Thăng Long thành những cơn gió Bấc lạnh đầu mùa đã hiện, đông về hay sao?
Không biết được , nhưng đây đã là thời gian thu hoạch của nông dân, công việc bận rộn tất bật không thể tả. Triều đình dân phu trưng dụng cũng phải dừng lại, tất cả tập trung vào mùa gặt.
Ơn trời ba năm không bão lớn lũ quét, ngoài một đợt được coi là hạn hán cách đây ba năm thì bão có nhưng không mạnh, lũ cũng có chỗ nước vỡ đê gây ngập nhưng là cục bộ.
Thật ra vì triều đình Thăng Long so với quá khứ thì giàu lên quá nhiều, vừa có tiền cướp được từ Tống trong cuộc Bắc Chinh lại thu được rất nhiều nô lệ người Tráng- Hán ở Liễu Ung Khâm ba châu về làm đê điều, khai thông sông tắc làm thuỷ lợi, sau sáu năm lao dịch bọn này cũng được thả tự do trở thành Tá điền phân nhỏ vào các vùng đất Đại Việt. Không thiếu người Hán thợ giỏi được giữ lại Thăng Long làm trong các Xưởng Công.
Nói đúng ra Lý gia thực sự quật khởi đổi đời, Thăng Long thật sự tốt lên trong sáu năm qua không thể không kể đến Ngô gia công sức.
Chuyện nó đôi khi lạ vậy, thành bởi Ngô Gia bại cũng bởi Ngô Gia. Đây có lẽ được coi là duyên phận sao?
Không có Ngô gia Ngô Khảo Ký và Lý Thường Kiệt song kiếm hợp bích ở Phương Bắc thì Lý gia lúc này vẫn đang còn còng lưng khắc phục hậu quả của trận chiếm sông Như Nguyệt. Trận chiến đó thảm khốc vô cùng, tuy rằng nói đã di dân qua bờ Nam nhưng đâu có thể di rời hết cả Lộ Đông Hải , Phủ Tân Hưng. Phủ Lạng Phủ Hà Bắc?
Hãy thử tưởng tượng nếu không có Ngô Khảo Ký can thiệp vào Bắc Phạt, không có Lý Thường Kiệt tin tưởng và sử dụng Ngô Khảo Ký thì chuyện gì xảy ra?
Thời này đâu có thông tin vô tuyến liên lạc những nơi đó dân cư lại tản mát làng xóm xa nhau. Để tổ chức một cuộc di dân quy mô đến vậy thì hiện đại còn khó làm được trong thời gian ngắn.
Nhưng di một bộ phận ở Phú Lương , Tân Hưng, Thiên Đức là khả năng có thể, chủ yếu vẫn là di chuyển hết lương thực tích trữ ở các nơi đó về bờ nam.
Quách Quỳ trận Như Nguyệt nếu thực sự xét đến tổng thế cuộc là hắn thua, thân là một đại quốc, quân đông hơn nhiều lần không đánh được Kinh Đô Đại Việt không hoàn thành mục tiêu đó chính là thua về tổng chiến lược quân sự.
Nhưng xét về cục diện trận chiến sông Như Nguyệt thì Quách Quỳ không thua. Hai bên có qua có lại nhưng tổng thể Quách Quỳ vẫn là phe công Lý Thường Kiệt dùng lượng quân thấp hơn nhiều để đỡ. Nghệ An Ái Châu Hoa Lư Tam Giang lúc này là ra sức ít ra công, nếu không lực lượng quân Đại Việt không chỉ có bấy nhiêu.
Quách Quỳ đã quét qua Châu Lạng – Hà Bắc- Tân Hưng Thiến Đức cắt hết nguồn cung tiếp ứng nơi đây cho Thăng Long. Triệu Tiết thì quét qua Quảng Nguyên, Thượng Nguyên Phú Lương mà ép Tây Thăng Long.
Các vùng như Phong Châu, Châu Phong Vị Long Lâm Tây không thể tiếp ứng cho Thăng Long.
Nói thẳng lúc ấy không phải cả Đại Việt chống quân Tống mà chỉ có lực lượng Lý gia làm chính lãnh đạo mấy thế gia trung thành thân thuộc ở 2/3 đồng bằng Bắc Bộ chiến cả Đại Tống. ( 1/3 đồng bằng Bắc Bộ bị Quách Quỳ Triệu tiết khống chế).
Nếu không có tài cầm quân của Lý Thường Kiệt thì hẳn trận ấy thua rồi.
Trận chiến đó Lý gia tổn thất bao nhiêu? Bao nhiêu người Việt chết đi? Và Đồng Bằng Bắc Bộ bị huỷ hoại ra sao? Ai có thể đong đếm không?
Lý gia cũng như Đại Việt ít nhất bị đánh cho lui năm đến mười năm phát triển, sau đó lại phải tốn tầm năm sáu năm để dần khôi phục phần nào đó.
Tính sơ sơ trận chiến Chinh Bắc trong lịch sử là thắng thảm. Tuy đạt mục đích quân sự nhưng tiêu hao quá nhiều thu lại không bù mất đi về mặt con người và tài lực( ở đây phải phân rõ được mất về mặt quân sự chính trị kinh tế và dân sự).
Về quân sự - chính trị dĩ nhiên là tốt đẹp và đáng tự hào thường thì chúng ta chỉ nhìn mặt này khi đọc lịch sử. Nhưng về mặt nhân sự, kinh tế , chúng ta thiệt hại nặng nề lắm.
Tương tự như vậy ở Sông Như Nguyệt ông cha ta anh dũng chiến đấu hi sinh bảo toàn bờ cõi truyền thống hào hùng dân tộc. Nhưng thiệt hại về nhân mạng, kinh tế còn gấp mười lần trận Bắc chinh.
Chúng ta chỉ để ý số quân chết số quân thương vong, hai bên rồi hả hê quân địch chết hơn quân ta mấy vạn? Cười sung sướng? Mấy vạn này so với dân tộc có tới 60 triệu người thì là cái đinh, trong đó chết nhiều lại là lính người Tráng, người Hán có đau đâu? Cho nên phải nhìn để rõ, ông cha đã đau khổ bao nhiêu để có được chút chút lợi thế rồi bảo vệ giang sơn. Đã ai đọc con số khô khan ấy mà nghĩ bao nhiêu đồng bào nông dân ở Bờ Bắc Như nguyệt chết đi? Bao nhiêu nhà cửa ruộng vườn bị thiêu huỷ tàn phá? Phải mất bao lâu mới khôi phục được? Lịch sử không bao giờ nhắc nhưng chúng ta phải nghĩ đến phải nhớ đến để hiểu được chiến tranh tàn khốc ra sao và kẻ xâm lược kia nợ máu thế nào.
Nhưng lúc này không có chuyện đau thương ấy xảy ra. Ngô Khảo Ký lúc đó chưa có tầm lãnh đạo vĩ mô nhưng giao cho hắn trận nào là hắn đánh đẹp trận đó, một tay vẽ lên chiến thắng oanh liệt ở vùng Ung Khâm Liêm. Kể từ đó Thiên Tử Quân cùng Sương quân người Việt giảm thấp nhất về sinh mạng tổn thất.
Chết phần đa vẫn là quân Lưu Kỷ cùng Hoàng Kim Mãn.
Từ đó Thăng Long Lý gia thu được lợi ích cực lớn tạo nên bước tiến vững chắc mạnh mẽ không ngưng nghỉ trong 6 năm.
Trong lịch sử trước chiến tranh chúng ta tầm năm triệu người thống kê được. Sau Như Nguyệt chỉ còn 4 triệu hơn.
Nhưng lúc này dân số Đại Việt sau sáu năm tăng đến 6 triệu, tức là tăng gần triệu người.
Nếu lấy đó mà so sánh thôi đã thấy Ngô Gia ảnh hưởng tới phát triển của Lý gia ra sao. Nhưng bại cũng tại Ngô gia, Lý gia tốt rất tốt nhưng Ngô Gia toàn quái kiệt cho nên đây là vận mệnh là duyên phận.
Nhưng nói chung di sản Lý gia để lại trong sáu năm qua khá tốt . Ỷ Lan Thái Hậu tuy không khiến Đại Việt có bước đại nhảy vọt cách mạng kinh tế khoa học giáo dục nhưng lại đặt nền móng vững chắc về thuỷ lợi cải tạo, đê điều đắp mới, khai khẩn ruộng hoang. Mấy chục vạn nô lệ Hán- Tráng không phải để trưng bày. Ỷ Lan Thái Hậu dùng rất tốt.
Cho nên lũ lụt hạn chế, hạn hán cũng không ảnh hưởng nặng, sáu năm qua liên tục được mùa. Nguyên nhân sâu xa là Ngô gia một tay chiến thắng phương bắc . Nhưng không thể phủ nhận công lao quản lý sau đó của Ỷ Lan và Lý gia.
Vậy ra năm nay lại được mùa âu cũng là thường tình, chỉ có siêu bão tiến vào Bắc Bộ mới có thể gây nên thảm kịch.
Lúc này hệ thống đê điều tuy chưa khoa học nhưng đã bằng trong lịch sử Lý triều những năm 109x trở đi.
Dân chúng Bắc Bộ một mảnh hoan ca đang gặt hái thành quả lao động của họ. Trâu bò đầy đồng thì đang nhởn nhơ gặp cỏ …. Phải nói Thăng Long dạo này đã có món phở bò, nghe nói do Nhiếp Chính vương nghĩ ra, không còn cấm giết Bò cho nên đến dân thường cũng được thưởng thức món ăn tuyệt tuyệt vời này. Còn vì sao gọi là Phở… hỏi Nhiếp Chính Vương …
Đại Việt thái bình thịnh thế ? Không.
Chiến sự kinh hoàng khốc liệt đang xảy ra chính trong hoàng thành Thăng Long nơi được xưng tụng là phòng ngự khủng bố nhất ở Đại Việt, tất nhiên không tính Bố Chính.
Chiến tranh đã lan đến Tây Bắc khu hoàng thành, thật nguy hiểm tới tận nơi rồi.
“ Đạt Mạt Mân Ca Gia Phùng, ngươi cút ra đây cho ta. Ta Ngô Tuấn Thức , cha nuôi ta là chiến thần bất bại Đại Việt quốc, cha ruột ta là Đại Tướng quân Chinh Bắc trăm trận trăm thắng. Bổn đại gia không tin không đánh thắng ngươi”
Đó đó chiến tranh lại đến rồi đó. Chiến tranh lan từ Nghi Xuân cung lam qua Đông cung rồi.
“ Á à Tuấn Thức, bại nhiều lần vây vẫn còn chưa can tâm, để ta chiến ngươi một lần tâm phục khẩu phục” tiếng thét lảnh lót nhưng đầy khí thế từ bên trong khu căn nhà vang lên.
Chiến tranh Medang- Đại Việt lần thứ N bắt đầu.
Đạt Mạt Mân Ca Gia Phùng dĩ nhiên là con trai lớn của Daksamavamca và Mỹ Hoa rồi, thằng này tên chính xác theo tiếng Mã là Daksamavamca Jayaparna, nhưng qua Việt thì phải phiên âm tiếng Việt dễ gọi rồi.
Gia Phùng nai nịt gọn gàng mặt lên chiến giáp vải bông đội mũ bảo hiểm xách kiếm gỗ ra trận, cả đám trẻ lại nhao nhan chạy ra xem xét hai đối tượng này.
“ Thiên nộ… mẹ ơi… Ngươi”
“ Ối trời ơi”
“(&*_)_&&*)_” có nhiều đứa không kìm nổi phát ra tiếng nói của quê hương nơi sinh ra mà không phải tiếng Việt.
“ Tuấn Thức, ngươi vừa phải thôi,,… ăn gian cũng không đến mức độ này chứ” Gia Phùng méo hết cả mặt gào lớn.
Trước mặt hắn là một người sắt mang tên Ngô Tuấn Thức.
Phải rồi, thằng ôn lỏi con Tuấn Thức sau nhiều lần thua không chịu nổi, lợi dụng thế xân nhà thế là không biết nịnh ai, theo đường quan hệ nào khiến công tượng cế cho hắn một bộ chiến giáp sắt siêu mỏng toàn thân.
Thế này đánh cái rắm, kiếm gỗ mềm gõ chiến giáp này có tác dụng gì.
“ Ha ha ha ha… sợ? Bản gia là Đại Việt, biết Đại Việt là gì không? là Công nghệ hạng nhất, đánh không lại ngươi ta dùng công nghệ đè chết ngươi, sao dám đánh không?”
Thật không hiểu thằng này học thói vô lại ở đâu, đã chơi bẩn còn hét to, còn nói như có đạo lý lắm vậy. Đại Việt công nghệ mạnh nhất, không dùng công nghệ mà đè người thì dùng gì? Đạo lý tuy miễn cưỡng nhưng là đúng cmnr. Có công nghệ có trí não sao cần dùng cơ bắp giải quyết vấn đề đúng không nào? Nói gượng gượng quá mà cũng có lý nhỉ. Tất nhiên để bào chữa chơi xấu thôi.
“ Ta ta ta..” Gia Phùng nhìn thấy thằng lỏi kia giơ khiên gỗ khiêu chiến thì căm lắm nhưng mà sợ. Đùa à đánh nó không đau nó vụt mình một cái thì toi mạng, nơi này lạnh lắm đau là đau rất lâu.
Hơi bị chùn rồi.
“ Ha Ha ha… “ Thằng Thức lại càng càn rỡ cười.
Thật ra cũng khổ cho hắn, mấy năm toàn là “vú nuôi” dạy dỗ. Làm gì có cha dạy đánh đấm, mới nhận mẹ nuôi được học võ vẽ mấy hôm đánh sao lại mấy thằng kia đã học đánh nhau từ sớm.
Cho nên đánh không được phải nghĩ cách là chuyện thường thôi đúng không nào, nhưng mà vẫn phải ca ngợi tinh thần đánh thua không nản của Tuấn Thức, hắn bị đánh nhiều lắm rồi ấy, mà không buông bỏ.
Hắn không tin con trai Đại Việt lại thua mấy đứa kia được, hắn có niềm tin mãnh liệt là cha nuôi hắn Chiến Thần bất bại từ rất rất xa Phương Bắc đến rất rất xa Phương nam, đều là đánh đâu thắng đó. Cha ruột hắn không quá nổi danh nhưng nghe nói cũng là thường thắng tướng quân. Hắn không tin mình yếu, chỉ cần kiên trì đánh sẽ thắng. Hắn muốn làm tướng quân như cha , như cha nuôi.
“ Mạ nó, ngươi có công nghệ chúng ta đông người… anh em lên…” Gia Phùng hét lớn, nhà nó là có ba mạng, một cặp song sinh nam nữ em gái em trai năm nay bốn tuổi có thể giúp sức.
Lại thêm hắn chơi thân với nhà Chiên Bàn Phú Thái gia cho nên cũng nhờ được.
“ Ấy ấy… các ngươi chơi hội đồng à… đừng tưởng gia không chuẩn bị, Huynh đệ lên” Tuất Thức hét lớn.
Một đám trẻ nhỏ ngang ngang tuổi ùa vào, phải tầm năm sáu đứa… tuy không có áo giáp sắt nhưng giáp bông quấn người như bánh tét đầu đội mũ bảo hiểm, tay cầm kiếm gỗ tay cầm khiên gỗ, đội hình chỉnh tề lắm.
“ Dám so đông? Nói cho các ngươi biết đây là Đại Việt là đất của gia, đông bằng ta không” Tuấn Thức hét lớn cười ha ha vui vẻ.
“ Ấy Thức ca , ta vẫn luôn theo phe ngươi” Racha Jayavirahvarman con trai của to cao đen hôi lên tiếng nhảy vù về phía Tuấn Thức, tặc mắt đảo liên tục đánh giá bộ giáp của vị này.
“ Thức Ca, Đại Ca, ta luôn thuần phục ngươi, ngươi xem ta ngoan vậy, cho ta một bộ giáp được không?” Racha Jayavirahvarman rất tặc, rất cơ hội, mặt không xấu hổ, nãy là hắn đứng lên đầu tiên nghe kêu gọi của Gia Phùng đấy.
“ Tốt, ban cho, gọi một tiếng tướng quân coi” Tuấn Thức cười lớn.
“ Đại Ca tướng quân” Racha Jayavirahvarman sung sướng hét lên.
Đám trẻ kia ý thức được gì buông kiếm đầu hàng.
“ Ta đầu hàng, ngươi thắng … tướng quân Tuấn Thức. Với thân phận tù binh quý tộc ta muốn một bộ chiến giáp” Gia Phùng đầu hàng… có điều kiện.
“ Đồng ý. … nhưng trước bắt lấy tù binh đã, ai bắt hắn có chiến giáp” Tuấn Thức cười lớn.
“ Bắt được rồi”
Thiên nộ , người bắt Gia Phùng đầu tiên lại là hai đứa em song sinh đứng gần hắn nhất…
Cả đám cười như nắc nẻ vui đùa… Thức tướng quân đại gia mang mười mấy đứa trẻ lén lén lút lút đi gặp đường dây của mình để đòi áo giáp cho--- quân sĩ.
Đường dây này ngoài Lý Thuận còn có ai nữa đâu.
Cuối cùng thì các đại tướng quân Medang-Lavo, Thủy Chân Lạp, Pahang đều đầu hàng trước dâm uy của công nghệ cùng lợi ích… Đại Việt vẫn thắng to. Cơ mà hơi tốn kém… Khụ khụ…
Phải nói thằng lỏi Tuấn Thức khôn, mới sáu tuổi đã lường trước chơi bẩn có khi bị hội đồng cho nên tụ họp đám bạn nhỏ học cùng lớp tới, toàn là con quan lớn có máu mặt ở Thăng Long, nài nỉ mẹ nuôi một hồi cũng được cung chơi.
Các vị quan kia thì sướng quá rồi , hận không ngày nào cũng được đưa con cháu vào cung ấy chứ.
Cho nên Thức tướng quân là không thiếu binh. Muốn chơi hội đồng hơi bị khó.
Nếu bạn đang muốn tìm một thế giới Fantasy, đầy rẫy phép thuật và sự huyền bí. Hãy đến với thế giới quan rộng mở, chi tiết và đầy đủ các chủng tộc siêu nhiên như Elf, Orc, Troll, Goblin, Minotaur, người cá, người lùn Hobbit, người lùn Dwarf hay đến các chủng tộc ở Ma Giới như Succubus đều có.