Địch Viễn có một chuyện không thể hiểu, mà hắn cũng không muốn tìm hiểu vì đây là cơ hội của hắn.
Nghe tường thuật các trận đột kích kỵ trước đó của quân Tây Vực, có một điểm chú ý đó là chưa thấy lực lượng cung thủ của Đại Việt có mặt.
Đại Việt thiếu cung thủ?
Đây là câu hỏi đặt ra cho Địch Viễn.
Dĩ nhiên hắn vẫn nghi ngờ quân Đại Việt ém hàng, nếu hắn thực sự tấn công tổng lực mới dùng cung thủ đả kích kỵ binh của hắn.
Nhưng thông qua phép thử vừa rồi hắn phát hiện đúng là Đại Việt không bố trí cung thủ, hoặc họ không có.
Không có cung thủ thì chết đi, Địch Viễn liếm liếm môi.
“ Tây Vực không chỉ có thương kỵ sĩ mà cũng có cung kỵ đó” Địch Viễn ti hí mắt dài hẹp nhỏ như rắn độc mà nhìn về quân trận Đại Việt trước mắt.
Cung thủ đã khó đào tạo.
Cung kỵ lại càng khó đào tạo.
Người trung nguyên không thể bù lại người thảo nguyên điểm này. Thảo nguyên ai ai cũng biết bắn cung, già trẻ lớn bé, phụ nữ đều bắn cung tốt.
Trung nguyên người muốn biết bắn cung phải đào tạo rất lâu từ hai đến bốn năm cho một bộ cung. Thời gian này cho Kỵ Cung thủ còn lâu lâu hơn nữa, mà không phải ai cũng có tiềm chất để học tập.
Vì vậy người Hán đánh nhau với người Thảo nguyên, chưa chắc kỵ thương của họ yếu hơn, thậm chí nếu chơi kỵ thương với trang bị giáp tốt hơn người Hán có thể san bằng khoảng cách về kỹ thuật cưỡi ngựa với người Thảo Nguyên. Dĩ nhiên thảo nguyên đó là 6-7 năm về trước, giờ nếu người Hán vẫn còn giữ tư tưởng cũ mà thương kỵ chiến cùng người Bắc Nguyên là sẽ chết rất thảm.
Bình thường Bắc Nguyên binh sĩ đều là giáp da, giáp lưới cộng thêm giáp ngực cùng cầu vai. Còn như Hãn Đình Long Quân của Ngô Khảo Tước thì trang bị giáp La Mã chẳng khác nào Cấm Vệ Quân của Ngô Khảo Ký nơi này. Kỵ thương cùng bọn họ chính là.. tự sát.
Lại nói về cung kỵ, sau bao năm khổ sở đào tạo đầu tư thì Địch Viễn cũng có cho mình 3 ngàn cung kỵ mà hắn quý hơn quý vàng. Thật ra đây là 3000 cung kỵ của cả thày cả trò Địch Viễn cố gắng đào tạo, vỗn dĩ là 6000 nhưng Địch Viễn xuôi nam mang đi 3 ngàn. ( Luyện cung cực kỳ hao phí, cung đắt, lại còn tốn tên, chế độ đãi ngộ cao, muốn luyện tốt liên tục phải bắn, bắn nhiều thì cung sẽ hỏng… tuần hoàn vòng lặp).
Lúc này đã đến phiên đứa con cưng của hắn ra trận.
Địch Viễn hơi hiểu nhầm, đúng là Đại Việt không có mấy cung thủ vì đại đại đa số đều là nỗ thủ. Thời gian đào tạo… tầm 1 tháng. Số lượng… rất nhiều.
Nỗ thủ Đại Việt tính bằng đơn vị phương trận, có ít nhất 16 phương trận nỗ thủ tổng 8 ngàn, đó là chỉ tính riêng của 3 vạn quân đứng đây.
Nhưng tại sao không thấy Nỗ thủ Đại Việt ra tay?
Nói thì dài dòng.
Sau hàng phương trận trường thương luôn là hàng phương trận đao thuẫn thủ. Rồi mới đến phương trận của Nỗ Thủ.
Nỏ Genoa dùng cho binh sĩ bộ binh Đại Việt là loại nỗ lớn tầm bắn thậm chí hơn trăm mét.
Tất nhiên nói về nỏ nhiều người chỉ nghĩ nó chỉ có thể bắn thẳng, không không, nỗ bắn thẳng sát thương cùng hiệu quả cao nhất nhưng không phải nó không thể bắn cầu vồng đường parabol.
Nỏ Tần thời xưa chính là loại chuyên công kích đường parabol như vậy. ( Thất truyền)
Nhưng thời này nỏ được định danh là bắn thẳng, bắn khoảng cách gần , xuyên giáp là chính. Tất nhiên là vậy rồi, khi mà lá giáp phát triển mạnh thì phải có vũ khí tầm xa mang tính xuyên thấu cao để có thể khắc chế.
Bắn cầu vồng đường parabol mũi tên gặp giáp rất dễ lệch, mà muốn bắn xa toàn là tên nhẹ, khả năng đâm xuyên thấp không phá giáp nổi.
Chính điều này đã làm nhiều người ngộ tưởng về khả năng của nỏ, tất nhiên với cấu tạo nỏ phương đông nếu muốn bắn góc cao hơi khó.
Nhưng điều đó là không ngại đối với nỗ thủ Đại Việt vì bọn họ dùn là nỏ Genoa hạng nặng.
Tên bắn có hai loại,đựng ở hai hộp tách biệt bên người.
Tên ngắn, nặng thích hợp bắn phá giáp khoảng cách công kích lý tưởng ở 50m đổ xuống, xuyên giáp cực đáng sợ.
Tên dài nhỏ nhẹ thích hợp bắn cầu vồng đường parabol bắn xa góc bắn từ 30° đến 45°. Tầm xa thậm chí vượt cả trăm mét nhiều. Tất nhiên nếu dùng loại tên này thì khả năng xuyên giáp giảm mạnh, nói chung cái gì cũng có ưu nhược điểm.
Cái gì cũng có nguyên nhân của nó, nỏ Genoa châu âu không làm được điều này bắn xa cũng không tốt như vậy dù thay tên.
Đừng suy nghĩ cứ lưc kéo mạnh đồng nghĩa bắn xa, bắn xa với mũi tên nhẹ còn kiên quan đến chiều dài quãng đường kéo đà. Hay nói nôm na chính là khoảng cách từ dây cung chéo căng nhất đến cánh cung. Cái quãng đường này càng dài thì khả năng bắn xa càng tốt, tất nhiên phải kết hợp cả lực kéo mạnh.
Nỏ Genoa Châu Âu là lực kéo rất mạnh, nhưng quãng đường kéo đà ngắn cho nên chỉ có thể bắn tên ngắn xuyên giáp.
Nhưng Đại Việt nói không với hạn chế này. Hệ thống dòng dọc hai cánh đã khiến quãng đường kéo đà của họ dài ra gấp đôi, thừa đủ khả năng bắn tên dài, lại dự trữ một lượng năng lượng lớn hơn người kéo cung đơn thuần. Cho nên thay mũi tên nhẹ, dài, thì đây chính là viễn trình vũ khí đáng sợ. ( có công thức về quãng kéo đà nhé mấy ông lên tra mà cộng :D).
Nhưng có hệ thống nỏ Genoa hoàn hảo vậy, tại sao quân Đại Việt lại không hề dùng?
Nói ra thật khổ.
Bởi Đại Việt phải điều quân cấp tốc, cho nên lúc này bên ngoài tuy rất ổn với trường thương binh, đao thuẫn binh nghiêm cẩn thủ vệ. Nhưng sau nhiều lần đổi quân, di chuyển các phương trận thì trong trung tâm quân trận Đại Việt đang rối cần thời gian bố trí lại.
Cánh phải Âu Phi binh rất tốt, bọn họ không quá nhiều di chuyển nên phía sau lưng họ ít nhất còn 4 phương trận nỏ binh thủ lại. Sở dĩ đám này không động vì quân Lâm Thường tấn công nơi này không dẫm đinh thì cũng lẻ tẻ xông vào trường thương trận. Cho nên sĩ quan của nỏ binh nồi trên xa tháo cao 3m quan sát hết cả, như vậy tình huống cần sử dụng nỏ sao?
Lại nói đến hậu quân cũng có 3 phương trận nỗ binh phía sau phương trận đao thuẫn thủ và Trường thương. Nhưng quân của Quách Mậu Nghiêm là bất ngờ xuất hiện cho nên Nỏ Binh chưa kịp phản ứng thì 500 kỵ đã ép sát thương trận không thể bắn.
Đến lúc sĩ qua Nỏ binh căn chỉnh góc bắn cùng hướng bắn về phía kỵ Binh Tây Vực phí xa thì quân của Ngô Văn Vũ thân binh lại hiện, sau đó hai bên kỵ binh hỗn chiến Nỗ binh càng không dám loạn động.
Cuối cùng một đợt di quân tiến áp Trại tống của trung quân khiến cho Hán Nô Binh tram vào hậu quân bịt lại, đồng thời biến Nỗ binh tụt vào khối phương trận thứ 5 kể từ ngoài vào. Như thế này thì sao dám bắn ra ngoài? Bắn chết địch hay bắn chết quân ta đây?
Từ các nguyên nhân trên khiến Địch Viễn nhận định quân Đại Việt thiếu trầm trọng cung thủ.
Phải thôi trong mắt Địch Viễn cung thủ cần đầu tư lớn thời gian dài, nhà giàu mới nổi như Đại Việt khả năng cao là khan hiếm.
Còn Ngô Khảo Ký thì đang đau đầu điều chỉnh lại trung tâm quân đội bố trí của hắn. Ngô Khảo Ký ngu sao mà không nhận ra những thiếu sót đó. Nhưng trong tình thế này muốn điều quân cần không gian. Cũng may không gian đã có. Lúc này cần là thời gian.
Quân Triều Nô không có tố chất trở trường thương binh tốt Ngô Khảo Ký đã đào tạo lâu và phát hiện điều này. Nhưng cận chiến đao thuẫn cũng bắn cung, nỗ thủ thì bọn Triều Nô tặc tố chất cao.
Mỗi dân tộc đều có sở trường sở đoạn. Chính ly do này mà Triều Nô được lựa chọn công thành mà không phải Hán Nô.
Đây không phải sự lựa chọn mang tính yêu thích cá nhân mà là có tính toán kỹ lưỡng của Ký.
Quân Trận Đại Việt quy củ, chắc chắn nhiều lớp .
Nhưng điểm yếu lúc này là trung tâm không có nhiều không gian hoạt động, rất khó để điều động các phương trận chuyển vị trí. Điều này không trách được Ký, vận quân tốc độ , lại cần co cụm phòng ngự trước Kỵ binh đang ập đến. Làm được đến mức độ này đã là quá suất sắc.
Không có tài lãnh quân, không có quân tinh nhuệ kỷ luật không bao giờ làm nổi một lần điều quân thần thánh như vậy.
Cũng may thật đúng lúc quân Triều Nô đã đục được nhiều lỗ tường gỗ trại Tống mà tràn vào đó hỗn chiến.
Ngô Khảo Ký kiền điều động trường thương binh 5 phương trận hướng này áp sát bên ngoài trại nhưng không tiến vào mà co lại phương trận tạo các khe hở cho quân đao thuẫn thủ Cấm Vệ quân vô trại.
Đánh nhau trong trại thường thương binh 3m không thể đánh được. Cho vào chỉ vướng víu.
Bỗng chốc trung tâm đại trận quân Đại Việt thoáng ra rất nhiều.
Vậy thì điều quân nơi trung tâm chỉnh đốn lại các bất hợp lý bắt đầu.
Năm phương trận nỗ thủ lập tức co lại khiến cho khoảng chống giữa các phương trận tăng mạnh.
Xếp phía trước họ là quân đao thuẫn thủ, trường thương binh Cấm Vệ quân theo khe hở lui về sau. Trung tâm quân trận đã có khoảng trống điều kiện thuận lợi để làm điều này.
Chỉ cần thương trận, đao trận các phương trân Cấm Vệ quân lui xuống, quân Nỗ thủ Cấm Vệ quân tiến lệ thế chỗ họ đứng ngay sau hệ thống quân Hán Nô thì đã hoàn thành tốt nhất phòng ngự phía hậu quân rồi.
Việc chuyển quân trong trung tâm được các sĩ quan chỉ huy. Có đèn pha trên lâu xa hướng dẫn được tiến hành quy củ nhanh nhẹn , ….nhưng vẫn tốn thời gian.
Địch Viễn cho quân Đại Việt thời gian ư? Nếu đã như vậy hắn không tên là Độc Lang Tây Vực.
Đã nhìn thấy sơ hở của con mồi dĩ nhiên Độc Lang sẽ không chần chờ mà cắn lấy, tấn công dồn dập.
Ba ngàn cung kỵ quý báu nhất của Địch Viễn được tung vào trận, thậm chí lúc này không phải năm ngàn quân chia mười đội kỵ mã đột kích , Địch Viễn đã tăng thêm 5 ngàn kỵ.
Tức là hắn lấy một vạn kỵ tạo đội lao vào trường thương binh của Đại Việt.
Đây là quá nửa quân của Địch Viễn rồi.
Hắn đã nắm nhược điểm Đại Việt quân là hắn sẽ dùng toàn sức một đòn đánh chết tại chỗ Đại Việt.
Lúc này thành Hành Dương cũng mở rộng.
Tầm hơn vạn quân trong đó cũng lục đục ra khỏi cổng thành và bố trận.
Thẩm Tông Cồ cũng muốn tham gia.
Đại Việt chư điều xong binh mã quân trận, nhưng bên ngoài lang sói đã nhăm nhe, phải làm sao bây giờ?
Cầu trời phù hộ thôi..
Ký Không có cầu trời, hắn chỉ tin nhân định thắng thiên, hắn chỉ tin năng lực bản thân không dựa vào may mắn để sống.
Một vạn kỵ điều binh sắp quân trận trong đêm cũng không đơn giản nhưng chắc chăn sẽ nhanh hơn sự chuyển vị của phương trận nỗ binh Cấm Vệ Quân.
Ngô Khảo Ký nghĩ đến điều nỗ thủ chẳng nhẽ hắn không nghĩ ra cung kỵ của đối phương.
Kẻ chơi pháo biết phòng pháo.
Kẻ chơi cung nổ dĩ nhiên phải đề phòng cung nổ rồi.
“ Nhanh hạ lệnh cho Hán Nô doanh toàn bộ che đèn” Ngô Khảo Ký ra lệnh.
Lệnh này phải truyền mồm.
Kỵ sĩ truyền tin theo lối đặc biệt giữa các phương trận mà phi như bay về phía trước hướng về Hán Nô doanh giờ là tiền tuyến đối đầu Tây Vực Binh.
Kỵ sĩ báo tin phi như bay xuyên qua ba phương trận khối về phía bờ sông sau đó lại từ bờ sông đường đọc kỵ lộ mà ngược về hướng Hán Nô doanh.
Đến đoạn Hán Nô doanh tiếp giáp cùng Cấm Vệ quân thì hắn rẽ vào bắt đầu la lớn.
“HÁN NÔ DOANH CHE ĐÈN …”
“HÁN NÔ DOANH CHE ĐÈN …”
“HÁN NÔ DOANH CHE ĐÈN …”
Hắn phi ngựa tới đâu nơi đấy ánh sáng tắt ngấm, quả là một kỳ cảnh có một không hai, giữa chiến trường toàn máu và nước mắt, cũng có những cảnh tượng đẹp đẽ như vậy.
Mười phương trận Hán nô đèn không còn sáng , lúc này họ im lìm trong đêm tối như u ma mà chờ đợi.
Đèn bão có vặn che, không cần phải kéo nhỏ bấc, chi cần vặn che miếng thép mỏng này thì ánh sáng sẽ không lọt ra ngoài được.