Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 316: Tự đi hay mời đi?




Tống Béo gầy đi mấy chục cân sau trận xuất huyết vừa rồi, nhưng Ngô Khảo Ký vẫn không hài lòng.

Quách Quỳ phá đê hủy hoại hơn hai ngàn năm trăm km vuông bờ Hoàng Hà, đây là diện tích đất canh tác rất quan trọng của Hà Bắc, cho nên Ngô Khảo Ký ngay lập tức gửi thư khẩn cho Tích yêu cầu bổ xung điều ước.

Trong vòng mười năm Đại Tống ngoài số tiến cống hằng năm thì phải đưa số lương thực tương đương chỗ đất bị ngập thu hoạch cho Bắc Nguyên.

Điều này có hợp lý không?

Quá hợp lý… ngươi phá đất của ta, ta trồng không được lương thực thì ngươi phải đền thôi. Cái này trách không được ai.

Tất nhiên người thông minh sẽ thấy cái gì đó sai sai ở đây.

Hà Bắc sau trận đại họa vừa qua dân số giảm phân nửa, chỉ còn lại tầm hai triệu rưỡi. Trước đây Hà Bắc đất rộng người thưa giờ lại càng thưa, nói thật không canh tác ở mấy vùng cận Hoàng Hà đó thì vẫn thừa đất canh tác ở các vùng cận Hoàng Hà phía hạ du. Nhưng Bắc Nguyên cứ thích nói như vậy đấy, Đại Tống cắn được không?

Cho nên cáo lý này người Tống phải nhận, trong mười năm hằng năm phải nộp đủ số thóc kể trên. Tất nhiên Tống Béo không cảm thấy gì, đơn giản thử tưởng tượng ngươi ăn mười roi, những roi đầu còn tính toán, đánh thừa ra roi thứ mười một khả năng ngươi cũng không thấy đau hơn vì… quá đau rồi.

Hai tháng thời gian, một cuộc đại quy mô di chuyển của dân Hà Bắc được tiến hành.

Cũng may mấy chục vạn ngựa già vốn định bỏ đi trong chiến dịch Hoàng Hà lúc này lại có tác dụng.

Năm trăm ngàn người trong số hai triệu rưỡi người Hà Bắc bị chuyển đi Bắc Bình sinh hoạt. Đây là thiết luật bởi Bắc Nguyên định Nguyên Đô nơi này. Nguyên Đô phải có dáng vẻ của Nguyên Đô, nơi này dự định tập trung năm trăm ngàn người thảo nguyên cùng năm trăm ngàn người Hà Bắc tạo thành một khu hỗn hợp triệu người Đế Đô.

Vốn dĩ dự định của Ngô Khảo Ký là chém 4 triệu người Tống về, nhưng Tước lại có chủ ý riêng, hắn chỉ đón tầm hai triệu rưỡi người Hà Bắc về còn một số tầm hai trăm ngàn người Hà Nam bỏ quê nhập quốc tịch Bắc Nguyên nữa.

Tước là muốn cân bằng tỉ lệ dân số thảo nguyên cùng người gốc Hoa Hạ. Hắn làm vậy cũng có ý tưởng của hắn, không tham nhiều người mà tập trung vào cân bằng.

Ký thật ra ở Bố Chính cũng đang thực hiện việc này, làm gì thì làm người Việt vẫn phải chiếm đa số ở Tân Bình Lộ, đó chính là lý do khiến Tân Bình Lộ số dân không tăng quá nhanh.

Đây là Bắc Nguyên của Tước, Ký sẽ không can thiệp quá sâu.

Cho nên Tước muốn số dân Hoa Hạ và thảo nguyên cân bằng mỗi bên hơn hai triệu người, Ký không ý kiến.

Hai triệu dân Hà Bắc để phủ hết nơi Hà Bắc quả là … không thể được.

Chính vì vậy việc phân chia dân phần lớn tập chung quanh các thành lớn như An Dương, Bộc Dương, Tế Nam, Tân Châu, Đông Dinh, tạo nên một phòng tuyến dọc bờ Hoàng Hà tránh việc để trống không các nơi này mà người Đại Tống lợi dụng thâm nhập.

Các vùng như Thương Châu, Hành Thủy, Bảo Định, Thạch Gia Trang, Thiên Tân, thì phân bổ số người hơi ít, nói chung là đủ người để không khiến nơi đó biến thành đất hoang. Và cũng là biến thành cầu nối giữa Kinh Đô và các thành biên ải. Phải rồi, lúc này An Dương, Bộc Dương, Tế Nam, Tân Châu, Đông Dinh chính là các thành trì biên ải của Bắc Nguyên đó.

Có ngựa thồ, có xe thồ không thiếu đòi được của Đại Tống trong hai tháng việc di chuyển rất nhanh chóng được tiến hành.

Hà Bắc trừ đám nông dân nổi dậy Lưu Hữu Lượng tàn phá một dải Hàm Đan, Liên Thành đến Tế Nam thì các thành trì khác dường như nhà của còn nguyên vẹn, quân Liêu Đông vào Hà Bắc thực tế không hề phá hoại cơ sở hạ tầng, cho nên người Hà Bắc trở về… thừa nhà mà ở qua mùa đông.. bởi lẽ dân số của họ đã giảm đi quá nửa cho nên nhà cửa dư ra là quá nhiều.

Vấn đề đất đai nông nghiệp luôn là vấn đề nhức đầu cho mợi triều đại, Trừ Bắc Nguyên.

Thế tộc, cường hào, địa chủ ở Bắc Nguyên chia làm hai phần, một phần bỏ nhà bỏ cửa ôm tiền bạc đi Hà Bắc mua đất định cư, nhóm này là loại cực giàu có. Họ vẫn chưa có ý định quay lại Bắc Nguyên vì vẫn còn xem tình hình đối đãi của mới triều đình đối với thế tộc. Hành vi của Bắc Nguyên ở Trịnh Châu khiến họ sợ.

Nhóm thứ hai là nhóm cố thủ Hà Bắc, đã bị Lưu Hữu Lượng thanh tẩy một lần. Số còn lại lác đác được vài nhà ở khu vực phía Đông Tế Nam là chưa bị Lưu Hữu Lượng đánh tới nên còn sống sót. Ngô Khảo Tước đơn giản trấn áp được tất cả.

Phương pháp quản lý của Ngô Khảo Tước rất thô thiển cùng bá đạo, nhưng lại cực hiệu quả trong trường hợp Bắc Nguyên lập quốc. Bắc Nguyên lập quốc nguồn gốc chính là người thảo nguyên, người thảo nguyên các công thần lại không đòi chia đất ở Hà Bắc mà bọn họ nhao nhao chỉ muốn phân chia đồng cỏ ở Thảo Nguyên. Cho nên ruộng đồng đất đai canh tác của Hà Bắc … nghiễm nhiên triều đình Bắc Nguyên thu sạch và quốc hữu hóa.

Tư hữu ruộng đất ở vùng Hà Bắc cực ít. Có mấy trường hợp sau được tư hữu, thứ nhất là nhánh quân đội Hà Bắc tham gia nam chinh bắc chiến theo Ngô Khảo Tước sẽ được phân ruộng, ruộng này là tư hữu, được phép mua bán chuyển nhượng, nhưng mỗi người được vài công đến hai mươi công ruộng mà thôi.
Loại ruộng thứ hai là loại ruộng công nhưng được phân “quyền sử dụng” cho nông dân, binh sĩ, người có công. Loại ruộng này quảng đại diện tích phân ra. Người có quyền sử dụng được canh tác và được hưởng chín thành thành quả lao động của họ ở đó, được giữ quyền sử dụng đời này qua đời khac nhưng không có quyền mua bán trao đổi. Trong một số tình hình cụ thể triều đình có thể thu hồi, ví như nông dân lười nhác không canh tác để hư ruộng, hay canh tác không hiệu quả…v.v…. Điều này đối với nông dân là anh Tước đang nói nhảm, nông dân chỉ sợ không có ruộng để cày, có ruộng không ai lười cả.

Thứ ba ruộng diện tích cũng khá lớn đó là ruộng thuộc về chính phủ, đây là ruộng công, chính phủ phải tự trồng chọt, canh tác. Ngô Khảo Tước lấy quân lính khổng lồ của Bắc Nguyên trong lúc nhàn rỗi phải đi canh tác, thứ hai đó là thuê nông dân canh tác. Chỗ này thu hoạch phần lớn rơi vào túi triều đình.

Thứ tư ruộng là ruộng tư hữu hoàng gia, chính là của Tước hắn, sau này sẽ phân con cháu các loại, người canh tác vẫn là quân sĩ và thuê nông dân.

Tât nhiên Tước có ức chế sự hình thành của giai cấp địa chủ, thế gia mới nhưng mà không phải là triệt để cấm, vì cấm cũng không xong. Cho nên quan lại, người có công nếu nguyện phân đất ở Hà Bắc cũng được phân khá nhiều ruộng tư hữu nhưng không đủ để hình thành địa chủ khu được đâu.

Loại này cải cách ruộng đất rất khó thực hiện ở Đại Tống với thế gia thâm căn cố đế. Nhưng lại rất dễ hình thành ở Hà Bắc khi mà nơi này đã bị quét tước mấy lần các thế gia thế lực.

Về thảo nguyên có lẽ Tước dung túng hơn một chút.

Liêu Đông vùng cũng có diện tích canh tác nông nghiệp không nhỏ, thảo nguyên người cũng có một bộ phận đã sinh sống và định canh nơi này cho nên chính sách ruộng đất Hà Bắc áp dụng y nguyên cho ruộng đất ở Liêu Đông. Nhưng thảo nguyên bãi chăn thả thì khác.

Phân đất phong hầu, tập tục thảo nguyên Ngô Khảo Tước không bỏ, các đồng cỏ màu mỡ được phân chia rõ ràng thành nhiều khu vực cho nhiều bộ lạc. Cấm tiệt phân tranh tranh chấp, nếu có mâu thuẫn không thể điều hòa thì đến Nguyên Thành trình bày, nếu không hòa giải được thì cử đại diện chiến đấu, cấm tiệt quy mô chiến tranh trên thảo nguyên.

Tất nhiên một bãi chăn thả lớn nhất mầu mỡ nhất phải thuộc về Hoàng gia, Tước có một đống con trai cần phân phong đâu. Tước còn đang đau đầu về vấn đề này, có lẽ trung nguyên không đánh nữa nhưng thảo Nguyên cần mở rộng, hắn quá nhiều con trai rồi.

Triều đình chế độ, khoa cử các mặt, mệt mỏi nghĩ nhiều, bê nguyên chế độ triều đình Đại Việt vào, không bê chế độ Đại Tống vì nhiều điểm gây sợ hãi, văn ức võ là thứ Ngô Khảo Tước dị ứng nhất.

Ở Bắc Nguyên văn võ ngang hành đàm luận, võ hơi nhỉnh hơn một chút, có phần hơi hướng Đại Việt. Thật ra luật pháp, chính sách của Đại Việt là học từ Tống sau đó sửa chữa lại sao cho có bản sắc của phương Nam. Cho nên tuy có tham khảo của Đại Tống nhưng dị biệt là nhiều.

Lấy luật Đại Việt cơ cấu Đại Việt áp cho Bắc Nguyên chưa chắc đã hay nhưng thời điểm ban đầu chỉ có thể làm vậy, xây dựng một bộ luật một cơ cấu riêng cần rất nhiều thời gian cùng sự tham gia của rất nhiều các hiền giả hàn lâm viện. Tước sẽ không nóng lòng.

Cho nên lúc này Bắc Nguyên có hai đạo luật góp lại thành một bộ xử trí chung của quốc gia này, đối với Hà Bắc sẽ dùng luật Đại Việt đối với Liêu Đông sẽ dùng luật thảo nguyên tham khảo từ Đại Liêu. Hai cái này góp lại tạo thành bộ quy tắc ứng xử chung. Kinh thành ở Bắc Bình giữa hai khu vực cũng vì lẽ đó.

Vấn đề nổi cộm nhất đó là vấn đề ngôn ngữ. Hệ thống ngôn ngữ thảo nguyên khá đa dạng, mỗi tộc đều có bản sắc riêng, nhưng tự chung 70-80% là bọn họ giống nhau, giao lưu có thể hiểu bảy tám thành. Tương tự như Lào cùng Campuchia vậy.

Nhưng người Thảo nguyên không có hệ thống ký tự chữ viết… đây là một điểm khó khăn. Không phải không có mà không hề phát triển hệ thống chữ Tail đã có từ lâu đời, đây là hệ thống chữ cái tượng thanh, có thể đánh vần nhưng mỗi một tộc trên thảo nguyên lại có nhiều nhiều biến thể, cho nên nói thì 70-80% hiểu nhau, viết thì đặc không hiểu được.

Vì lý do này người Đại Liêu dùng chữ hán để ghi lại âm của họ tạo ra một sự rắc rối vô cùng cho hệ thống chữ viết cùng ngôn ngữ thảo nguyên. Thành thử ra ở Liêu chỉ quý tộc mới học và biết chữ được vì để học cái hệ thống chữ hán ký ngữ thảo nguyên này còn khó hơn là người thảo nguyên học mẹ nó tiếng hán chữ hán.

Cho nên Ngô Khảo Tước quyết định. Dùng Latine chữ hệ thống đánh vần để ghi lại âm tiết của người thảo nguyên.

Được rồi, mỗi dân tộc đều có cách phát âm rất đặc dị, latinh chữ cũng không phải là thần kì có thể hoàn hảo đánh vần mọi âm tiết của mọi dân tộc. Ví như bảng chữ cái latinh 23 chữ về Việt Nam muốn gi lại hết âm tiết người Việt cũng cần thêm vào các thanh sắc dấu mũ v.v…

Để lấy latinh chữ ghi lại âm tiết người thảo nguyên thì là một công trình siêu cấp khổng lồ. Nhưng Ngô Khảo Tước lại tự tin rằng nhị ca hắn như thần cái gì cũng làm được.

Tước , Tích, Trung sau một hồi bàn bạc thì cho ra ý tưởng. Bắc Nguyên dùng song hệ ngôn ngữ cả Hán và Thảo Nguyên ngôn ngữ, nhưng triều đình sẽ chính thức dùng là thảo nguyên chữ latinh vào các văn kiện.

Tất nhiên thời đầu vẫn là sử dụng cách của người Đại Liêu dùng hán tự ghi lại âm tiết thảo nguyên, đồng thời văn bản chính phủ sẽ là song ngữ cả hán cả latinh chữ.

Đợi đến khi latinh chữ phổ cập lúc đó lại bàn tiếp.

Vậy là cả ba khăn gói quả mướp chạy đến chỗ Ngô Khảo Tước ở An Dương trình bày phát hiện lớn lao này của họ và yêu cầu Ngô Khảo Ký “sáng tạo” ra một bộ latinh có thể ghi âm tiết của thảo nguyên một cách dễ tiếp cận nhất.

Ngô Khảo Ký lúc này đang cong mông lo việc dịch tả, công việc mới hòm hòm hoàn thiện, dịch có lẽ bị ngăn chặn, chưa thảnh thơi được bao ngày thì bị làm phiền.

“ Mẹ kiếp các ngươi biết để dùng latinh chữ ghi lại âm tiết của người Việt Nam thì các giáo sĩ phương tây cùng các học sĩ người Việt đã tốn bao thời gian mới có thể xây dựng nên một hệ thống cho đúng cho chuẩn? Các ngươi nghĩ Ký ta là thần nhân? Ngồi nghĩ một chút sẽ dùng được latinh chữ nghi lại toàn bộ âm tiết của ngườ thảo nguyên?”

“ Đi nào… ta quyên mất một chuyện… ở Bắc Bình ta có lập ra một lôi đài đấu vật. Nhưng công việ quên mất. Không sao ở An Dương này cũng có thể lập lôi đài. Mấy khi huynh đệ gặp mặt… tới tới làm một chút” Ngô Khảo Ký nói như rít qua kẽ răng.

Tái mặt, sợ hãi….

“ Nhị ca, bắc ty có việc quan trọng ta phải đi gấp” Khảo Trung la lớn, hắn biết việc lôi đài, biết việc này không liên quan gì mình… Hắn vô tội, hắn muốn chạy.

Phặc…

“ Chạy đi đâu, đã đến rồi chớ đi..” Một túm trúng ngay gáy cổ áo. Khảo Trung muốn khóc, hắn có tội gì đâu, hắn như một con gà bị lôi đi.

“ Thế nào đại ca, tam đệ, món sổ sách này hôm nay tính hết, các ngươi tự đi, hay ta mời đi?” Ngô Khảo Ký cười gằn.








Truyện trên ngàn chương , ra nhanh , ra đều , hậu cung không não tàn , đủ các thể loại trong một truyện , giải trí là chính đừng cay nghiệt , mời anh ủng hộ
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.