Đông A Tái Khởi

Chương 52: Thần y tới.



Chương 52: Thần y tới.

Thấy ông bác mình đã nghiêm túc ra mặt, Trần Nhân Tông dù rất nóng lòng muốn tới chỗ Trần Quốc Toản nhưng cũng phải nuốt ngược vào trong, gật đầu nói:

- Được, bác Tuấn nhất định phải cứu được Hoài Văn Hầu.

Hưng Đạo Vương chắp tay gật đầu với Trần Nhân Tông rồi lập tức quay lưng xuống thuyền. Không đợi được thái y tới, Hưng Đạo Vương dù đã 60 nhưng vẫn nhẹ nhàng tung mình lên ngựa lao đi. Không bao lâu sau, một nữ Thái y được cấm quân dùng võng khiêng đi chạy như bay đuổi theo Hưng Đạo Vương.

Chạy xuyên chiến trường ngổn ngang xác c·hết khoảng 3 dặm, Hưng Đạo Vương tiến thẳng vào vòng vây hơn 1000 binh sĩ Đại Việt tả tơi đang quỳ khóc hướng về phía Trần Quốc Toản đang nằm ở giữa.

Thấy Hưng Đạo Vương tới, các binh sĩ lần lượt quỳ gối dập đầu hành lễ luôn mồm mếu máo nói:

- Hưng Đạo Vương, xin người cứu Trần Quốc Toản tướng quân.

- Hưng Đạo Vương, xin người cứu Trần Quốc Toản tướng quân.

…..



Không có thời gian để ý tới xung quanh, Hưng Đạo Vương nhanh chóng bước tới chỗ Trần Quốc Toản. Khi thấy Trần Quốc Toản đang nằm trên cáng, bất giác Hưng Đạo Vương bấu chặt tay để kìm nén cảm xúc của mình.

Trên cáng, Trần Quốc Toản với khuôn mặt trẻ tuổi vẫn rất anh tuấn bất chấp mặt tái nhợt vì mất máu mất sức, môi thâm xì vì trúng độc. Bên cạnh Trần Quốc Toản là Nguyễn Hoài Bộc và Đặng Văn Thiết chẳng để ý tới người vừa tới là ai, nước mắt vẫn cứ tong tong đang cẩn thận lau từng chút máu, bụi bặm trên người cho Trần Quốc Toản.

Trên người Trần Quốc Toản có vô số v·ết t·hương lớn nhỏ, những vết bầm tím ở khắp mọi nơi trên cơ thể đủ để thấy trận chiến vừa rồi khốc liệt tới mức nào. Rõ ràng nhất là v·ết t·hương ở eo và ngực trái vẫn còn mở miệng, máu đen vẫn không ngừng chảy ra, từ miệng v·ết t·hương những đường gân đen lan rộng ra ngoài. Hưng Đạo Vương biết đây chính là hai v·ết t·hương gây nguy hiểm tới tính mạng của Trần Quốc Toản.

Hưng Đạo Vương cẩn thận ngồi xuống bên cạnh nhìn Trần Quốc Toản hơi thở yếu ớt. Không ngờ tình trạng Trần Quốc Toản lại nguy kịch thế này, Hưng Đạo Vương rất áy náy, cho rằng đây là trách nhiệm của mình. Từ rất lâu rồi Hưng Đạo Vương mới thấy sống mũi mình cay cay, mắt hơi nhòe đi vì nước mắt. Có lẽ từ sau khi biết Phạm Ngũ Lão mới có một người trẻ tuổi khiến Hưng Đạo Vương yêu quý đặt nhiều hi vọng đến thế.

Vẫn chưa thấy thái y tới, lần đầu tiên sau biến cố của Hưng Nhượng Vương, Hưng Đạo Vương mới thật sự nổi giận quát lớn thân binh theo sau:

- Sao thái y vẫn chưa tới? Bảo bọn cấm binh, không chạy nổi nữa thì tự chặt chân mang đến cho ta.

Thân binh bên cạnh rất lâu rồi mới thấy Hưng Đạo Vương nóng nảy thế này, hắn ấp úng không nói lên lời vội vã run rẩy dập đầu rồi quay người chạy đi tìm thái y. Hắn thề hắn mà gặp được đám lính lệ khiêng võng lề mề này thì phải băm vằm bọn chúng cho bõ tức. Chưa chạy được mấy bước, từ trước mặt hắn một giọng nói nhẹ nhàng truyền tới:

- Dân nữ tới rồi, mong Hưng Đạo Vương bớt giận.

Từ ngoài, một vị nữ thái y khoảng gần 30 tuổi, tóc được búi gọn gàng, mày như liễu, đôi mắt sáng ngời kèm theo vẻ mặt rất hiền từ phúc hậu. Dù dáng người nhỏ nhắn nhưng nhìn bước đi có thể thấy bà rất khỏe khoắn. Thái y Lê Thị Liên nhanh chóng bước như bay đang rẽ hàng người đang quỳ khóc vội vã bước tới. Thấy Thái y tới, Hưng Đạo Vương lấy lại vẻ mặt bình tĩnh khoát tay nói:



- Lê Thị Liên, ngươi tới rồi. Không cần đa lễ, cứu người quan trọng hơn.

Nghe thấy tên Lê Thị Liên cả Nguyễn Hoài Bộc, Đặng Văn Thiết cũng binh lính xung quanh như bừng tỉnh ngẩng đầu lên nhìn. Danh tiếng của Lê Thị Liên đã truyền đi khắp trong quân, bà được mệnh danh là thần y của Đại Việt. Trong khi những danh y trọng vọng khác bó tay thì chính bà là người đã chữa trị khỏi d·ịch b·ệnh bùng phát trong quân cứu sống được vô số tính mạng của binh sĩ. Nhờ những phương thuốc của bà mà Quân đội Đại Việt có thể duy trì sức chiến đấu liên tục, dù trong điều kiện thời tiết nóng bức, ẩm thấp mà vẫn có thể tránh xa d·ịch b·ệnh. Trái ngược hoàn toàn với quân Nguyên đang khốn khổ vì d·ịch b·ệnh bùng phát.

Nguyễn Hoài Bộc, Đặng Văn Thiết và binh lính xung quanh nghẹn ngào nhìn Lê Thị Liên nói không lên lời, chỉ có thể liên tục quỳ gối dập đầu thay cho lời muốn nói. Đối với vị thần y cả đời trị bệnh cứu người này họ một lòng sùng bái, kính trọng.

Lê Thị Liên nhanh chóng tiến tới chỗ Trần Quốc Toản đang nằm. Thấy Trần Quốc Toản chỉ nhỉnh hơn đứa con ở nhà của mình vài tuổi đang đau đớn nằm đó, hơi thở yếu ớt với chi chít v·ết t·hương trên cơ thể, Lê Thị Liên xót xa nhăn mày ngăn cho mình mềm lòng rơi nước mắt. Lê Thị Liên ngồi xuống khám cho Trần Quốc Toản trong ánh mắt ngóng trông của nghìn người xung quanh. Tay khám, tay lấy đồ từ hộp thuốc tiểu đồng mang tới, Lê Thị Liên nói với đám lão Bộc đang vây quanh khóc lóc:

- Các ngươi đứng xa ra một chút, Hoài Văn Hầu cần thoáng khí các ngươi không thấy mình quá thối à? Đi chuẩn bị nước nóng, khăn sạch về đây, ngoài ra nhanh chóng dựng lều đi, ta cần xông thuốc cho Hoài Văn Hầu.

Đám binh sĩ nghe thế thì ngẩn tò te mất mấy giây, nếu là người khác nói kể cả có là tướng quân thì họ đã chửi cha mắng mẹ cho rồi. Lời thần ý nói thì họ không dám không nghe, các binh sĩ lục ục lùi lại vài người còn tò mò rồi hít hít ngửi ngửi quần áo trên người xem thần y nói có đúng không? Nhưng họ có thấy thối đâu? Mới có vài ngày không tắm, người chỉ dính ít mồ hôi, máu với bùn đất và vài thứ khác thì làm gì mà thối lắm?

Có hy vọng thắp lên, Lão Bộc như lấy lại được sự tỉnh táo hàng ngày đứng dậy quát đám thân binh bên cạnh:



- Các ngươi điếc à? đi chuẩn bị đồ đi, các ngươi muốn cậu chủ chờ tới bao giờ?

Đám thân binh xung quanh bao gồm cả Đặng Văn Thiết lập tức nháo nhào chạy đi chuẩn bị đồ theo căn dặn của vị thần y trứ danh. Lão Bộc quay xuống chỉ tay gần nghìn binh sĩ tả tơi còn lại còn đang đứng xung quanh nghển cổ nhìn Lê Thị Liên đang rắc thuốc, rửa v·ết t·hương cho Trần Quốc Toản quát:

- Các ngươi nữa, lui ra thêm 50 bước, ai b·ị t·hương thì tìm y sư chữa bệnh, ai còn khỏe thì dọn dẹp khu vực xung quanh đi.

Binh sĩ dù bất mãn nhưng cũng dần tản đi theo lệnh của lão Bộc, đúng là chiến trường giờ vẫn ngổn ngang xác người ngựa, máu me be bét, mùi máu tanh quá nặng. Không thể để thần y trị bệnh ở hoàn cảnh này được, những binh sĩ lành lặn nhanh chóng hỗ trợ phụ binh dọn dẹp khu vực xung quanh. Để lại cạnh Trần Quốc Toản chỉ còn Hưng Đạo Vương và tiểu đồng đang đứng chăm chú nhìn theo từng hành động của Lê Thị Liên.

Lão Bộc quay lại cách Lê Thị Liên và Trần Quốc Toản hơn 10 bước quỳ xuống chờ đợi. Dù có hi vọng mới nhen nhóm, nhưng cả đời phiêu bạt cho lão biết, thuốc độc đã lan đi quá rộng khắp cơ thể của Trần Quốc Toản. Cơ hội để cứu sống Trần Quốc Toản đã gần như đã không còn, là người bên Trần Quốc Toản từ bé. Nguyễn Hoài Bộc biết giờ phút này Trần Quốc Toản mong muốn gì nhất, lão chỉ hi vọng có thần y Lê Thị Liên ở đây có thể giúp Trần Quốc Toản thực hiện được mong muốn này. Chỉ cần ước muốn này được thực hiện đã đủ để lão Bộc tạ ơn trời đất rồi.

Lều nhanh chóng được dựng lên, khi đang chú tâm chữa bệnh, Lê Thị Liên không khách khi với bất cứ ai nên hiện tại ngay cả Hưng Đạo vương cũng bị đẩy ra ngoài, thân binh của Hưng Đạo vương được giữ lại ngoài cửa để sai bảo vì bọn họ “sạch” hơn đám lão Bộc.

Trong lều, dưới ngọn đèn lập lòe, bóng tiểu đồng vẫn miệt mài chạy đi chạy lại, thần y Lê Thị Liên thì vẫn cứ ngồi đó bên cạnh Trần Quốc Toản nãy giờ. Mùi thuốc đậm đặc xộc ra ngoài theo mỗi lần tiểu đồng vén rèm lên.

Ngoài lều, các binh sĩ dọn dẹp xong khu vực xung quanh lều còn chỗ khác trên chiến trường sau khi quy tập t·hi t·hể đồng đội thì họ mặc kệ, gần 1000 binh sĩ cứ thế ngồi quây tròn lại quanh lều yên tĩnh chờ đợi. Lão Bộc vẫn quỳ đó như tượng, Đặng Văn Thiết mon men mãi cuối cùng cũng tới được sau lưng lão Bộc rồi yên tĩnh quỳ ở đó.

Tất cả như bất động, chỉ có Hưng Đạo vương đang sốt ruột đi đi lại lại ngoài lều, thi thoảng lại nhìn về phía đông nơi ánh sáng đang dần hiện ra. Chốc chốc lại có tiểu binh chạy tới bẩm báo rồi lại nhận lệnh rời đi từ Hưng Đạo vương.

Bên bờ sông có người cũng sốt ruột không kém Hưng Đạo vương. Trên lâu thuyền, Trần Nhân Tông đi đi lại lại trên thuyền như kiến bò chảo nóng, thi thoảng lại ngước lên nhìn về phía bắc chờ đợi tin tức đưa về. Một lão thái giám khổ sở vác lọng theo mỗi bước đi của nhà vua sợ sương đêm làm nhà vua bị nhiễm lạnh, đám cấm binh, thái giám còn lại cả người ướt sũng vì sương đêm, đứng im canh gác như tượng. Biết Hoàng thượng đang nóng ruột, trên lâu thuyền hàng trăm người đến thở cũng cố thở thật nhẹ nhàng. Cả lâu thuyền chỉ còn tiếng bước chân và tiếng nước vỗ vào mạn thuyền.

Nhìn trời đã dần sáng rõ, Hoàng thượng Trần Nhân Tông không chờ được nữa, bất giác vỗ mạn thuyền nói:

- Người đâu, trời sáng rồi. Chuẩn bị ngựa theo ta tới chỗ Hoài Văn hầu.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.