Hoàng đế bận đến tối tăm mặt mày, song vẫn không quên mình vừa sách phong một Từ sung viên ở hậu cung. Ngay trong đêm thứ hai sau ngày tin tức thăng bậc được truyền ra, Thân Long Chương ghé thăm cung Trân Minh.
Ngài bước xuống từ xa giá*, tự mình đỡ Từ sung viên đương quỳ trên đất dậy, dắt tay nàng vào nội tẩm, hỏi han ân cần, dành cho nàng đãi ngộ long trọng thay lời muốn nói.
Từ Tố Chiêu là đóa hoa tuyệt mỹ nhất trong hậu cung muôn hồng nghìn tía, là tiên nữ cung trăng mà bao người ngóng trông có thể rước về cung phụng. Nàng được lễ nghi cung đình mài dũa đã lâu, ắt ý đồ của ngài khi không thèm đoái hoài đến nàng đã đạt được. Từ giờ chắc chắn phải sủng ái nàng thật nhiều để bù đắp. Ban đầu Hoàng để thật sự đã nghĩ như thế. (T)
Song, ngài vào điện Trân Minh chưa đầy nửa canh giờ đã nổi giận đùng đùng rời khỏi. Hoàng đế vác bản mặt hầm hầm rảo bước qua Trân Minh môn, báo hại đám cung nhân phải vội vã khiêng những thứ đồ nghi trượng dùng mỗi khi xuất hành nào tán, nào lọng, nào cờ, nào quạt,... mau chóng đuổi theo cho kịp hầu thánh giá.
Gió lạnh thốc từng hồi khiến ai nấy đều se mình dưới tấm áo cung trang mùa đông chần bông dày. Tuy không nói ra, song trong lòng bọn họ đều phê bình kín đáo nữ chủ nhân cung Trân Minh. Đang yên đang lành tự dưng lại làm thánh giá nổi giận, không dưng hại bọn họ phải hứng gió lạnh thế này!
Lòng cứ nóng phừng phừng như bị lửa thiêu, Hoàng đế bỗng thấy nhớ cái dáng điệu nhu mỳ như nước, bạo dạn nhiệt tình mà cũng chẳng kém phần đoan trang xa cách của Lâu Nguyệt Dao da diết. Ngài trộm nghĩ tiên nữ cung trăng phải như thế này mới đúng! Khi còn là cô nương được cha mẹ yêu chiều, tính tình thanh cao ngạo mạn cách mấy, ngài không thèm quan tâm, nhưng đã trở thành phi tần hoàng gia rồi thì phải tận tâm hầu hạ ngài. Chứ không phải là trưng ra bản mặt lạnh tanh, đòi hỏi vô độ!
Thân Long Chương bất giác dợm bước về phía cung Phồn Dương. Đi được chừng mươi bước, thốt nhiên, ngài giật mình nhận ra hình như dạo gần đây mình đã quá ưu ái Lâu mỹ nhân. Có lẽ nên rải đều ơn mưa móc, hậu cung mới được gió yên bể lặng. Nghĩ thế, Hoàng đế bèn hỏi:
Dạo gần đây trẫm ít đến cung nào nhất?
Thái giám chịu trách nhiệm coi sóc sổ Đồng xử sẵn có lòng riêng, bèn đáp:
- Muôn tâu bệ hạ, Đổng mỹ nhân của điện Phi Dương ạ.
Hoàng đế gật đầu. Lã Xuân Ẩn hô to:
- Bãi giá điện Phi Dương!
Khỏi phải nói, chuyện Hoàng đế lâm hạnh cung phi, giữa chừng lại rời khỏi, rồi quay ngoắt sang sủng hạnh một phi tần khác ở chung cung với người được chọn ban đầu đã dấy lên trận sóng to gió lớn cỡ nào.
- Cút hết cho bản cung!
Từ Tố Chiêu úp mặt vào gối đầu khóc nức nở. Những tiếng khuyên giải, van nài của đám cung nhân lọt vào tai nàng cứ như thể tiếng ruồi nhặng kêu vo ve, nghe khó chịu khôn tả.
Tấm rèm sa mỏng màu hồng xông hương trong màn bị nàng xé toạc mấy đường dài áng chừng hơn mười tấc. Quanh chân giường, trên nền sàn điện Trân Minh lát gạch hoa bóng loáng phủ đầy mảnh sứ, mảnh lưu ly, trâm cài, trang sức vỡ tan tành. Rơi rớt xen kẽ chúng là những mảnh lụa đỏ nhạt dệt sợi vàng óng ánh, thêu chi chít hoa văn ngụ ý cầm sắt hoà hợp hết sức đẹp để từ tấm áo chuẩn bị cho đêm thắp đèn đã bị Từ Tố Chiêu dùng kéo vàng cắt nát.
Từ Tố Chiêu trở thành sung viên tam phẩm, đủ tư cách làm chủ nhân cung Trân Minh, được phép đổi cách tự xưng sang bản cung. Nàng bèn đuổi phắt cả hai ả cung tỳ lười biếng, chỉ muốn đu bám điện các khác về nội phủ. Bên nội phủ biết điều, mau lẹ phái sang cho Từ sung viên một toán cung tỳ, thái giám mặt mũi ưa nhìn cả thảy hơn chục người. Bọn cung nhân cũng nhân cơ hội ra mắt chủ mới mà mau chóng thu dọn đồ đạc, hòm xiểng bày biện, trang hoàng chính điện Trân Minh thật rực rỡ để Từ Tố Chiêu vào ở cho thoải mái.
Từ sung viên ngóng trông cả buổi, điểm trang chải chuốt thật kĩ đợi thánh giá ghé thăm. Chẳng ngờ, Hoàng đế lại vả cho nàng một cú tát vang dội, khiến nàng không biết phải giấu mặt đi đâu. Nàng chỉ bày tỏ rằng mình hờn dỗi, hòng đòi hỏi sự bù đắp thích đáng từ hắn cho bõ những tháng ngày bị ghẻ lạnh. Tại sao hắn không chịu chiều lòng nàng? Triều đình đang cần phụ thân và các huynh trưởng phủ Lương Quốc công nhà nàng dốc sức, hắn chiều theo ý nàng chút ít thì đã sao nào? Không muốn phủ Lương Quốc công giúp rập* nữa hay sao? (T
Hắn không chịu sủng hạnh nàng thì cũng thôi, đây hắn lại còn sang điện Phi Dương. Cái chỗ mà trước đó cũng chỉ là một tòa các tầm thường, nhân bởi con ả Đổng thị xin xỏ, hắn mới chấp thuận cho Phi Dương các đổi danh xưng thành điện. Giữa muôn vàn tòa lầu các thuộc cung điện hậu phi, bỗng tòi ra một điện Phi Dương đòi ngang vai phải về với điện Trân Minh. Ả Đổng thị dã tâm lồ lộ vậy mà hắn cũng chiều theo. Thật hoang đường!
Hắn tỏ thái độ như thế, nàng biết phải đối diện với toàn thể phi tần của hậu cung thế nào bây giờ?
Đám cung nhân quỳ mọp trên sàn điện than khóc chê xui xẻo từ tận đáy lòng. Những tưởng vị chủ nhân này đã có thể xoay chuyển tình thế, họ mới đặt hi vọng lên điện Trân Minh. Mới lần đầu thị tẩm đã xảy ra cơ sự nhục nhã khôn cùng. Giờ đây ai cũng biết Từ sung viên không được lòng vua rồi. Uổng công bọn họ lo lót bao nhiêu tiền của mới tranh được một suất sang hầu. Đúng là xui tận mạng!
- Các ngươi ra ngoài hết đi. Nhớ đóng cửa lại. Cẩn thận cái lỗ tai, kẻ nào dám nghe lén thì đừng trách ta không nể tình!
Đào Yêu đứng thẳng người, nhếch cao cắm, quét ánh mắt sắc như dao cau qua toàn thể cung nhân đang quỳ mọp. Chủ nhân đang đau khổ, cô càng phải bình tĩnh ổn định tình hình, còn rối rắm theo thì sẽ hỏng việc mất.
Đám cung
I nhân vội vâng dạ, lui ra ngoài.
Đào Yêu bèn đến trước giường, ngồi quỳ sát bên sung viên, gọi khẽ:
- Bây giờ không phải lúc suy sụp đâu thưa nương nương.
Từ Tố Chiêu dẫu không thích Đào Yêu cách mấy thì cũng nhớ Đào Yêu là thị nữ hồi môn của mình. Cả nhà cô ta nằm trong tay mình, tất nhiên phải đáng tin hơn xa cái đám do nội phủ điều sang. Đang lúc yếu lòng, Từ Tố Chiêu nghe tiếng Đào Yêu tựa hồ nghe được tiếng trời, nàng hít cái mũi đã nghẹt cứng của mình, chảy cả nước mắt.
- Đào Yêu. Bệ hạ không chịu lâm hạnh ta mà cứ phải đi sủng hạnh điện Phi Dương. Ta phải làm sao bây giờ? Phải làm sao mới được đây?
Nếu đêm qua Từ Tố Chiêu chịu mềm mỏng với Hoàng đế như hiện thời, ắt Hoàng đế cũng chẳng tức đến mức không thèm để tâm đến thể diện của cả lò nhà nàng.
Đào Yêu thấy đôi mắt chủ nhân và cái mũi của chủ nhân mình đỏ lựng, đâm ra xót thay nàng. Ân tình chủ tớ bấy lâu nay đâu thể chỉ vì đôi ba lần quở mắng là có thể xóa nhòa được. Đào Yêu bèn lựa lời khuyên giải:
- Phủ đệ Lương Quốc công không chỉ một mình nương nương là con gái. Nhưng xét về thân phận, nương nương là con gái duy nhất của Quốc công, những vị tiểu thư đích nữ khác - con gái của huynh đệ Quốc công gia tất nhiên không thể sánh bằng. So bề tài sắc lại càng không ai có thể bì kịp nương nương. Bởi thế nên lão gia chủ và Quốc công gia mới yên tâm để tiểu thư tiến cung. Con gái dòng dõi trâm anh hiển hách hà tất phải đi so đo với con gái phường kinh thương hèn hạ kia chứ!
Cô biết để nên cớ sự này, Từ sung viên cũng có lỗi. Song đương lúc rối ren, nếu vội phê bình ngay không khéo lại khiến tiểu thư cảm thấy mất mặt mà làm lỡ giờ lành diễn ra lễ sách phong. Hoàng đế bệ hạ đã sẵn không hài lòng, nếu đến cả lễ sách phong mà Từ sung viên cũng làm hỏng, không khéo lại khiến hình dung của ngài về tiểu thư càng bết bát hơn.
Thấy chủ nhân của mình có vẻ đã xuôi xuôi rồi, Đào Yêu bèn đánh cú chót:
- Chỉ còn chưa đầy một canh giờ nữa là đến giờ lành cử hành lễ sách phong rồi. Chẳng lẽ nương nương muốn đối mặt với toàn thể phi tần, quan thần ngoại triều làm chính sứ phó sứ chịu trách nhiệm tuyên đọc sách văn, với chúng cung nhân bằng vẻ ngoài như bây giờ sao?
Từ Tố Chiêu sực tỉnh. Nàng nghĩ bụng đúng rồi, thua gì thua chứ không thể thua thể diện được. Thế là, nàng quýnh quáng ngồi dậy, giục Đào Yêu chỉ huy đám cung tỳ chỉnh trang cho mình.
Suốt toàn bộ quá trình diễn ra lễ sách phong, Từ Tố Chiêu đi đứng khoan thai, cử chỉ lễ độ khiến người ngoài cũng phải tấm tắc khen trong lòng. Không hổ danh là con gái dòng dõi huân quý truyền đời, gặp khó vẫn ung dung, không uổng công danh môn dốc sức bồi dưỡng.
Đến Lâu Nguyệt Dao cũng cảm thấy Hoàng đế quá mức hà khắc, không chịu nể tình Từ Thái phó và Lương Quốc công bao năm trung thành. Nàng nhớ rõ ở kiếp trước Từ Tố Chiêu rất được Hoàng đế ưu ái. Nàng ta được sách phong chiêu viên đứng ngay sau danh vị chiêu dung của Triệu chiêu dung chứ không phải là sung viên như ở kiếp này.
Tuy cũng thuộc hàng cửu tần tam phẩm, song sung viên đứng cuối cùng. Cứ cho rằng Hoàng đế không muốn Từ Tố Chiêu đè đầu Triệu chiêu dung nên không cho nàng ta danh vị chiêu nghi đứng đầu cửu tần thì cũng còn các bậc: chiêu viên, tu nghi, tu dung, tu viên, sung nghi, sung dung để phong thưởng. Việc gì phải phong cái danh vị đứng cuối cùng trông miễn cưỡng ghê gớm vậy?
Hơn nữa, Hoàng đế làm ra cái chuyện thật tình Lâu Nguyệt Dao không muốn phải dùng hai chữ: vô lễ để hình dung. Tuy nàng hận Từ Tố Chiêu đến nỗi muốn buộc đá vào người nàng ta, dìm xuống hồ Thủy Bích cho xác nàng ta trương phình ra mới thôi, nhưng mà đối với những tao ngộ đầy thê thảm của Từ Tố Chiêu lần này, Lâu Nguyệt Dao cũng cảm thấy Hoàng đế quá quắt.
Nàng nhớ đến tình cảnh bị Hoàng đế nghi kị, lạnh nhạt của mình trong kiếp trước, không nén nổi tiếng thở dài.
Việc Hoàng đế không thèm cả nể nhà Lương Quốc công cũng khiến Lâu Nguyệt Dao đâm ra lo âu. Lo rằng nhà mẹ đẻ của Từ Tố Chiêu lớn mạnh nhường ấy mà Thân Long Chương còn chẳng thèm nể tình, huống chi là nhà mẹ đẻ thường thường bậc trung của mình. Ngộ nhỡ sau này nàng đi sai bước, liệu có khiến cả nhà phải chôn theo mình hay không?
Lâu Nguyệt Dao vốn đã cả nghĩ còn phải lo lắng, bận rộn nhiều ngày, thành ra sức khỏe tốt đến mấy cũng không chống đỡ được. Lâu mỹ nhân ốm bệnh không xuống nổi giường, buộc phải báo với bên Kính Sự phòng rút thẻ bài thị tẩm.
Chú thích:
* Xa giá: Từ điển Nguyễn Quốc Hùng chú giải xa giá nghĩa là xe vua đi. Ngoài ra còn để chỉ vua. Những từ có nghĩa tương tự: thánh giá, loan giá, long giá.
* Giúp rập: giúp đỡ. Từ này hay được dùng trong các áng văn thời xưa, thường thấy khi nói về một vị quan thần giúp đỡ vua chúa giải quyết chính sự, phò tá vua mới hoặc vua nhỏ,... Vị quan thần đó sẽ được nói là: (lấy ví dụ Từ thái phó trong truyện) “Trẫm khi mới đăng vị từng nhận ơn giúp rập của Từ thái phó” hoặc “Từ thái phó có công giúp rập, nay phong thành blabla...