Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 456: Miêu nhân trên núi kêu




Bắc Nguyên Quốc. Nguyên Kinh ( Bắc Kinh ngày nay).

Tuyến rơi trắng xoá ngập đường ngập lối, đâu đâu cũng là một màu trắng bao phủ.

Ngô Khảo Tước phiên lòng, hắn có quá nhiều con , lại nhiều con trai, lắm khi không phân biệt được thằng nào với thằng nào, chỉ dựa vào mẹ chúng để phân biệt con. Cả ngày về tới hậu cung là nhũn cả não. Tiếng khóc, tiếng cười , tiếng đánh nhau trẻ con chí choé, tiếng dành đồ chơi.

Trận đại tuyết vừa rồi làm xập rất nhiều nhà dân, cũng may kỵ binh Thảo nguyên coi khinh trời gió tuyết cho nên có thể cấp cứu khắp nơi giảm thiệt hại nhân mạng.

Nhưng tiền tài vật chất là không thể nào ngăn nổi tổn thất.

Nhà hắn Bắc Nguyên nghe có vẻ hùng cường, có vẻ ghê gớp, nhưng người trong chăn mới biết chăn có rận. Nhị ca vừa đi khỏi Bắc Nguyên thì nơi này bị đánh về nguyên hình… nghèo.

Tiền bạc Ngô Khảo Tước bắt chẹt của Đại Tống không ít, lương thực bắt chẹt không ít, nhưng nhân khẩu tăng quá nhanh.

Hà Bắc là nơi sản xuất chính lại đang bách phế đãi hưng.

Nơi này trải qua tổng cộng 3 lần hạn hán, 2 lần binh đao, một lần di dân quét sạch, bây giờ mới di dân lại tầm 5 triệu để tái kiến thiết.

Hắn có tiền cũng cần có thời gian mới kiến thiết được nơi này chứ. Lại còn vấn đề nhân tài, tổ kiến lại dân chính, Hà bắc không phải thảo nguyên, thảo nguyên không quá khó quản lý, chỉ cần phân đúng bãi cỏ , hồ nước là có thể dân thảo nguyên tự quản tự phát triển. Nhưng Hà Bắc muốn xây dựng thì cần một lượng nhân tài khổng lồ, năm triệu dân Hán bằng mẹ cả Đại Việt rồi, Cần bao nhiêu quan viên các ngươi nói đi?

Cho nên Ngô Khảo Ký đã tập hợp đủ hơn 2 ngàn người biết chữ đủ loại người Hán, cho học tập tiếng Việt cơ bản trong một năm, dạy cả chữ Latin. Mục đích gì?

Đi du học Đại Việt sau đó về xây dựng quê hương, để cái đám chết tiệt này quản lý Hà Bắc loạn hết cả lên. Cầu cống đường xá nhà cửa quy hoạch, thủy lợi tưới tiêu kênh mương, thuế má thương nghiệp công nghiệp. Không cái nào Tước nhìn vừa mắt, còn không bằng Bố Chính những năm đầu tiên dựng nghiệp.

Cho nên kế hoạch của Tước là nghỉ ngơi 4-5 năm. Đám này du học một năm về tạm ổn nhà cửa lại cho đám khác đi du học lâu hơn để có nhiều hơn kiên thức.

Thảo nguyên cũng hai hàn người chuẩn bị, toàn là trẻ tuổi tinh anh. Phải học tiếng việt chuẩn bị trước khi du học, phải học chữ latinh.

Thân binh của Tước xuất thân Bố Chính bất đắc dĩ thành giáo viên… vỡ lòng… rất khổ. Nhưng vì tương lai không thể không làm vậy.

Thậm chí Tước quyết định rồi. Con trai hắn đến tuổi, cho đi học ở Bố Chính cả, phải học được cái tinh túy suy nghĩ của Bố Chính thì mới giữ được cơ nghiệp mà huynh đệ hắn đánh lên.

Cho nên thằng nào được Nhị Bá đánh giá cao, thằng đó làm thái tử, còn việc Ngô gia bảo chót phong thế tử Liêu Đông, để đó đi sau tính tiếp.

Chính sách của Ngô Khảo Tước là dập theo Ngô Khảo Ký, nói không với thế gia, chỉ có tiểu gia tộc cùng sĩ tộc cùng các bộ lạc nhỏ dưới 1 vạn, thằng nào nhiều hơn tự biết tách đàn không là bố đi tách hộ. Đây là chính sách nhất quán của Bắc Nguyên.

Nó có học Bố Chính của Ngô Khảo Ký nhưng lại không hoàn toàn là Ngô Khảo Ký mà có cái gì đó riêng của Ngô Khảo Tước.

Tước phiền lòng là hắn nhận được thư của Tích rồi.

Cha chết thù này con báo, Nhưng báo như thế nào là một vấn đề đáng lưu tâm.

Trước khi đi thì Ngô Khảo Ký đã gặp riêng hắn và dạy nhiều canh giờ. Đại Tống có thể đánh nhưng không thể đánh sập. Triệu thị có thể gõ nhưng không thể lật đổ.

Lý do? Triệu thị là lấy văn ức võ, 70 triệu người Đại Tống như 70 con cừu thôi, một con sói có thể làm thịt cả bày.

Nhưng Triệu thị sụp ai biết lên thay là ai? Nếu là Võ công hoàng đế thì 70 con cừu ấy biến thành 70 con chó cảnh, 70 con chó giữ nhà, 70 con chó săn , một con sói chưa chắc đã làm gì được, thậm chí có thể bị cắn chết.

Nói về tư tình Ngô Khảo Tước thật không có bao nhiêu tình cảm với Ngô Thường Hiến nhưng nghĩa tử là nghĩa tận. Huyết mạch chảy xuôi trong người hắn là Thường Hiến ban cho. Cái này huyết nhục nghĩa tình không thể phủ nhận.

Đứng trên vị trí quốc quân, hắn thù cha không báo thì còn đâu chỗ làm người.

Xuất quân thì chắc phải, nhưng đánh thế nào, đánh đến đâu phải tính toán kỹ.

Bắc Nguyên không thể chịu dày vò một trận chiến lớn được.

Ngô Khảo Tước mắt nhìn Trinh Châu. Nơi này còn găm lại mấy thứ.

Hắn lại đảo lòng mòng cặp mắt hổ… bắt đầu tính toán người… bắt đầu bố cục, binh chưa động bố cục phải lên.

Nhưng lần này không phải âm chết người Tống mà là đánh hỗ trợ cho hai người anh.

“ Bay đâu, gọi chúng tướng, chúng quan vào điện chầu, bàn đại sự” Ngô Khảo Tước lên giọng….

Hôm nay không triều hội, các quan, tướng làm việc ở khu nha môn, cho nên phải thông báo bọn họ mới đến.

Năm vạn quân thôi đủ rồi nhỉ. Ngô Khảo Tước đắn đo, xuất nhiều quân hắn quốc gia không kham nổi trong tình thế này. Nhưng điệu bộ đại quân động vẫn phải có.

Cũng may có nhà máy sản xuất lương khô, không lấy máu ra hành quân thời tiết này. Ngô Khảo Tước nhìn trời lất phất tuyết bay mà chửi bậy.

Ký nếu nghe tâm tình này của Tước hẳn vui lắm, không hổ chân truyền của Ký.

Thật ra Tước ảnh hưởng từ Ký rất nặng, Tước được xếp vào loại nửa cổ đại nửa hiện đại người rồi. Tư duy của hắn thoáng và lối tư duy đặc Bố Chính. Tích vẫn là người cổ có chịu ảnh hưởng của Ký nhưng không quá đậm.

Đơn giản vì Ký Tích bên nhau khi Tích đã hoàn thiện nhân cách khó đổi, còn Tước quá trình trưởng thành tuổi nhỏ lại bên Ký cho nên chân truyền là đúng.

Đánh Tống nhưng không đánh chết đây là tôn chỉ của Ký. Tước chấp hành vô điều kiện.

Mân sứ về rồi, vui mừng mà về đúng là thượng quốc ra tay rộng rãi. Quà đáp lễ tiến cống của Mân là 50 khẩu đại pháo… thứ này Mân đang cần, càng nhiều càng tốt. Nó không những nằm ở giá trị cao mà ý nghĩa lớn. Thứ này theo như biết không phải có tiền là mua được, chỉ có đồng minh, phụ thuộc thì mới được cấp cho.

Thêm vào đó bồi lễ 2 tấn thuốc nổ mạnh làm cho Mân sứ khóc lóc thiên ân quỳ tạ ơn.

Hoàng Đế thượng quốc lòng bao thiên hạ. Biết thế này sớm xưng thần cho xong.

Việc xây hải đăng thượng quốc đồng ý hỗ trợ không cần hồi báo.

Lý Tử Huy cười, mười mấy cái đèn biển thôi mà, các người mua dầu hoả đốt mới chết tiền. Khặc khặc.


Vấn đề quặng diêm tiêu và lưu hoằng hơi mệt, phải chờ đánh giá của “chuyên gia” sản xuất chất nổ. Theo một bản báo cáo khoa học dài mấy trang giấy loằng ngoằng chữ không hiểu. Kết luận đưa ra quặng này quá kém sản xuất chi phí cao. Tỉ lên ra thành phẩm chất lượng cao chỉ được ba thành, do đó chia cho Mân Quốc nửa thành là đủ.

Lại thiên ân vạn tạ

Đùa sao thuốc súng tốt và thuốc súng lởm là hai cái khái niệm mà không thể dùng số lượn để đo được.

Mân quốc thuốc súng công thức đã không đúng lại nhiều tạp chất.

Đã kém lại càng kém hơn, cùng loại pháo nếu dùng thuốc nổ Đại Việt sẽ bay xa hơn 30%. Cái này lấy số lượng bù được chất lượng không?

Mình chỉ bắn được 1000m, người ta cứ từ 1500m dã vào đầu có nhiều thuốc súng cũng vứt.

Cho nên nếu chỉ có 3 thành sản phẩm cắt cho Mân quốc 0,5 thành là mừng lắm.

Nói thật báo cáo là giả . Quặng KNO3 của Mân nhiều tạp chất thật nhưng Bố chính có công nghệ chiết tách mà sau 6 năm đã siêu hoàn thiện với dây truyền 5 lần triết tách liên tục không phí thời gian sản phẩm lại siêu tinh khiết. Cái thời đun nước sôi dót quặng qua lâu rồi.

Cho nên KNO3 quặng Mân khoảng 80% thu được thành phẩm, cho mân 5% , Đại Việt lấy 75% không tính là thực dân bóc lột, tính là … giúp đỡ nhau.

Còn lưu hoàng của Mân đúng là dùng khó, nhưng vẫn tạm tận dụng được.

Lưu hoàng lấy từ Medang cho nhanh. 2-3 tàu dùng mấy tháng không hết. Mà thôi chân muôi vẫn là thịt. Thực dân là ăn sạch… nhầm khẳng định lại chúng tôi không thực dân chỉ là giúp đỡ nước bạn hàng xóm.

Mục đích đạt được sứ thần vênh vang đi về. Trên thuyền ngược sông Hồng lên Luy Lâu vái dài 30 phút hướng Thăng Long mới thôi. Rất cung kính…. Sờ sờ cỗ xe ngựa… thích thú…đây chỉ là khung đế bánh đê dễ vận chuyển, về nhà thùng tự làm.

Đây là quà của Bắc Việt Quốc Vương khi hắn đến bái phỏng. Vương phủ người ta còn to hơn Vương cung của Mân quốc ở Nam Xương.. thật hơi xấu hổ…

Hindu giáo phái đoàn đến Thăng Long.

Sau một hồi dài lợn lờ lang thang vật vờ bờ bụi khắp Bố Chính. Xa xa thấy đập Sông Cẩm Vĩ đại. Lại thấy các con mương lớn với nhà máy công xưởng máy móc thần kỳ. Lại thấy con người nơi đây sinh hoạt như trốn thần tiên, khác hẳn vùng đất tiện bần nơi bọn họ sinh sống.

Những con đường màu đen trải dài tít tắp.

Cây cầu dài bắc qua sông lớn xây trên những “ hòn đá nhân tạo” khổng lồ giữa dòng sông.

Nơi này ai ai cũng đi học cũng biết chữ. Họ thờ một thứ tôn giáo rất lạ tên “ Đạo Đức Giáo Dục Công Dân” mấy tháng qua nhóm Hindu như lời dặn không dám truyền giáo nơi đây. Nhưng họ thấy nơi này quá thần kỳ.. nó giống như mô tả của một tôn giáo nào đó …

Phải là thần quốc hay phật quốc. Hay là Vishnu hoá thân thần muốn xây dựng một tiểu Phạm Thiên nơi trần tục?

Bọn họ hiểu không được, chỉ có thể cố học tiếng Việt, cố đọc sách xem sao.

Ở đây cũng không thiếu thương nhân Ấn có biết tiếng Việt giúp họ rất nhiều. Những từ khó hiểu có thể nhờ một người hiểu biết của Đại Việt dùng tổ hợp từ giải nghĩa, tuy tiến rất chậm nhưng không phải họ ngu ngơ về thế giới Bố Chính nữa.

Cho nên bọn này quyết định quay về đón Barahasti sau đó đến Kinh đô Đại Việt .

Barahasti là bị quản thúc, ý nghĩa là không được rời hỏi Đại Việt không được rời khỏi mắt cận vệ trông đền Vishnu. Nhưng nếu hắn muốn di chuyển trong đất Đại Việt vẫn được nhưng phải có cận vệ đi kèm tránh bỏ trốn.

Cho nên các anh Hindu lên đường đến Thăng Long tìm thần, tìm chân lý.

Phái đoàn mấy chục thầy Tu Hindu quá lớn quá bắt mắt suy ra rất chướng mắt, nhất là với Phật giáo một hệ.

Vừa bước chân xuống bến Đấu Hồ cả đám Hindu giáo đã bị các sư trọc vây lấy… dẫn độ đi đâu đó.

Chắc lại đi biện giáo lý có lẽ vài chục ngày là không xong được.

Trong lúc đó ở Chiến trường phương bắc đụng độ mãnh liệt đầu tiên đã diễn ra.

Nhưng không phải giữa Đại Việt và ai đó mà là người Miêu và người Tráng vốn thù nhau sẵn.

Lưu Kỷ dùng thám báo đã dò ra quân tinh của Đại Việt, gần như tất cả đã đổ vào hạp cốc Miêu Nhân Lĩnh- Lệ Phố Lĩnh. Do đó Liễu Châu chỉ có một ít quân người Mân đóng, khoảng một vạn trong thành, Một vạn xây công sự canh giữ ở hạp cốc Miêu Nhân Lĩnh- Ngũ Sơn Lĩnh.

Vậy là Lưu Kỷ điều 3 vạn binh chuẩn bị đánh thốc vào Liễu Châu, muốn dùng kế vây ngụy cứu Triệu, không cho quân Đại Việt thoải mái công chiếm Hạ Châu.

Hay rồi, người Miêu trên núi mắt sáng như đuốc ngày ngày rình mò dưới núi bọn Tráng làm gì…

Người Miêu năm nay mùa đông không lạnh vì có chiếc khăn gió ấm bài ca Đại Việt … nhầm Đại Việt không gửi cho chiếc khăn gió ấm mà gửi áo bông, mũi lông, giày… nhưng giày người miêu trả lại, chỉ xin da , họ tự làm dép sandal của họ hoặc đi chân đất.

Trên núi lạnh thật nhưng người Miêu vẫn quyen đi chân đất hoặc đi dép bện vì đi dày họ leo núi không quen. Vả lại trên này cây dập tán che tuyết , bên dươi vẫn là lớp lá cây hay đá nhám đá mèo… bọn họ đi chân đất không sao. có găng tay thì bọn họ tự cắt hết ngón để thò ra leo bám.

Quân Tráng vừa thò đầu vào cốc đã bị sơn pháo đánh cho tối tăm mặt mày, rồi đá lăn, cung bắn, tên nỏ.

Nhất là tên nỏ Đại Việt mức sát thương khủng khiếp lắm.

Nhưng người Miêu đánh trận không chiến lược, nếu để quân Lưu Kỷ vào sâu hơn trong cốc mới tấn công thì tốt hơn.

Người Tráng để lại hơn ngàn xác chết chạy như chó lui về run như cày sấy.

May mắn người Miêu ngu chứ không chúng ta chết cả bày rồi, người Tráng ai cũng thổn thức.

Hành quân trời tuyết, chân không dày, cùng lắm có dép bện cỏ khô. chịu sao nổi, chân cóng chạy không được cho nên mới chết đến ngàn người như vậy.

Miêu nhân meo meo trên núi trêu ghẹo… giỏi lên đây chiến.

Biết là đi hạp cốc không được. Lưu Kỷ điên cuồng chuẩn bị công núi Miêu Nhân Lĩnh.

Đại Việt chưa đánh. Tống chưa động. Tráng- Miêu đã chuẩn bị choảng nhau vỡ đầu.

















Tông môn có đệ tử tấu hàì không hạn cuối, vô sỉ vô cực đọc cười bung chỉ, cười văng cái nết ra ngoài.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.