Đã quá mười ngày từ khi dùng qua thuốc phiện. Ngô Khảo Ký thề hắn đã có những giây phút thư giãn không phiền lo nhất từ khi xuyên không.
Thật đáng sợ, nếu thật sự không biết tác dụng nghiện, hại sức khoẻ của thuốc phiện. Lại không có ý chí sắt đá thì hắn cũng sẽ không kiềm chế mà dùng lại lần nữa để tận hưởng cảm giác thư thái vô âu vô lo kia.
Quả thật là thứ đáng chết, đáng sợ.
Nếu không phải vì tình thế ép buộc Ký sẽ không bao giờ thử dùng thứ đó.
Tốt nhất là tránh xa. Bơi những người chuyên chịu đựng căng thẳng cùng áp lực như Ký luôn muốn cảm giác được nghỉ ngơi đôi chút để khôi phục. Cho nên thuốc phiện đối với những người như Ký là quá nguy hiểm.
Tất nhiên Vương Khạm Kiết dùng một lần thì mê luôn, tuy không nghiện mà mê đắm , hắn nói với ký thứ thần kỳ này khiến hắn … gặp được người cha đã mất của mình.
Theo quan niệm của người mông cơ thể có hồn vía, chết đi là hồn chết , ba vía vẫn còn, một vía lên trời một ví đi nơi xa đầu thai, còn một vía vẫn ở lảng vảng quanh nhà giúp đỡ con cháu. Cho nên thằng này chơi thuốc gặp ảo giác.
Cái gì mà nói cha hắn giúp hắn gặp được Ký.. thôi đi không bàn vấn đề thuốc.
Ký cho hắn tháo luôn cái lều mang đi toàn bộ bên trong, thuốc thì cho một hộp nhỏ, dặn đi dặn lại mỗi ngày dùng một lần , thứ này quý lắm.
Thật ra Bố Chính rất nhiều, toàn để Cẩm Y vệ chế tạo chuyên dụng. Tất nhiên để khống chế Ưng Vệ ngoại bang hay các thế lực có tâm tư ở Đại Việt. Cẩm Y vệ và Đông Xưởng giờ nhân viên mới sẽ không dùng nó mà thực hiện trường kỳ giáo dục tư tưởng, chỉ những cựu viên của hai tổ chức này mới dùng. Các cựu viên này đều la tai to mặt lớn ở hai tổ chức kia.
Ký đang đi đến chỗ thanh lọc Thuốc phiện khỏi hệ thống Cẩm Y Vệ, Đông Xưởng bơi lẽ thứ này dùng nhiều sẽ ảnh hưởng sự phán đoán sự nhạy bén tư duy. Cho nên sau này cuối cùng thì lấy giáo dục, tẩy não, là chính, đào tạo từ bé Cẩm Y vệ, thực hiện cha chuyền con nối cẩm y vệ để bọn họ có vinh cùng vinh có nhục cùng nhục với Ngô gia.
Trước đây Bố chính phát triển bồng bột nên cần mãnh dược giúp gia tốc thời gian thành lập hệ thống mật thám có thể tin, nhưng đây chỉ là cách cấp bách mang tính tình thế mà không phải là phương pháp chính thống chính quy. Cho nên vẫn phải dần dần loại bỏ. Dùng thuốc phiện như dụng cụ tra khảo. Như khống chế thế lực nguy hiểm , khống chế Ưng vệ trong trường hợp cần gấp thì được, không thể coi nó là chìa khoá là cội nguồn thành lập một tổ chức mạnh mẽ kỉ luật có tư tưởng được.
Ba ngày rưỡi chỉ ba ngày rưỡi cưỡi ngựa từ Liễu Thành đến Liêm Châu? Tại sao ca phải khổ vậy? Ta không làm lễ cưới lúc này thì làm sau tết có sau đâu, đây là ngươi không ăn không ngủ không nghỉ, ngày đi hơn 200 dặm để đến Liêm Châu sao?
Ngô Khảo Ký không biết nói gì ông anh này nữa, xúc động thì xúc động mãi rồi, trơ thôi. Lần sau phải nhắc nhở nghiêm khắc hắn không được hành động kiểu bất chấp sức khoẻ , tính mạng như vậy.
Thời này đường xá đâu dễ đi, cưỡi ngựa nhanh là chuyện mạo hiểm , đâu có thể liều mạng mãi được, cơ thể có lúc cũng chịu không nổi chứ ta đã sắp 30 ngươi cũng 34 tuổi rồi… ký càu nhàu.
Vương Khạm Kiết không nói ngoa, hắn đúng là 6 ngày thu phục được mười mấy trại, người Miêu với người Miêu không ngờ dễ nói chuyện vậy.
Pháo bắn bùm, chiến giáp sáng choang diễu một vòng, cảm giác không đánh được biết đối phương đồng tộc Miêu vậy là ra đàm phán rồi hàn.
Mẹ nếu đâu đâu cũng vậy, chiến tranh cần phải xảy ra?
Thật ra người Mông nhận họ nhận anh em thân như người nhà cho dù ở xa nhau tít tắt là thật, đến hiện đại thời vẫn vậy, người Mông nhiệt tình người Mông đây là bản sắc của họ.
Có lẽ quá trình thua trận, chạy trốn từ Trác Lộc tới một dải phía nam, bị săn giết bị chia cắt bị ức hiếp đã khiến tổ tiên họ ngộ ra rằng cần đoàn kết như anh em mới tồn tại được.
Tinh thần là vậy nhưng họ lại chọn những đỉnh núi cao chót vót, chọn các thung lũng heo hút làm nơi ở, cho nên tộc này khó có thể nào tụ thành một lượng lớn người để làm nên nghiệp.
Có lẽ họ có nỗi khổ, là chủ lực trong trận Trác Lộc dĩ nhiên bị đuổi gắt nhất, ăn sách để sống tạm điển cố này là có. Cho nên chạy lên núi cao sinh tồn tránh né kẻ thù đã là bản năng đời cha chuyển con đời con truyền cháu cứ thế mà thành truyền thống. Người Mông hiếm thấy sống vùng thấp như Tày Mường Tráng Choang.
Tất nhiên sống trên núi cao đã cho họ một bộ skill chuyên dụng để chiến đấu cùng di chuyển nơi rừng rậm núi cao. Đến giờ vẫn vậy, đã từng tận mắt thấy một thằng bé siêu nhân H’mong lao xe dạp đổ ….. Đường núi mới mưa xong toàn bùn trơn xùng đá lởm chởm, cái xe thì đời tống mỗi bộ phận long xòng xọc doạ gẫy bất kỳ lúc nào, vậy mà siêu nhân tầm 8 tuổi vẫn lao. Tác lúc ấy nghĩ ở chỗ tác mấy thằng chơi mạo hiểm quay video up youtube đều là… đệ tử hết.
Để quân Đại Việt vận pháo lên núi. Thẳng một câu không làm được. Người Miêu chỉ dây thừng gánh đòn, dây ghì. Vậy mà bọn họ tha lôi pháo đi khắp nơi ở Miêu Nhân Lĩnh cà khịa. Thậm chí đã cà khịa qua tới Liễu Ca sơn ở phía Bắc của Miêu Nhân Lĩnh.
Đáng sợ thật.
Miêu trên núi là Sư Miêu , Miêu xuống đồng bằng là Tiểu Miêu.
Trên núi bọn họ như hùm như hổ thật nhưng xuống đồng bằng là toang ngay. Cho nên Ngô Khảo Ký cho Hạ Châu không lấy mà đòi hai cái lĩnh Liễu Ca Lĩnh và Miêu Nhân Lĩnh độc lập. Người Miêu không xuống núi không đóng thuế , không cấm thương với người Miêu.
Đổi lại người Miêu không bao giờ đặt chân xuống đồng bằng gây gổ, người Miêu sẽ giúp Đại Việt khi Đại Việt gọi.
Đóng thuế cái gì chứ, chúng tôi không phải viện trợ ông là chúng tôi đã thắp hương cầu trời rồi, ông cứ độc lập đi không quấy chúng tôi là được, khi cần thì oánh người Tráng giúp tôi là mừng lắm. Dăm ba cái thuế các ông đóng chúng tôi yên ổn làm ăn một ngày là có.
Nhưng người Miêu cũng thông minh lắm. Ngày thứ 7 Vương Khạm Kiết Trở lại báo cáo đã tập hợp được 2 vạn quân.
Ngô Khảo Ký cắt.
Mang cả đàn bà trẻ em 13 14 tuổi đi đánh nhau, điên cái đầu với mấy anh Miêu. Thế là 2 vạn bị cắt một nửa còn một vạn, chỉ dùng đàn ông trưởng thành khoẻ mạnh ít nhất 15 tuổi mới tham chiến. Cấp thêm 5000 bộ trang bị cho đủ một vạn.
Nói thật trang bị loại này Ký còn nhiều nhưng hắn không muốn chiều hư.
Nhưng Vương Khạm Kiết có thỉnh cầu.
Giúp hắn cắt ngắn nòng pháo 120ly để nhẹ hơn và dễ mang vác hơn trong rừng.
Ngô Khảo Ký nói:
“ Cắt nòng giảm tầm bắn xa”
Nhưng chiến trong rừng không cần bắn xa cần là cần gọn nhẹ. Vương Khạm Kiết Giải thích.
Tất nhiên hay nhất là đưa cối và pháo 35ly cho bọn này. Nhưng cối cần đạn nổ mới dùng tốt. Ký là không muốn công nghệ đạn nổ lọt ra. Còn 35 ly pháo càng cấm lọt ra ngoài, thứ này tuy to nặng 30kg nhưng thời này coi là súng tỉa có thể ám sát. Thứ này lọt ra nhỡ may rơi tay địch thì Ký hưởng đủ. Nên pháo 35ly được quản lý siêu nghiêm ngặt.
Hai thứ này không cho được thì đành cắt nòng từ 1,5m xuống 1 m trọn lượng giảm 1/3 chỉ còn 200 kg lại nhỏ gọn hơn, cơ động hơn, tầm xa đạn rơi xuống còn 450m-500m tối đa.
Thằng tân Vua Miêu này chưa xong.
Hắn nhìn đám nóng bị công tượng Bố Chính cắt ra rồi lại hỏi, có cách nào lắp lại được không. Nếu là hỏi người khác chắc bị vả vỡ mồm. May mà hỏi Ký.
Lúc này Ký mới ý thức thằng Vua Miêu rất sáng ý, hay là chơi thuốc phiện hồi quang phản chiếu, đột ngột thông minh trước khi đần độn vì thuốc phiện?
Thật ra pháo thời này không quá sức mạnh như thời hiện đại bởi thuốc nổ có hạn. Cho nên áp lực của vụ nổ lên nòng pháo không quá khiếp nhất là đối với pháo bằng thép như Bố Chính, Thăng Long.
Thêm vào đó áp lực vụ nổ lên từng vùng của nòng pháo là khác nhau, giảm dần đều từ khoang chứa thuốc đến đầu nòng. Thực tế đã có pháo chế kiểu ghép nòng này để nòng dài ra.
Điển hình là các anh Hồi Giáo chơi pháo lớn ví như Dardanelles Của Ottoman thế kỷ 15 , là pháo đồng dài hơn 5m bắn đạn đường kính 630ly nặng 16 tấn hơn. Thằng này là nòng rời bắt vít ngay chỗ có áp lực mạnh nhất… choáng.
Cho nên nếu có thể nghiên cứu ghép chuẩn đồng trục hai nòng thì có thể làm một khẩu pháo lai giữa sơn pháo và pháo nòng dài rồi.
Phải nếu đã cắt nòng của pháo 120ly Thăng Long thì loại pháo mới này được xét là sơn pháo của thế giới tại thời điểm này để phân biệt pháo nòng dài.
Nếu có thể kết hợp được cả hai với nhau thì lợi lắm vì sau này Đại Việt sẽ phải chiến đấu chết bỏ ở những địa hình núi.
Chỉ sơn pháo, cối pháo là không đủ vẫn cần pháo nòng dài áp chế từ xa. Nhưng mang vác pháo nòng dài thế nào đây?
Thằng Vua Miêu thổ dân này đã cho ra một ý tưởng không hề tồi. Ký bảo cần thời gian nghiên cứu, ngươi cứ đi oánh tiếp các trại sau 10 ngày nữa gặp thì tính.
Thế là Vương Khạm Kiết cắp đít mang theo sơn pháo tiếp tục sự nghiệp thu phục các Trại Miêu .
Ngô Khảo Ký thì rảnh rỗi thiết kế này nọ chờ đến ngày xuất quân.
Pháo nòng nối chẳng có mẹ gì là mới mẻ cho nên cũng không bị hệ thống cảnh báo gì cả.
Chỗ khó về mặt yêu cầu của loại pháo lai này ở đúng một chỗ duy nhất. Đảm bảo đồng trục hai cái nòng, nếu không nòng ghép thêm sẽ cực nhanh hỏng cùng với đó là độ chính xác của pháo sẽ giảm xuống không phanh.
Nếu lắp lệch trục cho nòng thì chẳng khác nào loại súng nòng cong của quân Đức quốc xã từng nghiên cứu chế tạo cả. lắp lệch trục thì sức va chạm của đạn vào nòng nhỏ sẽ xN lầm nhân lên khiến nó sớm bị phá huỷ.
Nghĩ ra cách đạt yêu cầu đồng trục là có thể rồi, việc bố trí vít hay đai thép đủ chịu lực nổ lại không quá khó đối với Bố Chính , vì dù sao sức nổ của thuốc súng đen là giới hạn còn thép Bố Chính đang tốt lên từng ngày.
Việc cơ cấu mối ghép hai nòng pháo như thế nào chế tạp công nghiệp dây truyền bỏ qua, Ký không phải nghĩ ra mà lười không muốn nghĩ, thứ nầy Lý Từ Huy là chuyên gia, hắn nghĩ gì chon mệt.
Hắn nghĩ là nghĩ như thế nào cải tạo mớ pháo hiện có đây này.
Đánh Hạ Châu cần dùng nhiều lắm pháo đấy, không những đánh Hạ Châu mà còn phải đánh nhiều cứ điểm mới tới được Trường Sa. Cho nên việc giảm tải pháo hết sức bức thiết nhất là mấy ông pháo made in Thăng Long nặng nề.
Trong quân còn dùng nhiều pháo nòng dài Thăng Long lắm. Không phải Bố Chính không đủ pháo mà là Bố Chính không đưa pháo nòng dài Tử Mẫu pháo của mình lồ lộ hiển diện ở trước mặt các lộ sương quân.
Tuy rằng có nhìn họ cũng khó sao chép nhưng tốt nhất vẫn không nên làm vậy.
Do đó mười hai vạn binh mã tổng cộng các lộ quân chia ra làm mấy doanh ( đây là chuyện bắt buộc không phải vì nguyên nhân pháo) bởi lẽ đóng tụ tập 12 vạn quân là không đúng binh pháp. Trong phim ảnh toàn thấy lều trại bạt ngàn trăm vạn quân đón cùng một chỗ điều này là phim ảnh.
Thực tế nếu đóng quân bu xu cùng một chỗ số lượng quá lớn rất nguy hiểm. Nếu bị tập kích điểm thì đến ¾ quân ở trung tâm không có tác dụng nhiều ngoài việc tạo chiều sâu cho trận địa. Nhưng một khi đủ loạn phía ngoài thì bên trong cũng sẽ loạn mất đi tác dụng.
Có rất nhiều ví dụ đón binh sai lầm như vậy dẫn đến thua lớn. Chon nên thực tế binh trên 2 vạn khi lập trại sẽ chia doanh. Mà binh trên mời vạn khi dừng quân sẽ chia trại. Mỗi trại đều có đủ quân số để có phòng tuyến đủ sâu cái này phụ thuộc kiểu quân, chất lượng quân, và triết lý quân sự từng quốc gia khác nhau.
Ví dụ nhưng nếu là trại Châu Âu binh của Bố Chính chỉ cẩn 5000-8000 đã có thể tạo nên chiều sâu quân trận đáng gờm, để công phá họ cần tốn rất nhiều thời quan và quân số. Thời gian này đủ để các trại đóng không quá xa đến tiếp ứng.
Do vậy lối đóng quân liên trại này có thể tận dụng tối đa binh lực cùng tăng sự cơ động, linh hoạt.
Thủ thành cũng vậy , nếu một toà thành thiết kế cho 2 vạn quân phòng thủ nếu vứt vào đó 10 vạn có khoẻ không? Khoẻ nhưng đó là khoẻ đánh tiêu hao. Kẻ chết người lên thay. Nhưng lại không thể trong một thời gian sử dụng tối đa công suất của mười vạn người. Do đó thường sẽ chia doanh tầm 3 vạn ra ngoài lập trại nhìn thành tạo thế ỷ dốc.
Cho nên chiến trận không phải là con số khô khan trên sách sử. Bao nhiêu quân ở đâu ở đâu. Đóng quân bố trí trại cho mười mấy vạn người thực rất phức tạp.
Quay trở lại, nơi này cũng vậy trại chia 2 vạn tổng cộng 6 trại 4 đông tây nam bắc hai trại giữa tạo thành trung quân.
Tả Trung quân là thuần Bố Chính quân cực mạnh với sự góp sức của gần một vạn Châu Âu binh, đây chính là 5000 Châu Âu Binh vào sống ra chết với Ngô Khảo Ký và 4 ngàn Châu Âu binh mới tăng cường từ Bố Chính mà 6 năm qua Lý Từ Huy mua được cùng chọn lựa được.
Thực gọi Châu Âu binh vì là thói quen , ba ngàn người này nhiều nhất lại là Nô Lệ Châu Phi được buôn bán đến Medang. Sau đó đến Bố Chính. Thương nhân luôn biết Bố Chính cần đám này nô lệ nên đem đến bán giá cao.
Ngoài Âu Phi binh ở Tả Trung Trại còn có 8000 vạn Hán nô, Triều Nô binh sức chiến đấu đồng bằng khá mạnh. Bọn này đã không còn là tân binh. Số còn lại là Bố Chính quân pháo binh, công tượng, bác sĩ. Cẩm Y Vệ , lực lượng trinh sát đặc biệt số lượng 5 ngàn.
Hữu Trung Trại là Thiên Tử quân được góp lại từ Lý Hoằng Chân và một vạn Cấm Vệ quân từ Thăng Long Theo thoả thuận đôi bên Ngô Khảo ký sẽ thu lại binh này mang về Đại Việt, các thế gia mỗi người đón góp một đến 1500 binh ở lại trấn thủ và sẽ trở thành quân của Lý Kế Nguyên cùng Lý Hoằng Chân.
Ngô Khảo Ký thu lai tinh hoa Đại Việt mang về nước tiến nhành tái đào tạo cùng tẩy não.
Với cách bố trí này chỉ có Tả Trùn Trại mới có pháo Bố Chính vì chỉ họ mới dùng được. Các trại khác nếu có pháo binh lực lượng thì phần lớn là pháo Thăng Long.
Cho nên số lượng pháo Thăng Long nặng nề cần cải tạo là nhiều.
Đại Việt xuất chinh phạt Tống. Hãy xem liên quân năm nước do Đại Việt dẫn đầu, chia năm xẻ bảy Đại Tống như thế nào. Mời đọc .