là vậy rồi.

Nhưng đừng quên xa tháp.

Như đã nói đây mới chính là 30% sức mạnh khi bộ binh Đại Việt đánh nhau ở đồng bằng lớn.

Xa tháp vào núi vào thung lũng hẹp mất điện. Nhưng một khi đã để nó tung hoành đồng bằng làm cầu nối thông tin liên lạc của quân trận Đại Việt thì….

Cứ tưởng tượng một đội quân tác chiến theo kiểu truyền thống và một đội quân có tác chiến điện tử chính xác cao đối đầu sẽ hiểu sự khác biệt.

Xa Tháp sẽ trở thành nỗi ám ảnh của bất kể thế lực nào nếu đối diện cùng bộ binh Đại Việt từ nay xin hãy nhớ kỹ danh từ này.

Trên xa tháp các chỉ huy từ cao cao cao vị trí thuận lợi đã quan sát kỹ tình hình đối phương.

Thậm chí main xa tháp của Ngô Khảo Ký đã được dựng lên cao đến 7 m từ lúc nào, té xuống dĩ nhiên có khi nghẻo luôn, nhưng cái dàn giáo nhìn mong manh này thực sự khó công phá. Tất nhiên vì lúc này không có nhu cầu di chuyển nên mới có thể chồng cao lên, lắp đặt thêm thanh dàn giáo cho cao đến vậy. Nhưng Ngô Khảo Ký không tham gia điều khiển thời gian khai hỏa của pháo cối binh hay nỏ binh.

Hắn ở quá xa Tây Vực kỵ binh. Có lẽ trời sáng tỏ thì hắn vẫn tiến hành chỉ huy nhưng thời điểm này nên biết phân quyền cho các tướng sĩ, sĩ quan.

Đèn pha nhấp nháy từ Xa Tháp Main Ngô Khảo Ký báo tin cho dám Xa Tháp tiền phương quyết định thời gian xạ kích chính xác nhất, có lợi nhất.

Đám này căng mắt theo dõi quân trận của Tây Vực kỵ rồi dựa vào kinh nghiệm của mình mà hạ lệnh cho nỏ binh và Pháo Cối binh.

Cả đám quan chỉ huy của pháo cối binh và nỏ binh căng mắt chăm chú nhìn đèn pha hiệu của các xa tháp nơi tiền phương. Góc bắn đã có, hướng bắn đã rõ, nỏ binh có dương tên thêm 10 phút vẫn không mệt, đây không phải là cung binh, họ không phải dùng lực cánh tay kéo dây cung chờ. Cho nên trạng thái này thoải mái chuẩn bị.

Cối binh còn khoa trương hơn. Gần như tất cả pháo binh đã được điều đến nơi đây hỗ trợ. Từ mỗi tổ bắn 2 người lúc này đã thành 5 người. Một tên nhắm bắn đông thời có nhiệm vụ châm lửa. Một tên cầm sẵn gậy móc để móc tử pháo, hai tên cầm sẵn tử pháo mới ngồi quỳ chờ đợi liên để có thể nhét tử pháo vào nhanh nhất bắn lượt 2-3. Một tên cuối cùng có nhiệm vụ vận tử pháo từ hộp an toàn từng đôi một đến đây tiếp tế. Vãi cả khoa trương chuẩn bị.

Đại Việt như một võ sĩ khổng lồ, nhín hơi vận sức chỉ chờ thời cơ tung ra một đòn.

Bấy lâu chỉ phòng thủ, họ chỉ có cơ hội tung một đòn, cho nên cái đòn này người khổng lồ Đại Việt phải đánh mạnh, đánh chuẩn đánh hiểm, phải một dòn hạ gục con rắn lửa khổng lồ, cho dù đánh không chết cũng khiến nó tàn phế và sợ hãi mãi về sau, để mỗi khi sau này rắn khổng lồ Tây Vực thấy Đại Việt quân thì cúi đầu, bò đi nơi khác kiếm ăn.

Cho nên khi quân trận tấn công của Tây Vực kỵ đã đạt đến vận tốc không thể hồi đầu chuyển ý, thì lúc này là thời điểm tung đòn hủy diệt.

Giống như hai đấu sĩ.

Không phải cứ tung đòn trước là lợi thế, mỏ đòn đồng nghĩa sơ hở. Không khác gì lúc đầu Ngô Khảo Ký tấn công trại Tống.

Mở đòn trước và sơ hở, để Địch Viễn thành thục bố trí.

Cho nên Ký ăn đánh liên tục từ bấy đến giờ. Nhưng Đại Việt quân chịu đòn tốt không bị đo ván tại chỗ, co về phòng thủ chờ thời cơ.

Địch Viễn lần này mở đòn, hắn cũng gặp nguy hiểm, giống như một nắm đấm tung hết lực của võ sĩ, nếu không thể thành công thì khó thu lại và sơ hở sẽ hiển hiện khắp nơi.

Vạn kỵ tề phát khi đã đạt đến vận tốc nhất định thì rất khó thay đổi mục tiêu đã định.

Tất nhiên hai cánh có thể tách trốn nếu gặp nguy cơ. Nhưng bên trai bọn họ là sông Hưng giang, bên phải của bọn là là bãi chông đinh của đinh tặc Ngô Khảo Ký trải ra… vậy thì khi kỵ binh đội hình vả vạn lao thẳng, một là xuyên thủng đối phương, lai là tử vong một lượng lớn mới có thể quay đầu.

Nhưng Địch Viễn không sợ.

Kỵ binh không đâm được trường thương hàng cùng lắm là quay đầu lui, mất một hai ngàn kỵ là cùng vì Đại Việt nào có cung thủ để đả khích khi kỵ binh quay đầu.

Chẳng nhẽ trường thương binh có thể hai chân đuổi bốn chân?

Mà nếu trường thương binh dám động loạn đội hình thì Kỵ binh sẽ quay lại thịt hết.

Đây là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra trong suy nghĩ của Đại Việt nên hắn tự tin mà chiến.

Bên cạnh đó 3000 cung kỵ của Địch Viễn hắn đã “ Cày nát” cả mấy hàng đầu của Đại Việt quân trận, nếu còn không xung phong để đối phương bổ xung quân trận mới công ư?

Cho nên Độc Lang Tây Vực ngạo nghễ tự tin hạ lệnh tiến.

Nhưng không bao lâu nụ cười tự tin trên đôi môi mỏng của Địch Viễn tắt ngấm, gương mặt hắn cứng đờ.


Từ quân trận của Đại Việt tiếng nổ ẩm ầm như trăm ngàn lôi điện vang lên, hắn biết đại sự đã không ổn.

Ngay lập tức mười mũi tên lửa khổng lồ tạo nên bởi Kỵ Binh Tây Vực ầm ầm đổ vỡ, từng vụ nổ khinh hoàng vang lên, chiến mã đau đớn hí dài ngã vật trong vũng máu.

Đạn nổ là thứ mà Đich Viễn chưa bái kiến qua, khi hắn rời khỏi Lê Lăng thì quân Bắc Mân chưa có thứ đó.


Còn trong trận chiến này Đại Việt có dùng qua đạn nổ nhưng lại là dội xuống đầu Trại Tống. Địch Viễn hắn không hề biết qua chuyện này mà có lẽ hắn biết cũng không để ý vì hắn đã “vô hiệu hóa” hoàn toàn pháo của Đại Việt mà? Nhưng hắn không thể biết, cách bắn của pháo cối khác hoàn toàn pháo bắn thẳng…

Không thể nói Địch Viễn kém, chỉ có thể nói hắn đầu thai sai chỗ, nếu hắn đầu thai ở Đại Việt có lẽ đã được Ngô Khảo Ký trọng dụng và là cánh tay đắc lưc của Ký rồi.

Lựu đạn có tí thuốc nổ đã gây ảnh hưởng cự đại đối với kỵ binh đội hình ra sao, vậy 3 kg thuốc nổ sẽ gây nên tác dụng như thế nào đối với đội hình đang lao nhanh của quân Tây Vực Kỵ?

Một vụ nổ có thể gục ngã 4-5 con ngựa do bị mảnh đạn cắt chân hay do bị đâm thủng bụng thủng ngực. Nhưng tiếng nổ lớn sát vách cùng khói, hoả sẽ làm cả chục con ngựa cạnh đó sợ hãi mất khống chế rồi va chạm gai bên. Kỵ sĩ coa tài hoa như người thảo nguyên cũng bất lực trong tình huống tốc độ lại chiến mã hoảng loạn va chạm này.

Tiếp theo là kị binh phía sau lao lên không kịp né mà đâm sầm vào mớ hỗn độn phía trước.

Cho nên một quả đạn không chỉ tính đến sát thương trực tiếp hiểu quả mà còn tính cả sát thương tâm lý.

Tâm lý sợ hãi, hỗn độn va chạm đó là hoạ lớn.

Thật ra khi Địch Viễn nghe thất tiếng nổ lớn từ phía trận địa Đại Việt thì cầu pháo chứa thuốc nổ đã đổ xuống quân trận Tây Vực rồi, vận tốc 380m/s của đạn pháo nhanh hơn tốc độ âm thanh xíu. Còn việc tiếng nổ chậm hơn tàn phá quân Tây Vực đội hình là vì dây cháy chậm thôi.

Tất nhiên không thể quay lại.

Hỗn loạn thì hỗn loạn một phần không thể trăm mấy chục quả đạn nổ có thể đánh loạn hẳn cả mười ngàn người, đó là vô lý. Vẫn có những “ dòng” kỵ binh dũng mãnh thác đổ lao lên, những chỗ hỗn loạn cũng dần bình tĩnh lại.

Kỵ thuật của người Tây vực vẫn rất khá. Phía sau vài đợt ngựa bị va chạm có thể tách qua hai bên cánh hợp vào dòng chảy kỵ binh khác, vãn tạo nên đại hồng thủy xông vào quân Đại Việt trận địa.

Nhưng Địch Viễn ngước mắt lên trời sợ hãi…

Rợp trời che kín màn đêm là mĩ lệ vạn vạn sao băng… không nhìn kĩ lại là rợp trời mũi tên lửa như hỏa vũ ụp về phía Tây Lương kỵ. ( Tác chuyển từ Tây Lương vì Tây Vực quá rộng dùng chỉ nhánh kỵ binh này không hợp lý, xin lỗi vì bất tiện).


Một kỵ sĩ Tây Lương ánh mắt khát máu dục vọng chém giết hừng hực lao nhanh về phía nơi xa lấp lóe ánh đèn, nơi đó có bày cừu Đại Việt đang chờ hắn xẻ thịt. Là đại tướng quân nói vậy, là sĩ quan nói vậy, là đồng đội của hắn đều cùng nói vậy.


Từ thời Đường Hán tới này Tây Lương thiết kỵ vẫn là hung hãn nhất, thiện chiến nhất và không biết sợ hãi trước bất kể kẻ địch nào.

Nhưng hắn bất chi bất giác nhìn lên trờ đêm….

Mưa lửa?

Phập… hắn không thể nghĩ nhiều hơn vì mộ mũi tên xuyên qua miệng đâm thấu yết hầu của hắn xuyên qua cần cổ, mũi tên lộ ra sau gáy đầm đìa máu tươi… lông vũ đuôi tên vẫn run rung trong gió bấc. Tây Lương kỵ sĩ từ từ mất đi ý thức gục ngã trên lưng ngựa, chiến mã vẫn phi nhưng từ từ chậm lại, không có người thúc chiến mã sẽ không bao giờ nước đại phi.

Phập…. phập…. phập…..

Chiến giáp lá phiến đan có thể chống lại cung ngắn mềm của kỵ binh Tây Hạ, nhưng có thể chống lại cường nổ tên mũi thép ba cạnh dài của Đại Việt?

Đáp án là có.

Nhưng không quá hiệu quả.

Tên là tam lăng thứ xuyên giáp bằng thép. Không phải thứ tào lao bằng gang đúc nay sắt non.

Thân tên được chế công nghiệp ngâm qua đâu dẻo dai, vạn tên như một về chất lượng.

Tuy là nhẹ hơn loại tên ngắn xuyên giáp bắn thẳng nhưng cho dù vậy không phải thứ là giáp lamellar có thể hoàn toàn phòng ngự được.

Tên này cạnh không lớn, mũi tên tam lăng thứ đúng đường kính chỉ bằng thân tên. Nó độc ác ở chỗ xuyên giáp rất tởm nhưng lại không thoát máu khó gây chết người ngay lập tức. Trừ khi đâm vào các vị trí như tim cổ hay các nội tạng lớn gây shock mà chết. Còn lại nó chỉ đâm rất sâu, rất đau đớn gây mất sức chiến đấu mà chết.

Tên bay tầm 200km/h.. Tây Lương Kỵ phóng ngược hướng tầm 60km/h. Như vậy càng khiến lực xuyên khủng khiếp hơn đến bất tận.

Hàng loạt chiến mã cũng như Tây Lương Kỵ trúng tên gục ngã trên chiến trường, dĩ nhiên chiến mã sinh mệnh lực cực mạnh, có thể trúng hai ba tên nhưng vẫn sống và chiến đấu được một thời gian, nhưng kỵ sĩ mà trúng tên thì coi như rất khó tiếp tục tham chiến.

Đau đớn trúng tên khiến chiến mã lồng lột đấu đá lung tung.

Nhưng lần này loạn cũng không nhiền vì rất nhiều người trúng tên do đó thanh không một mảng, Tây Lương Kỵ binh kỹ thuật tốt sẽ né qua được.

Năm ngàn mũi tên tỉ lệ trúng đích 25% tầm một ngàn người ngựa bị loại khỏi vòng chiến.

250 mét, tốc độ 17m/s, 16 giây có thể xông vào địch nhân mà mổ xẻ chúng báo phục…

Tây Lương kỵ cầm ra khiên chắn sẽ phỏng thủ tên rơi.

4 giây.

Chỉ bốn giây không phải tiếng pháo dàn Kachiusa nổ vang nơi trận địa Đại Việt mà là tầm hơn ngàn quân Tây Lương quỷ dị gục ngã trên lưng ngựa..

Nỏ binh mất đúng bốn giây để lên đạn.

Hệ thống trợ lực giúp họ không đến hai s để lên lại giây cung, sau đó cấp tốc lắp tên và tiếp tục theo góc 30 độ mà bắn. Đều như vắt chanh.

Chỗ khủng bố của Cấm Vệ quân lộ ra.

Nỏ binh.

Nỏ binh của họ khủng bố và chuyên nghiệp hơn nỏ binh Bố Chính xuất thân.

Hẳn là bọn họ đã luyện thứ này quá nhiều lần, quá quen thuộc.

Cũng phải, họ là thủy bộ lưỡng cư binh, chiến đấu trên sông, biển lại càng cần tên bắn. Cho nên… có thể hiểu rồi.

Bắn tên câm, tên không châm lửa trong đêm. Lượt bắn đầu đã tốt họ nghe theo quan chỉ huy chỉnh lại góc mà thôi. 35° độ dương lên mà bắn.

Tên câm trong đêm giết người trong vô hình.

Tây Lương kỵ binh thậm chí còng không biết tên đến mà giơ khiên che. Bọn họ liếc nhìn trời đêm làm gì có mưa lửa?

Rất oan ức nhưng bọn họ không được khóc, không thể khóc, bọn họ phải xông lên, quay lại là không đường, dừng lại càng chết nhanh.

Nhưng 6s.

Là tiếng nổ rất lớn ầm ầm vang lên trong quân doanh Đại Việt, tiếp theo lại là tràng cảnh quen thuộc.

Đất nung nóng chảy… cát hóa thủy tinh…

Là một trăm mấy quả đạn lại nổ vang cầy xới quân Tây Lương thiết kỵ.

8s.

Âm thầm quỷ dị tên câm lại xuất hiện, Tây Lương thiết kỵ anh dũng xông lên để rồi ngã xuống

12 giây.

Đây là đồng loạt cả đạn nổ lẫn tên câm hoành hành đánh vào hậu quân của Tây Lương đội, đám tiền quân đã chạy qua được khu vực chết chóc này.

16 giây.

Uỳnh Uỳnh Uỳnh….

Tây Lương thiết kị va chạn cùng Đại Việt trường thương binh.

Lại một lần nữa lão đối thủ gặp nhau.

Thương cứng sắc hay kỵ dẻo dai?

Chờ xem hồi kết Trận Chiến Hành Dương.










Mỗi tuần có một cái chức nghiệp
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.