Đông A Tái Khởi

Chương 51: Về nhà.



Chương 51: Về nhà.

Nguyễn Hoài Bộc biết Trần Quốc Toản trúng độc từ lâu, lại liên tục vận động mạnh khiến độc lan đi nhanh hơn. Nếu giờ không có ngay thuốc giải thì khó thoát khỏi c·ái c·hết. Nhìn bóng lưng Thoát Hoan, Lý Hằng đang rời đi, không thể ép Thoát Hoan giao thuốc giải ra để đổi mạng cho Lý Hằng. Không còn giữ được sự kiên cường của mình Nguyễn Hoài Bộc không ngần ngừ lập tức quỳ xuống dập đầu khóc lóc hô lớn:

- Thoát Hoan, Lý Hằng cầu xin các người cho ta thuốc giải. Cậu chủ, cậu chủ của ta không thể c·hết. Cầu xin các người, cầu xin các người,....

Tiếng hét của lão Bộc ngày càng yếu đi, tiếng khóc ngày càng to lên. Nguyễn Hoài Bộc nghiêm nghị, trầm ổn uy nghiêm thường ngày không còn, chỉ còn lại một Nguyễn Hoài Bộc không màng tới danh dự đang liên tục dập đầu gào khóc dưới đất để xin ân huệ từ kẻ thù. Hơn 1000 binh sĩ Đại Việt sống sót tới cuối cùng chứng kiến quân Nguyên rút lui nhưng không ai vui mừng, tất cả đứng chôn chân đờ đẫn nhìn Nguyễn Hoài Bộc, cả chiến trường chỉ còn lại tiếng khóc và kêu gào thảm thiết của Nguyễn Hoài Bộc.

Đặng Văn Thiết mắt đỏ kè, hai hàng nước mắt nhỏ tong tong xuống lưng ngựa, nhưng hắn cố nghiến chặt răng không để phát ra tiếng nấc. Đặng Văn Thiết phải cầm chắc lá đại kỳ đang bay phần phần ở sau lưng Trần Quốc Toản.

Trần Quốc Toản không còn sức lực để ý tới Nguyễn Hoài Bộc, chỉ chờ tới khi quân Nguyên khuất khỏi tầm nhìn, chút sức lực cuối cùng của Trần Quốc Toản cũng như cạn kiệt. Máu được Trần Quốc Toản giữ trong miệng nãy giờ liền được thế trào ra toàn một màu đen. Từng ngụm máu đen nhuộm đen giáp ngực Trần Quốc Toản. Tầm nhìn của Trần Quốc Toản tối dần, trời đất như đảo lộn, cơ thể Trần Quốc Toản cứ thế rơi tự do khỏi lưng chiến mã. Trong đầu Trần Quốc Toản chỉ còn văng vẳng tiếng gọi “Cậu chủ, tướng quân” hoảng loạn từ bốn xung quanh truyền tới.

Trần Quốc Toản cố gượng mấp máy môi yếu ớt nói:

- Về nhà, về nhà.

Trần Quốc Toản hi vọng đám người đang kêu gào xung quanh có thể hiểu được mong muốn của mình. Hiện giờ Trần Quốc Toản chỉ mong có thể gặp lại mẹ mình lần cuối.

-----------------------------------------------------



Bờ nam Sông Hồng, Hưng Đạo Vương cưỡi ngựa đứng trên ngọn đồi thấp, từ giữa vòng bảo vệ của thân binh xung quanh, Hưng Đạo Vương lặng lẽ quan sát động tĩnh quân Nguyên bên bờ bắc sông Hồng. Là người nắm quyền chỉ huy, điều phối toàn bộ binh mã Đại Việt. Trừ Hoàng Thượng và Chiêu Minh Vương thì Hưng Đạo Vương là người duy nhất nắm rõ binh lực có thể điều động ở bờ bắc sông Hồng là bao nhiêu. Nhìn phía núi rừng xa xa ngập tràn ánh đuốc đang di chuyển về phía quân Nguyên. Hưng Đạo Vương thừa hiểu đây là kế nghi binh của Trần Quốc Toản. Nhưng đối thủ là Lý Hằng nên chỉ tới khi quân Nguyên thực sự rút lui về phía bắc, Hưng Đạo Vương khẽ thở hắt ra nhẹ nhõm khen ngợi:

- Rung cây dọa khỉ, làm tốt lắm Hoài Văn Hầu. Không ngờ cháu có thể ứng biến đến mức này.

Hưng Đạo Vương quay lại nói với thân binh bên cạnh:

- Báo các cánh nghi binh khác đừng để người người dân tiến tới quá gần quân Nguyên, chỉ cần tiếp cận cách quân Nguyên 2 dặm thì dừng lại. Chỉ cần quân Vạn Kiếp và cấm quân trực tiếp ra mặt là được. Quân Nguyên bên bờ bắc đã rút thì quân Nguyên bên bờ Nam này sẽ nhanh chóng đầu hàng thôi.

Đúng như dự đoán của Hưng Đạo Vương, khi thấy đại quân bên bờ bắc rút lui, cầu phao thì bị đốt, thủy quân Đại Việt đã áp sát sau lưng, trên bờ thì từng rừng đuốc vây kín xung quanh, trước mặt quân Vạn Kiếp và Cấm quân Đại Việt lại tiến đánh rất mạnh. Cảm thấy bị bỏ rơi, mọi hy vọng dần tiêu tan, quân Nguyên bên bờ nam sông Hồng chỉ chống cự chống lát liền buông v·ũ k·hí đầu hàng.

Giữa vòng vây của hàng vạn binh sĩ Đại Việt, từng hàng quân Nguyên ngoan ngoãn bước lên để quân Đại Việt tước v·ũ k·hí, trói 2 tay về sau rồi nối với nhau bằng một sợi dây thừng dài. Hơn một vạn quân Nguyên cứ thế nhanh chóng bị trói lại với nhau, ngồi thẫn thờ chờ đợi số phận của mình.

Hưng Đạo Vương thấy mọi chuyện đã ổn thỏa, mọi nguy hiểm đã qua. Để công việc còn lại cho các tướng hiệu trong quân xử lý tiếp, bản thân Hưng Đạo Vương dẫn thân binh tới bờ sông nơi chiếc Lâu thuyền to lớn vừa mới cập bờ.

Thấy Hưng Đạo Vương tới, thủy binh trên thuyền nhanh chóng hạ tấm ván dài xuống bờ sông để đón Hưng Đạo Vương lên thuyền. Vừa bước lên thuyền đã thấy Hoàng Thượng Trần Nhân Tông đứng trước mặt đợi mình. Hưng Đạo Vương liền chắp tay cúi người hành lễ:

- Lão thần bái kiến Hoàng Thượng. Hoàng Thượng vạn…



Chưa kịp nói hết câu, Hoàng Thượng Trần Nhân Tông đã bước tới nâng tay Hưng Đạo Vương lên nói:

- Được rồi được rồi bác Tuấn. Toàn người nhà cả, không cần lễ tiết rườm rà thế. Bác Tuấn, tình hình quân Nguyên trên bờ thế nào rồi, cháu đã theo lời bác chở lương tới rồi đây, tiện thể phô trương lực lượng với quân Nguyên rồi.

Thấy Trần Nhân Tông đã hỏi vào việc chính, Hưng Đạo Vương đành tạm gác lại chuyện “ông cháu” suốt ngày đòi bỏ lễ tiết quần thần này lại. Hưng Đạo Vương khẽ khom người trả lời:

- Bẩm Hoàng Thượng, hơn một vạn quân Nguyên bên bờ nam bị bỏ lại đã buông v·ũ k·hí đầu hàng, quân Nguyên bên bờ bắc đã rút lui về phía bắc. Phòng tuyến sông Như Nguyệt được Hưng Vũ vương tiếp viện, chắc chắn quân Nguyên sẽ không đủ thời gian để vượt qua. Lần này Thoát Hoan sẽ buộc phải đi về phía Vạn Kiếp, nơi đấy đã có Phạm Ngũ Lão và ba vạn quân chờ sẵn. Mọi việc lại quay về đúng kế hoạch ban đầu của ta, đây là công rất lớn của Hoài Văn Hầu.

Trần Nhân Tông là người thông thái nên khi nhìn thấy rừng đuốc bên bờ bắc sông Hồng, Trần Nhân Tông liền đoán ra Trần Quốc Toản cũng dùng kế nghi binh. Trần Quốc Toản và Hưng Đạo Vương không hẹn mà gặp đều dùng kế này để đối phó với quân Nguyên, vô tình hai bên lại hỗ trợ lẫn nhau hoàn toàn đánh lừa được Lý Hằng và Thoát Hoan. Trần Nhân Tông khẽ gật đầu đồng ý nói:

- Hoài Văn Hầu tuổi còn trẻ nhưng tài năng đã vô cùng nổi trội, tương lai chắc chắn thành lương đống của Đại Việt. Trận này công của Hoài Văn Hầu rất lớn, nếu không có Hoài Văn Hầu thì muốn ép Lý Hằng rút quân là việc không hề dễ dàng. Khả năng chúng ta sẽ phải khổ chiến ở đây thêm một thời gian. Giờ mọi chuyện tốt rồi, Bác Tuấn, tiếp theo chúng ta làm thế nào.

Hưng Đạo Vương khẽ nheo mắt nhìn bờ bắc sông Hồng rồi nói:

- Phía bắc chúng ta đã có bố trí nên không cần lo lắng. Vấn đề chỉ còn lại ở phía nam. Ngày mai khi viện quân từ kinh thành tới, chúng ta sẽ phối hợp với Chiêu Văn Vương tiến đánh Toa Đô ở Tây Kết. Loại bỏ hoàn toàn mối họa sau lưng này.

- Được, mai cháu sẽ thân chinh cùng bác đánh Toa Đô.



Trần Nhân Tông nhanh chóng chặn trước để "giành phần" đi đánh Toa Đô cùng Hưng Đạo Vương. Hưng Đạo Vương không định để Trần Nhân Tông thân chinh đi đánh Toa Đô. Dù tình thế đã định, thắng bại chỉ còn là vấn đề thời gian nhưng trên chiến trường tên đạn không có mắt, Hưng Đạo Vương không muốn Trần Nhân Tông mạo hiểm không cần thiết. Đang định khuyên Trần Nhân Tông thì bỗng Trần Nhân Tông cất tiếng hỏi:

- Bác Tuấn, bên bờ bắc có chuyện gì vậy? Người đâu, cho thuyền cập bờ bắc, xem xem quân ta trên bờ có chuyện gì.

Hưng Đạo Vương nhìn theo hướng chỉ tay của Trần Nhân Tông về phía bờ bắc. Chỉ thấy dưới ánh trăng lờ mờ, trên bờ sông một số binh sĩ đang hỗn loạn vẫy ngọn đuốc trong tay để gây chú ý với q·uân đ·ội bên này.

Thủy binh theo lệnh của Hoàng Thượng, từ từ nhổ leo chèo chiều lâu thuyền to lớn sang bờ bắc.

“Sạt” Lâu thuyền đáy bằng nên có thể cập vào rất gần bờ. Cầu gỗ từ từ được hạ xuống, hơn 10 binh sĩ cấm quân xuống thuyền cảnh giác tiến tới những binh sĩ đang hoảng loạn với gọi trên bờ. Khi xác định mọi thứ an toàn, hỏi rõ ngọn ngành chuyện đã xảy ra, vị đô úy cấm quân tiến tới gần thuyền chắp tay quỳ xuống lớn giọng nói:

- Bẩm Hoàng Thượng, trên bờ là thân binh của Hoài Văn Hầu chạy tới bảo: "Hoài Văn Hầu b·ị t·hương rất nặng, bị trúng độc của quân Nguyên tình hình đang rất nguy kịch. Khẩn cầu Hoàng Thượng cho…..

Để đảm bảo an toàn, thân binh của Trần Quốc Toản phải đứng cách xa lâu thuyền không thể trực tiếp tới gần. Nghe vị đô chỉ huy cấm quân bẩm báo, những thân binh của Trần Quốc Toản ở phía sau chỉ có thể liên tục dập đầu mong Hoàng Thượng có thể thấy.

Không đợi đô úy cấm quân nói xong, Trần Nhân Tông đã ngắt lời, vội vàng hạ lệnh:

- Người đâu, nhanh truyền thái y theo ta tới xem bệnh cho Hoài Văn Hầu. Nhanh lên. Đúng rồi, gọi Thái y Lê Thị Liên tới. Nhanh lên.

Dứt lời, Trần Nhân Tông toan xuống cầu gỗ tới chỗ Trần Quốc Toản. Cấm binh, thái giám, thủy binh trên tàu hốt hoảng run lẩy bẩy mồ hôi túa ra như tắm cuống quýt quỳ xuống muốn ngăn cản ý định của Hoàng Thượng. Hưng Đạo Vương thấy Trần Nhân Tông nóng vội xuống thuyền liền bước lên chắn trước mặt, nghiêm giọng nghiêm túc nói:

- Hoàng Thượng, xin người bình tĩnh, chiến trường chưa dọn dẹp quá nguy hiểm. Xin người ở lại thuyền chờ đợi phụ binh dọn dẹp xong chiến trường, để lão thần tới xem xét thương thế của Hoài Văn Hầu trước. Lão thần sẽ gửi tin tức về cho người.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.