Thăng Long Tháng chín có phải mùa thu không? Rất khó để khẳng định điều đó, thu Thăng Long không có cố định ngày nào tháng nào, mà chỉ là bất chợt thoáng qua như cơn gió nhẹ mơn man. Bất chợt mùi hương hoa thoang thoảng, một buổi sáng mát mẻ hanh tao, không còn cái oi bức của mùa hạ Long Thành, bất chợt những quán cốm hàng rong đang kĩu kịt trên phố chợ ấy là mùa thu đã về.
Cơ mà đó là Thăng Long chứ không phải Thăng Long này. Đây là Thăng Long một thành phố tiền công nghiệp, mọi thứ đầu tất bật hối hả, người tới ngược xuôi công việc bộn bề.
Lý Từ Huy chớp mắt nhập chủ Thăng Long đã gần sáu tháng, thời gian này người Thăng Long đã tận mắt chứng kiến thế nào là cấp tốc phi thăng thay đổi cuộc sống.
Theo tình huống này nếu ai đó Đi xa Thăng Long một năm mà quay về, hẳn kẻ đó sẽ nghĩ mình đã lạc đường rồi.
Công việc thật nhiều thật nhiều, Lý Từ Huy không thể về Vương Phủ, vả lại Lý Càn Nhân cũng theo quân thân Chinh ra trận, cho nên Lý Từ Huy sẽ chuyển vào trong Hoàng Thành để ở, cũng tiện quản lý nơi này.
Tất nhiên danh bất chính ngôn bất thuận, nàng hay Ngô Khảo Ký đăng đế còn chưa biết, Lý Từ Huy cũng không quan trọng vấn đề này. Nàng hay Ký ai ngồi đó chẳng được cuối cùng vẫn là nàng quản chuyện nhà còn Ký chạy rông khắp nơi.
Ký sẽ gửi về ý chí tổng quát còn Huy sẽ phát triển quản lý, cả hai đã đi đến ăn ý mức độ cao. Cho nên ai ngồi cũng vậy.
Nhưng lúc này Huy là Nhiếp Chính Vương cho nên không thể ngụ ở cung Trường Xuân mà chỉ có thể ở Cung Nghi Xuân.
Mỗi ngày làm việc lại đi qua cổng Long vào Thiên An Điện.
Phải, lúc này Thiên An sẽ mở liên tục, không phải chỉ có đại lễ mới dùng.
Lý Từ Huy ngại mỗi lần làm việc phải chạy từ Thành Đông qua thành tây lại vào Nghị Triều điện nhỏ bé quan viên phải đứng ngoài chịu nắng mưa.
Cho nên. Thiên An điện to lớn hùng vĩ cứ vậy thành nơi triều hội một tuần hai lần.
Quan viên sau khi làm lễ , sắp xếp chỗ theo thứ bậc sẽ có nội thị mang đến ghế ngồi cùng bàn nhỏ.
Đám quan viên Thăng Long cũng học khôn, giờ đi triều nghị sẽ mang theo cặp da chứa đủ thú như giấy mực bút sách, dĩ nhiên đi qua cửa Phụng Thiên hay Quảng Vũ sẽ bị đám Cẩm Y Vệ đóng ở đây xét cặp một lần, không thể mang vũ khí, vật sắc nhọn vào cung.
Cho nên ở Thăng Long hễ thấy mang cặp da không quan thì lại, học sinh, đọc sách người thường là cặp vải dày. Nghe đâu mẫu thiết kế này ban đầu là Nhiếp Chính Vương ở Bố Chính làm ra, thợ thủ Công Bố Chính ban đầu tha hồ bán cho Thăng Long, nhưng thợ Thăng Long rất nhanh bắt trước được mà dành thị phần.
Đám học sinh, nói chung giờ này ở Thăng Long gọi chung người đi học là học sin thống nhất một cách gọi, không phân cái gì người đọc sách và người biết chữ gì gì đó. Đám học sinh thường có thói quen rảnh rỗi sẽ ngồi quán trà ven đường bàn quốc gia đại sự.
Thật thì từ ba tháng qua người Thăng Long đã quen với thứ mà người ta gọi là Nhật Báo Triều Đình.
Đó là một cái tờ giấy be bé chứa đầy chữ lớn nhỏ chứa thông tin quan trọng.
Ví dụ ngày xưa là công báo triều đình mỗi lần cần thông báo là đem một tờ lớn giấy chứa đầy hán tự dán lên tường gần cổng thành.
90% dân không biết đọc chỉ có thể chờ người biết chữ đi ngang qua đọc to mới hiểu triều đình muốn làm cái gì, muốn nói cái gì.
Nhưng lúc này thì đơn giản rồi. Một xu tiền một tờ báo chứa đầy thông tin thú vị.
Kẻ biết đọc ở Thăng Long giờ quá nhiều, kẻ không biết thì đang âm thầm học để không kém chị kém em.
Thật biết đọc nhiều nhất là đám trẻ nít, thường người lớn trong nhà làm việc bắt trẻ nít đứng cạnh niệm to cho các đại nhân nghe.
Đây là công việc khổ cực và nhàm chán nhất của đám trẻ vì chúng tuy đọc được nhưng có hiểu gì đâu? Toàn là thời sự. Cũng tương tự chúng ta thôi, thời 6-7 tuổi toàn xem hoạt hình, có thằng điên nào bật thời sự New mà nghe đâu.
Nhưng đám trẻ nếu không muốn mông có lươn thì hãy nghe lời ngoan ngoãn mà nhiệm xong hãy đi chơi.
Một chính lệnh triều đình xuống 1 ngày truyền khắp Thăng Long không ai không biết. Hai ngày truyền hết Ứng Thiên Phủ. Ngày ba chạy ra Phủ Khoái ,Thiên Đức , Long Hưng Phủ. Ngày Thứ tư là đến Thiên Trường, Hoa Lư, Tân Hưng, Lộ Đông Hải.
Sức lan toả rất là kinh khủng vì ai cũng có thể đọc hiểu rất dễ dành.
Để làm được điều này Bố Chính siêu cấp chuẩn bị mấy năm nay đều bung hết sức.
Giáo viên ở Bố Chính đồng loạt tách ra ¾ tới Thăng Long và các vùng Lý Từ Huy nắm giữ mà công tác.
Thời này không có cái gì giải toả mặt bằng, chọn chỗ tốt, thuận lợi xây trường học, nửa ép nửa thuyết phục , nửa mệnh lệnh toàn dân đi học, tam ca sáng trưa chiều tối. Thầy giáo dạy học sinh, người bết đọc tốt hơn dạy người biết đọc kém hơn, người biết đọc kém hơn dạy người không biết đọc.
Triều đình ra tiền mua xi măng Bố Chính xây trường chỉ đơn xơ tường gạch mái ngói, bàn ghế tạm thời là tre nứa làm thành. Quan trọng nhất một chữ nhanh và đơn giản.
Tất nhiên đó là các vùng xa, các thôn làng. Còn về Thăng Long ít nhất có 27 nơi khan trang xây dựng bàn ghê chất lượng trường học. Cả phủ Ứng Thiên. Be bé diện tích tổng có hơn trăm ba bảy trường cùng được xây.
Giáo viên Bố Chính không phải là giáo viên cao đẳng, chỉ là người biết chữ được đào tạo một chút nghiệp vụ dạy học để dạy vỡ lòng cho dân Thăng Long và phụ cận. Kiểu này giáp Viên Bố Chính muốn bao nhiêu có bấy nhiêu. Tỉ lệ biết chữ của Bố Chính sau sáu năm cày cấy đã là 87%. Cũng là vì Tân Bình Lộ nó mở rộng quá, phải cử dân đi mấy nơi xa trấn giữ nên có nhiều nơi bị tái mù chữ thôi.
Người bên ngoài không rõ nhưng người Thăng Long quả thật hồ hởi đón con chữ, nên có thể nói trong thành Thăng Long mới chỉ mấy tháng tỉ lệ biết chữ đã xấp xỉ 70%.
Một tốc độ kinh hoàng.
Lúc này một đám hẳn là học sinh tiểu học lớp cao đang ngồi bàn tán bên quán trà, trong tay bọn ai cũng có một tờ báo chằng chịt chữ thậm chí cũng có cả hình vẽ minh họa.
“ Lại xây dựng thêm rồi. Nghe nói triều đình đã lên mặt báo sẽ triều nghị vấn đề này, xây lớp thành bao thứ 3 cho Thăng Long” Một tên học sinh có vẻ con nhà giàu ăn mặc tốt đẹp áo gấm hài da làm ra vẻ có kiến thức ngồi đó đàm chính sự.
“ Ồi dào, chuyện này cần gì phải chờ lên mặt báo. Ngay từ lúc Nhiếp Chính Vương cho xây xưởng công nghiệp ở đoạn sông Tô Lịch nơi Quảng Đức, Cơ Xá thì ta đã đoán được sớm muộn gì cũng phải xây lớp thành thứ 3 rồi.”
Một tên mặc quần áo vải thô tuy không tỏ gia có tiền nhưng lại rất sạch sẽ cùng phẳng phiu mở miệng nói, trong giọng nói có vẻ không coi trọng vị học sinh có tiền con nhà giàu kia.
“ Đúng vậy, đã xây công xưởng ở sông Tô Lịch thì phải xây thành bao lại, nghe nói đoạn Tô Lịch qua hướng Linh Lang- Bảo Khánh sau này cũng xây dựng công xưởng thôi… Tô Lịch đẹp đẽ dong thuyền ngắm trăng lúc này khói bụi mù trời, thật… không còn gì để nói” Một tên công tử có vẻ là rất là Nho nhã lên tiếng.
“ Hừ các ngươi nhà giàu, tiền bạc không dùng hết, tay chân không lấm bùn chỉ nghĩ đến văn nhã này nọ. Các ngươi biết từ khi công xưởng đi vào họa động, biết bao nhiêu Thăng Long người có thêm thu nhập? Lúa thóc xay vỏ có bao nhiêu nhanh chóng? Người dân đỡ biết bao nhiêu khổ cực? Khói bụi? Không có xi măng thứ đó ngươi xây một thành trì, một ngôi nhà sẽ mất bao nhiêu công sức bao nhiêu thời gian? Chỉ cần nói đương cử như Biên Giới, nếu có xi măng xây dựng thành trì tốt đẹp bao nhiêu xương máu quân sĩ Đại Việt sẽ được tiết kiệm? Cả ngày chỉ nghĩ hưởng lạc cái gì văn nhã… có giúp cược có quốc cho dân?”
Một vị học sinh có lẽ xuất thân hàn môn hộ nghèo rất bức xúc lên tiếng giọng điệu có vẻ ác liệt tính chất.
“ Vũ huynh chớ nóng tính, chỉ là Ngải huynh than thở một chút thôi chứ hoàn toàn chúng ta vẫn hiểu được lợi ích của công xưởng. Tất nhiên theo ta nghĩ vẫn nên cân đối một chút, nếu tất cả dòng Tô Lịch biến thành công xưởng thì cảnh quan sẽ thực sự xấu xí…” Một vị học sinh vội đứng ra giảng hòa trước khi hai bên diễn ra chiên tranh thực sự.
Hừ Hừ
Hai tiếng hừ lạnh, hai vị học sinh kia không nói nữa nhưng thái độ không thoải mái là rõ ràng.
“ Các ngươi tin tức chậm cả rồi. Nhiếp Chính Vương cũng không phải là người không để ý đến hoàn cảnh như vậy. Nghe cha ta nói lại thì sẽ không xây toàn bộ Sông Tô Lịch đâu, nhưng hình như sẽ xây hồ chứa nước gì đó.. Nghe đâu là dự trữ nước cho mùa khô khiến cho Nông dân ở Thăng Long có thể thoải mái trồng thêm một vụ…” Một vị có vẻ có cha làm quan lớn trong triều lên tiếng.
“ Thật vậy sao… quá tốt rồi… Nhiếp Chính Vương quả thật anh minh”
“ Khen thừa”
“ Vậy theo các ngươi là Nhiếp Chính Vương hay Bình Nam Vương…?”
“ Chuyện nầy ngươi cũng dám bàn .. không sợ chết? Cẩm Y Vệ đâu đâu chẳng có..”
“ Ha Ha ha…”
“ Nhắc đến Thống chế Bình Nam Vương lại thấy tài, Ngài chỉ Bắc đánh Nam, không ngờ tiên liệu được phương Nam có loạn mà bình, không hổ là Bình Nam Vương. Nghe cha ta nói lại ngài đã đánh xong phía Nam rồi, Đại Việt lại mở rộng lãnh thổ thêm ba vùng lớn. Chắc mai kia sẽ lê mặt báo thôi” vị công tử con quan lại tỏ vẻ tin tức thông linh hơn người.
“ Đại hỉ a, Đại Việt vạn tuế ha ha ha. Minh huynh ba vùng là vùng nào?”
Cả đám nghe tin thì nhao nhao lên hỏi, vẫn là thanh niên nhiệt huyết Đại Việt, nghe thấy chiến trận , nghe thấy quốc gia mở rộng cương thổ thì vui quá đỗi quên đi hiềm khích mà nhao nhao lên.
“ Hôm nay không có giờ địa lý ta không mang theo bảo đồ” vị Minh công tử lấy làm khó khăn.
“ Ta có , ta có lớp của ta hôm nay có giờ địa lý” một vị học sinh vội vàng mang ra sách tập dở vội bản đồ Đông Nam Á trong sách.
“ Vùng này .. là gì nhỉ Cửu Long đô hộ phủ cương vực nào chỉ vạn dặm vuông? Chỗ này là Tây An Đô Hộ Phủ cướp được từ người Khmer cương vực cũng đâu kém vạn dặm vuông đâu? Nơi này là cái gì Đà không nhớ là Bình Nam Vương chinh phục Chiêm Thành chiếm được.”
“ Trời đất…. quá rộng lớn, lại vượt cả Trường Sơn chiếm đất Khmer sao?”
“ Không thể tưởng tượng nổi, nào phải Bình Nam Vương .. phải là Định Nam Vương”
“ Ngươi thì biết gì nếu ngài muốn chỗ kia ngài cũng ngồi rồi, Bình hây Định Vương có ý nghĩa sao?”
“ Đúng đúng là ta mu muội ha ha ha”
“ Đã đánh là thắng không hổ là Vạn Thắng Vương của Đại Việt”
“ Nào vạn thắng, ngài có bại bao giờ đâu, vạn tuy nhiều nhưng là hữu hạn số đấy….”
“ ha ha ha có lý có lý”
“ Vậy phương Bắc đâu?”
Một tên học sinh xem vào..
“ Ây à… nghe cha ta nói lại xin tăng viện, tiến không được”
“ Gì kỳ lạ vậy? Đã đánh 3 tháng rồi, Bình Nam Vương đã dẹp yên phía Nam ….”
“ Phía Bắc… ây dà… Ngô Khảo Tích tướng quân vẫn chưa đủ a”
“ Hay là để Bình Nam Vương ngược Bắc?”
“ Ngươi điên sao, người chứ đâu phải sắt thép mà không biết mệt. Ngươi thử chạy hai hơi chiến ta xem”
“ Hây da… phương Bắc chưa định vẫn chưa yên”
Đúng là một đâm thư sinh trói gà không chặt bàn chuyện quân sự, cả đám lại lôi địa đồ Quảng Tây bắt đầu “ bày binh bố trận” sau đó thực sự là cãi nhau rất rất to không ai nhường ai rồi giải tán.