Lão đối thủ, Bắc Nguyên chiến mã muốn ngay lập tức xông lên cắn xé, dẫm đạp đối thủ…
Kỵ sĩ Đại Việt vỗ vỗ nhẹ trấn an “ Sẽ nhanh thôi”
Đều là kỵ binh có giáp tốt.
Cung tên không tác dụng nhiều. Nỏ ngắn trang bị cho Kỵ sĩ cũng sẽ không tác dụng.
Đối phương là tinh kỵ binh Tây Vực, nếu dùng nỏ sau đó chuyển thương cộng khiên là điều rất nguy hiểm, tốc độ quá cao sẽ không kịp chuyển.
Cho nên chỉ có kỵ thương mà đấu.
Tam lăng thứ mũi thương chuyên phá giáp trong đêm tối không mấy ánh hào quang , chỉ như sát thủ ẩn dấu giơ lên phía trước.
Khiên thép chuẩn bị sẵn sàng, Chiến giáp đặc biệt cho kỵ sĩ bên vai – ngực trái có đế thêm một phiến giáp trượt giống kiểu giáp kỵ sĩ Medieaval.
Bàn đạp thép cung yên cao kiều.
Cộp cộp cộp.
Phì phì phì phò..
Bước chậm dần tăng…
“Giá….” Chiến mã vọt đi…
Bắc Nguyên chiến mã hung tàn lao đến, lúc này là đội hình ^ của kỵ binh Đại Việt đang bứt tốc lao về đám Tây Vực Kỵ mới vừa phát hiện họ mà chuyển hướng.
Tây Vực Kỵ hung tàm nhưng Đại Việt Kỵ hung tàn hơn nhiều. Thư thép tôi trên thảo nguyên bao năm đã rèn rũa cho đám Đại Việt Kỵ sĩ này cả kỹ năng lẫn dũng khi trên lưng ngựa.
Tây Vực Kỵ tinh nhuệ nhưng Đại Việt Kỵ tinh nhuệ hơn nhiều.
Đại Việt Kỵ tinh không nhưng Đại Việt Kỵ quái hơn, họ ẩn nấp trong đêm tối và chờ đợi cơ hội này.
Tây Vực Kỵ binh nói chung tố chất vẫn tốt nhưng họ bị động bị đánh cánh, tuy kịp trở ngựa nhưng chưa thể đạt vận tốc cao nhất đã ập vào sóng luc năm trăm Kỵ Việt.
Phập phập….
Uỳnh…
Loảng xoảng.
Tiếng chiến mã va vào nhau gãy xương vỡ cốt kinh khủng vang lên…
Nếu nói Tây Vựng Kỵ Binh lao vào Trường Thương Binh cảnh tượng thật sợ hãi thì hay nhánh kỵ quân lao vào nhau trong đêm tối chỉ thoát ra âm thanh cũng đủ hãi hùng lòng người.
Ngô Văn Võ dẫn đầu đột Kỵ binh này Đại Việt, qua khe hở hẹp của mũ giáp Medieaval hắn đã chọn cho mình đối thủ.
Nhấc thương hơi vểnh một chút, co người nâng khiên. Thuần thục bài học từ các kỵ sĩ thảo nguyên.
“ Mũi thương không được quá sớm đưa tới vị trí đã ngắm, đâm xéo ba phần nghiêng thương xoay cổ tay… mới có thể rút thương. Nếu không làm nổi thì bỏ thương ngay lập tức”
Lời dặn vẫn văng vẳng bên tai.
Đối thủ không sơ hở. Khiên chắn kín kẽ nhưng….
Hữu dụng sao.
Gió bấc qua khe mắt lạnh léo như đóng băng suy nghĩ…
Nhưng càng lạnh hơn là sát ý.
Tốc độ quá cao, mọi thứ chỉ là chớp mắt.
Nhấp nhô nhịp ngựa nếu ngươi là tồi kị sĩ thì mũi thương sẽ nhấp nhô theo.
Nếu ngươi là đỉnh cấp kỵ sĩ, mặc cho ngựa nhấp nhô, mũi thương vẫn vẽ một đường vào tim kẻ địch.
Không có ngồi trên ngựa múa may quay cuống chém ngang bổ dọc như phim ảnh.
Kỵ chiến chỉ có một chiêu.. một lần va chạm… một cơ hội duy nhất… giết người hoặc bị giết.
Tai ù đi, trong phút chốc phảng phất Văn Vũ không nghe thấy gì, hắn chỉ nghe thấy mũi thương đang quét vào gió thì thầm, tâm tình háo hức , thèm khát muốn uống máu địch nhân.
Bụp… crack …. Xoẹt….
Bang ….
Khủng khiếp lướt qua nhau.
Cả hai đều đam trúng đối thủ.
Tây Vực binh không tầm thường.
Tay Trái Văn Vũ tê rần nhưng khôn sao, lá chắn đặc biệt vòng cung đã làm chệch đi mũi thương của đối thủ.
Chỉ là lực va đập mạnh khiến tay trái hắn tê rần.
Mà kể cả có thể xuyên qua khiên thì vẫn còn một lớp giáp lệch hướng ở vai ngực trái. Mũi thương sẽ bị lệch hướng một lần nữa nhất là thương hai lưỡi điển hình của Tống.
Tam lăng thứ thương phức tạp tạp hình khó khăn rèn đúc nhưng phá giáp tuyệt vời.
Như đậu hũ đầu thương xuyên qua khiên gỗ cắm vào Lamellar giáp của đối phương, lác qua khe hở tấm giáp xuyên lớp giáp da, cắt đứt sương sườn của kẻ thù, uống cạn tâm đầu huyết của hắn…
Mũi tâm lăng thứ đỏ quạnh máu lúc này như reo ca, như tán thưởng chủ nhân của nó đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhưng chưa đủ, nó còn chưa đã cơn khát, nó muốn uống thêm.
Choeng… phập…
Văn Vũ và thương… mũi thương lại vẽ một đường xuyên họng kẻ thù.
Thương như không vui, nơi này huyết không tuyệt như tâm huyết.
Hai nhánh quân kỵ binh xỏ xiên qua nhau, hay nói đúng hơn là Đại Việt kỵ binh xiên qua Tây Vực Kỵ binh.
Còn đủ 500 chiến sĩ kỵ binh, có nhiều người gục trên lưng chiến mã nhưng không đổi xuống.
Bên kia kỵ binh Tây Vực lao đi để lại một mảng chiến mã không người đang hí loạn sợ hãi trên chiến trường.
Khủng khiếp chênh lệch kỹ thuật vậy sao?
Không phải.
Kỹ thuật dĩ nhiên thân binh Ngô Khảo Ký phải hơn nhưng không thể hơn nhiều đến vậy.
Chênh lệch ở vũ khí khôi giáp chiến mã, Yên cương, Bàn đạp.
Tam lăng thứ thương sức xuyên thấu không nói nhiều, rất ít khi bị chệch ra khi đâm, chiến giáp Lamellar kháng đâm kém, khiên gỗ không đủ để sống sót trong tình huống này, nó đùng đỡ cung tên thì thích hợp hơn.
Khiên Bố Chính cho Kỵ sĩ là thiết kế riêng cấu trúc vòm cầu chuyên làm lệch hướng đâm. Chiến giáp La Mã đặc biệt cho Kỵ binh càng đáng sợ hơn về sức bảo vệ phía trước.
Yên cương, bàn đạp?
Dĩ nhiên Ngô Khảo Ký dùng phải là loại cao kiều yên cương ԅ yên chỗ chính là lõm hai bên cao kiều có thể ngồi vững có điểm tựa. Bàn đạp dĩ nhiên là cung thép chứ không thể dùng bàn đạp da, vải như người Tống rồi.
Chỉ riêng nội Yên cương, bàn đạp đã tạo ra không ít sai biệt giữa hai bên đó.
Có người nói lúc này chưa có bàn đạp thép, đồng ư?
Chưa có đâu… Mông cổ mới chính là bọn đầu tiên quy chuẩn hóa bàn đạp vòng cung thép cùng cao kiều yên ngựa. Không phải lúc này.
Cho nên mới nói có vị tướng Nam Tống thảng thốt khi quân Mông cổ “Đứng trên yên ngựa” . Điều này không thể thực hiện với bàn đạp da thú hay vải.
Vẫn quá khinh thường kỵ binh của Tây Vực rồi. cách chỉ 500m Ngô Khảo Ký thấy thất cả. Tuy trong đêm tối rất khó quan sát nhưng ánh đuốc tắt rụi đã chứng minh tất cả.
Đánh đêm lính Tống dù kỵ bộ hay thuỷ đều phải dùng đuốc cầm tay để chiếu sáng duy trì đội hình. Họ không phải mèo có thể nhìn trong đêm để làm điều này.
Quân Đại Việt thì không. Bộ binh đeo đèn bão nhỏ bên hông, có xa tháp đèn pha chiếu sáng dẫn đường. Kỵ binh treo đèn bão lớn chuyên dụng bên yên ngựa. Cho nên bọn họ là hai tay rảnh có thể cầm cả Khiên cả thương.
Thật ra trong lần va chạm vừa rồi phần lớn Kỵ binh Đại Việt là tìm kỵ binh cầm đuốc bên người Tống mà đánh.
Bọn này không khiên, mục tiêu lại rõ nên rất dễ giết.
Tất nhiên quân thân binh không phải siêu nhân, họ không thể nào xuyên qua mà không có tổn thương.
Tầm chục người bị đâm ngựa mà đang chật vật phía sau, hơn năm mươi người gập mình trên lưng ngựa đó là bị thương biểu tượng.
Yên cao kiều, bàn đạp thép chỗ để chân lớn khiến họ không ngã nhưng không thể tránh được đang đau đớn cố cắn răng không rên rỉ.
Lúc này đuốc của đối phương bị đánh cho gần như tàn lụi.
Hơn 450 kỵ binh Đại Việt còn sức chiến đấu sắp lại đội hình. Văn Vũ nhìn vào khoảng đêm tối tước mặt lập lòe tản mát ánh đuốc mà cảm nhận.
“ AI CÒN CHIẾN ĐƯỢC THEO TA”
Ra roi thúc ngựa nhanh lao, hàn phong thổi mặt anh hào Việt nhân. Chỉ cần là cảm nhân mà thôi lúc này thật không thể biết nơi nào tụ nhiều Tây Vực Kỵ.
Phải đánh trước khi chúng kịp tụ binh.
Đây là lợi thế trong kỵ chiến của phe xuyên thấu và phe bị xuyên thấu.
Ký hài lòng gật đầu.
Tưng đám đuốc từng đám đuốc phương xa bị dập tắt, có lẽ là bị quân Đại Việt kỵ binh giết thấu, có lẽ tự dập để chạy trốn. Tất cả đều kết quả như nhau.
Năm trăm kỵ binh xung phong của Tây Vực binh mắc kẹt trong rừng trường thương của quân Đại Việt, không có hỗ trợ cho nên chúng bị giết rất nhiều chỉ tầm hơn trăm binh có thể chạy ra ngoài.
Thật số quá đen vừa quay ra thì gặp đúng 450 kỵ Đại Việt vừa một lần nữa đục qua quân Tây Vực mà về. Tuy ngựa đã đuối đà nhưng theo quán tính lao thẳng vào đám tàn binh này vẫn đủ.
Quá choáng váng đám này tàn binh bị cắt như rơm dạ, họ vừa cố hết sức mới quay ngựa thoát khỏi rừng trường thương nay lại đao quang kiếm ảnh đập vào mặt. Tố chất có tốt cỡ nào cũng chịu không nổi.
Nghe nói kinh khủng vậy nhưng thật ra là không bì lại được cùng trận chiến cướp trại của người Triều Nô.
Người Triều Nô nhát gan nhưng cộc cằn. Đánh kẻ mạnh thì khá rén nhưng nếu cảm thấy bản thân có thể “ăn” được thì đánh rất cọc.
Hai bên tương đương thế lực, đều tầm 5000 binh. Nhưng bên trong trại quân Tống có lẽ tổn thất kha khá sau nhiều đợt pháo nã liên tiếp .
Công thành Xa? Thang leo? Ván gỗ che hào sâu?
Toàn là giả cả.
Công thành xa chưa từng áp sát tường gỗ.
Chỉ đứng cách 70-80 m dùng pháo 35 ly xử lý mọi loại vũ khí có tính sát thương lớn như hoả pháo, đại nỏ. Nhất là đại nỏ có tính sát thương không nhỏ đối với công thành xa. Cho nên chúng bị lùng cùng tiêu diệt rất nhanh.
Hoả pháo của quân Tống trên đầu thành không có bao nhiêu đã bị 5-6 đợt pháo kích có chủ ý đánh thiệt hại đến 7-8 phần. Số còn lại còn chưa kịp chuyển hướng thì quân Triều Nô đã áp sát rồi. Cho nên hoàn toàn vô dụng.
Tất nhiên vì công thành xa khá nổi bật cao, cho nên pháo trong trại vẫn có thể bắn thẳng. Sự thật thì có đến hai cỗ công thành xa bị bắn vỡ thân và không thể sử dụng.
Tuy nhiên các pháo 35 ly từ mười hai cỗ công thành xa đã dọn dẹp hết các ụ pháo này.
Nỏ lớn cũng khá lợi hại, ban đầu do không để ý, binh Tống run rẩy trên đầu tường hoặc bò xuống dưới pháo kích cho nên không ai sử dụng đám nỏ lớn.
Sau một hồi khi quân Triều tiếp cận Tường gỗ thì pháo cũng không còn và quân Tống quay lại chiến đấu.
Mười cỗ đại nổ đã có người xử dụng, Chúng bắn sắp sập và bắn xuyên chết mội đội công thành xa. Nhưng tất cả cũng chỉ đến vậy mà thôi.
Đôi bên đang chiến đấu hăng say thì từ một đoạn Tường gỗ một tiếng nổ kinh hoàng vang lên. Trong đêm một cột lửa lớn cao đến năm sáu mét vụt sáng cả bầu trời, những cọc gỗ lớn như bắp chân bị ép nát bay tứ tán trong không khí.
Một đám Triều Nô cách đó 30-40. Nằm rạp trên đất khiên lớn che đầu lồm cồm bò dậy, bọn chúng nở nụ cười máu tanh, tay cầm chiến đao tay cầm kiên mà lao tới.
Thì ra thang hay chiến xa công thành đều chỉ là đánh yểm hộ. Thuốc nổ lõm phá tường gỗ mới là chính thức chiến thuật.
Đám Triều Nô đặc biệt mặt giáp La Mã ùa vào, nhưng chưa hết, ở phía tây lại một tiếng nổ lớn tương tự. Có lẽ một đoạn tường rào lại bị phá hủy.
Triều Nô binh như nước thoát cống lao vào doanh trại Tống vốn đã tan hoang vì đạn pháo.
Thật ra quân Tống trong trại đã sớm tan hoang tìm chỗ ẩn nấp không nghe lệnh chủ quan. Chỉ còn khoảng hơn ngàn người kiên cường bám trụ ở tường rào phía Nam đánh kịch liệt cùng quân triều nô.
Tình thế chính xác là các sĩ quan Tống vẫn đàn lượn vòng vòng trong trại moi ra đám nhát gan ép chúng lên tường gỗ trại mà thủ.
Nhưng đã quá muộn, quân Triều Nô đã ập vào lan ra bốn phía tìm giết.
Trong trại Tống lúc này loạn một bầy
Một bộ truyện thể loại Tận Thế nhưng lại khai thác một góc nhìn mới với những chủ đề mới lạ. Các tình tiết được xâu chuỗi và liên kết cực kỳ hợp lý, thích hợp với những đọc giả đã quá chản với thể loại truyện mì ăn liền.