Trong thực địa chiến trận những quyết sách sẽ được đưa ra nháy mắt.
Binh thư yếu lược viết rất bài bản, ai đọc cũng hiểu ai đọc cũng dễ thuộc nhưng để vận dụng trong thực chiến thì có mấy ai.
Ví như binh thư có đoạn: Hành quân trước tiên, phải có đội du binh, mỗi đội phái ra mỗi đạo 9 người, chia làm 3 nhóm cách nhau ước một tầm trông (tức là vẫn còn trông được thấy nhau). Sai người lên cao mà quan sát hay leo cây mà trông thấy rõ quân địch nhiều hay ít, chuyển về kíp báo. Đến ngày xuất quân, chọn giờ lành, lấy tù và thổi 3 hồi thì quân cầm khí giới, 1 tiếng chiêng thì quân bày hàng ngồi, đánh 3 tiếng trống thì đứng dậy, đánh 3 tiếng la đồng thì dựng cờ, 3 tiếng trống lớn thì đi. Tiếng trống đánh thưa thì đi thong thả, đánh mau thì đi nhanh, đến nơi dừng nghỉ thì đánh 3 tiếng rất gấp. Đến điểm dừng thì trống điểm 2 tiếng gấp, quân đi trước dừng lại, đánh 6 tiếng thì quân đi sau đến hết.. Khi quân đi, mỗi toán cách nhau khoảng 1 tầm tên bắn. Quân đi theo hàng đôi mà tiến. Khi gặp địch thì dùng cờ để bày trận: Tiến quân thì cờ đỏ, tả quân cờ xanh, hữu quân cờ trắng, trung quân cờ vàng, hậu quân cờ đen. Quân đi một ngày 30 dặm thì nghỉ để ngừa sự chẳng ngờ. Khi dừng thì vững như núi không thể chuyển, khi tiến thì nhanh như gió không thể theo.
Rồi cái gì mà bốn mươi bộ cung cứng từng hàng tề phát, hai mươi bộ cung mềm trực xạ. Binh thư yếu lược quan trọng nhưng vận dụng được mới là chính yếu.
Song có một vấn đề chết dẫm ở đây chính là Binh thư yếu lược của tiền nhân nhiều thứ khó vận dụng vào chiến tranh tân kỳ với Liêu Đông.
Một trăm mét khoảng cách tương đương với tầm sáu mươi bộ, tức là ngoài tầm tên bắn, đám cung thủ lẫn trong quân Tế Nam bắt đầu hành động, bọn họ vừa chạy vừa cài tên lên dây, chuẩn bị xạ kích phía trước.
Đám đao thuẫn thủ đi đầu của quân Tế Ninh cũng giơ lên khiên lớn, chuyên nghiệp nhịp nhàng, nói chung là không thể chê vào đâu được.
Tinh binh hai từ này có thể thấy được lốm đốm.
Phải, nếu có lẽ đối diện với họ là một đội quân bình thường Liêu Đông hẳn là có thể có cơ hội chiến thắng, mã chiến trong đêm tối không dễ, lúc này bộ chiến có vẻ dễ chỉ huy hơn.
Nhưng đối diện đám người Tế Nam không phải quân thảo nguyên thông thường.
“ Đồng loạt xạ kích tam đoạn” Ngô Khảo Tước lạnh lùng lên tiếng.
Lính truyền tin bắt đầu phất cờ đánh trống lệnh,
Tùng Tùng … Tùng.
Hai nhanh một chập, nhịp trống vang lên.
Các chỉ huy pháo binh người Mã không cần phải hiểu tiếng thảo nguyên hay tiếng hán, họ hành động là theo kế hoạch được giao và trống lệnh hiệu cùng phất cờ hiệu.
Ầm Ầm … Uỳnh Uỳnh… véo véo…
Trời long đất lở, thế giới này biến thành địa ngục nhân gian.
Vẫn biết Liêu Đông nhiều pháo nhưng ai có thể tưởng tượng họ nhiều đến mức độ như thế này.
Cái mà Tế Nam binh nhìn thấy đại pháo tấn công lên đầu thành chỉ là một góc băng sương.
Đại pháp 2,5m vừa to lớn vừa nặng nề, tính đi tính lại cũng hơn tấn thép, cộng thêm chân đế, linh cụ cho hệ thống bệ tổng cộng gần hai tấn. Thứ này chỉ cùng để công thành một mục đích duy nhất, ngay cả trang bị trên chiến hạm cũng chẳng dùng. Vì thời này chưa có loại chiến hạm chống được đạn 12cm cho nên Bố Chính chẳng điên đi chế pháo nòng 24 cm trang bị chiến hạm.
Do vậy Bố Chính nhiều nhất chính là loại pháo nhẹ 12cm nòng, pháo 5cm nòng cũng nhiều nhưng số lượng không phải là vượt trội.
Tại sao pháo 12cm nòng lại nhiều?
Đơn giản vì nó vừa đủ uy lực, đủ nhẹ, đủ cơ động, lại đủ tính nang, với trọng lượng 200-300kg đủ để hải chiến cũng được, không thích hải chiến thì tháo ra lắp lên xe bộ chiến. 200-300 kg có thể trang lên xe ngựa không sợ sụt lún đường, thậm chí điên cuồng hơn có thể trang bị lên voi chiến.
Vì sao loại pháo này lại nhẹ vậy? Đơn giản vì nòng mỏng, với 2cm chiều dày nòng thì pháo này nhẹ lắm. Tất nhiên nòng mỏng tương đối chịu lực kém, nhưng thuốc súng đen uy lực kém chết cha chết mẹ sao đủ phá hỏng thép đúc của Bố Chính.
Có người thắc mắc, tôi thấy pháo Tây Ban Nha, Pháo Bồ Đào Nha, Pháp, Anh thời thế kỷ mười tám vẫn nặng hơn pháo Bố Chính nhiều, đó là vì sao? chẳng nhẽ công nghệ của Bố Chính còn hơn công nghệ Châu Âu ở thế kỷ 16-17?
Thưa rằng bạn đã đúng, thứ thép mà Ngô Khảo Ký dùng là thép cận đại, là thép từ lò Bessemer cuối 18 đầu 19 thế kỷ.
Trước Bessemer làm gì có khái niệm thép đúc, làm gì có lò huỳnh quang điện để nung chảy thép, chỉ có thể nung chảy gang để đúc gang. Đến Napoleon pháo đều là pháo đồng mà thôi, có chăng đúc thêm pháo gang bổ trợ. Châu Âu trước Bessemer không có khái niệm théo đúc.
Mà đồng thì sức chịu đựng không so với thép được, gang lại càng kém hơn, cho nên pháp đồng dĩ nhiên phải nặng hơn nhiều.
Còn tại sao pháo hiện đại nặng? vì nó dài thật dài, nòn phải dày vì uy lực thuốc nổ hiện đại không phải ba cái thuốc nổ đen dám so bì.
Sau nhiều nhiên cứu bắn thử thì nòng pháo 12cm trung binh độ dày từ 2cm-2,5cm là đủ, pháo dài 1,7m cho nên nặng lắm cũng 150kg, cộng thêm giá đỡ bánh xe phụ kiện giá pháo cũng là 250-300kg mỗi cỗ.
Cơ động uy lực, nhỏ gọn, đủ linh hoạt đây là yếu tố khiến pháo 12cm nòng được ưu tiên sản xuất ở Bố Chính. Số lượng lúc này rất khó thống kê hoàn chỉnh.
Chỉ biết lúc này có tới sáu mươi cỗ xa pháo 120 ly đang nhắm vào đám quân Tế Nam đang áp sát phía xa.
Nói là xạ kích tam đoạn nhưng thực tế đây chính là bắn như liên thanh nếu tính ở thời đại này.
Đây là loại tử mẫu pháo nạp đạn phía sau, tử pháo được nhồi sẵn đạn, thuốc nổ chuẩn bị mỗi xe mười hai tử pháo. Lúc bắn chỉ cần một tên khỏe mạnh binh sĩ nhét tử pháo vào bụng mẫu pháo phía sau rồi điểm hỏa. Tốc độ bắn nhanh không thể tả.
Một trăm mét bắng thẳng, bắn trực diện vào đám đông.
Đây là tàn sát, là tu la địa ngục, là không thể tưởng tượng được hình dung bằng văn chương.
Quả đạn gang đặc đường kính 120 ly nặng tầm 8-9kg bay đi với vận tốc 300m/s đủ xé rách thân chiến hạm gỗ thời này chứ đừng nói đến ba cái khiên chắn của quân Tế Nam, lại càng đừng nói đên máu thịt thường nhân.
Chỉ thấy đầu người như dưa hấu bị bắn nát vụi, mảnh xương hòa lẫn thịt tươi cùng óc não nhày nhụa màu trắng văn tung tóe. Nhãn cầu văn ram ang theo thây thịt lòng thòng phía sau.
Chỉ thấy chân tay đứt gãy, bụng mở như chậu máu ruột gan không còn phân biệt chỉ còn một đám nhày nhụa.
Pháo tầm xa gần ngàn mét đem đi bắn trực xạ trong trăm mét khoảng cách đủ hiểu sức xuyên thấu nó kinh khủng đến đâu. Khiên chắn, giáp mão không có gì ngăn được, một quả đạn đủ xuyên thủng chục người tạo nên một con đường máu mới chịu dừng lại.
Sáu mươi khẩu pháo tử mẫu lòng tốc độ bắn đã siêu phàm thời đại lại đem tam đoạn cách bắn mà chỉ huy. Đó chính là lưới lửa theo đúng nghĩa đen.
Năm ngàn người Tế Nam lính xông lên không phải dàng hàng mà xông, chiến tranh không đánh như vậy, họ phải có chiều sâu không gian trận hình. Cho nên cái chiều sâu này lại chính là bùa đọi mệnh của quân Tế Nam lúc này.
Tất nhiên sáu mươi khẩu pháo không thể phủ quét toàn diện quân Tế Nam, hàng đầu của họ vẫn có người lác đác thoát khỏi lửa đạn mà tiếp cận công sự quân Liêu Đông.
Nhưng quân Liêu Đông chỉ có thứ này bản lãnh.
Từ chiến hạm Ngô Khảo Ký còn mang đến không đếm hết Ballista nỏ lớn, nỏ lên dây chậm nhưng số lượng nhiều, trong tràng cảnh này xuyên thấu hai ba người là chuyện đơn giản.
Đây là lưới lửa hỏa lực phụ của quân Liêu Đông.
Còn có một đám lưới lửa cuối cùng là lựu đạn chiến mới đến bộ binh Hà Bắc hàng ngũ.
Thật không thể hiểu để vượt qua ba cái hàng này người Tế Nam phải chịu bao nhiêu tổn thất mới có thể đao thật thương thật chém giết với Hà Bắc doanh.
“ Thay đạn, thay đạn, thay đạn bi sắt” một vị người Mã Lai chỉ huy đội pháo binh lên tiếng, quân địch đã có những nhóm tiếp cận bốn năm mươi mét.
Trong chiến trận những tình huống như thế này không thể đợi lệnh từ tổng chỉ huy.
“ Uỳnh … uỳnh… ầm ầm ầm”
Tiếng bi sắt điên cuồng xé rách không khí mà lao về phía trước, hai mươi xa pháp 120 ly nhả đạn, đây đúng là khạc lửa theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Chỉ thấy từ mỗi nòng pháo thò qua lỗ châu mai là một vòi lửa phun mạnh, bên trong đó từng viên bi sắt nhỏ bé như bị nung nóng đó bắn về phía Tế Nam quân đang ở rất gần.
Đây không phải chiến tranh, đây là trắng trợn đồ sát.
Hành vi này….
Thảo nguyên người sững sờ, họ mồ hôi đầm đìa mát lạnh khóe lưng, họ đang chứng kiến Tế Nam quân như rau rạ bị cắt xuống không thương tiếc. Loại chiến đấu này họ chưa từng hay, họ đang nghĩ nếu mình là Tế Nam quân lúc này họ sẽ phải làm gì. Những chiến sĩ quả cảm của thảo nguyên cũng biết sợ, đối diện với sức mạnh không thể kháng cự, ai chẳng sợ.
Liêu Đông kỵ binh hai tay run rẩy, họ cầm còn không vững chiến đao.
Hà Bắc Bộ binh càng là hỏng bét, họ hoảng sợ đến hai chân không còn đứng vững.
Nói đến Tế Nam quân, họ là người đứng mũi chịu sào. Không ai có thể mô tả tâm tình của họ lúc này. Không có bất kỳ ai mô tả nổi, vì chúng ta chưa bao giờ và không muốn bao giờ đứng vào hoàn cảnh của Tế Nam tinh binh quân để cảm nhận.
Chưa chạm đã vỡ, đây chính là hoàn cảnh của Tế Nam quân khi mà những cỗ Ballista đặc chế ném lựu đạn đi vào hoạt động.
Không thể kháng trụ mà tan rã, chỉ huy lạc lính, lính không thấy chỉ huy, chung quanh chỉ có máu thịt của đồng đội. Chung quanh chỉ có tiếng kêu rên thảm thiết cùng tiếng la hét của những người đã phát điên vì sự tra tấn tinh thần đã đi quá cực hạn chịu đựng của một con người.
“ Dừng đi, không cần thiết tàn sát thêm nữa, bọn họ không còn ý chí chiến đấu, cũng để bọn họ quay lại thành trì… để bọn họ mang nỗi khiếp sợ này nói lại cho đồng bạn” Ngô Khảo Tước phất tay.
Lạ lùng thay cái ý nghĩ này cùng xuất hiện ở cả ba mặt trận của Tam Kiệt Ngô Gia.
Ngô Khảo Tích không bắt tù binh, hắn chỉ là giữ lại những người bị thương nhẹ có thể cứu sống để cứu trị, trong thành chắc chắn không cứu nổi những vết thương loại này.
Không cần thống kê, trận này người Tế Nam đã chết quá nhiều quá nhanh, tinh nhuệ mười không còn lại hai ba. Nhất là hai mặt cửa tả hữu, tinh nhuệ Tế Nam mỗi nơi chỉ có một ngàn, rất mỏng, cho nên bị pháo kích, Ballista bắn, bị lựu đạn nổ, số người có thể trở về không có bao nhiêu.
Nhạc Tín Bằng trên thành cao hai mắt lồi lớn nhìn quân sĩ bị tàn sát, quân Tế Nam còn chưa chạm được vào bất kỳ một người nào của Liêu Đông đã không còn mệnh hoặc tan tác. Lão phun một ngụm máu tươi mà hôn mê bất tỉnh, cũng may thân binh vội đỡ nếu không vị tướng quân này đã cắm đầu xuống đất mà mệnh ô hô ai tai rồi.
À tác chía sẻ một chút để các bạn hiểu tại sao có được trọng lượn pháo:
Pháo 120ly ( lòng 12cm đường kính 6cm bán kính viền 16cm đường kính 8cm bán kính, chiều dài 170cm)
Công thức tính thể tích pháo : {(8²*pi- 6²*pi)*170}/1.000.000= 0.014853 m3 thép
Đại Việt chuyển mình sang một trang sử mới. Ông trùm trọng sinh về triều đại nhà Lý, bình đình nội loạn, mang gươm đi mở cõi, khai cương khuếch thổ, viết nên kỳ tích huy hoàng của dân tộc con rồng cháu tiên. Mời xem