“Không cần, chân ngươi chưa khỏi hẳn, ta tự về được.” Dứt lời, nàng cúi xuống lấy dù nhưng ai ngờ hắn không chịu buông tay.
Hai người đều xấu hổ, một người cầm đầu dù còn một người cầm đuôi dù. Hơi thở của Dụ Thái vừa rối loạn vừa hồi hộp, hắn đề nghị mà như đang cầu xin, “Để ta đưa cô nương về.”
Có Dụ Thái cầm dù bên cạnh khiến Sở Từ vô cùng an tâm. Trêи đường về, tuy tuyết không rơi nhiều nhưng vẫn khá dày, hai dấu chân càng đi càng gần nhau hơn.
“Cuối năm chắc ta không ra ngoài được,” Sở Từ vừa dẫm lên tuyết đọng vừa ấp úng nói.
Cuối năm trong cung có rất nhiều việc, chắc chắn sẽ hạn chế lệnh bài ra cung. Năm nào cũng thế, tới đầu xuân năm sau thì mọi thứ mới trở lại bình thường. Dụ Thái hiểu rõ những quy củ đó nhưng hắn vẫn thấy khổ sở.
“Cuối năm Thái Y Viện sẽ tăng người trực suốt đêm, cô nương hãy dùng túi nước da dê ta đưa. Khi trực đêm nhớ mang đèn theo, ngoài ra cần chuẩn bị thêm một cây nến bọc trong giấy dầu để tránh bị ướt. Bên trong cửa đông thì thứ tự sắc thuốc không phụ thuộc vào bệnh nặng hay nhẹ hoặc ai tới trước tới sau, mà phụ thuộc địa vị của người bệnh. Ngoài cửa đông thì đừng cãi cọ lúc bị cung nhân hạch sách, nếu không có gì to tát thì tả viện phán sẽ bênh cô nương.”
tới thăm Cửu cô cô. Hiện giờ bà đã thành nữ y thân cận bên hoàng hậu, ngày thường hai người cũng gặp mấy lần tại Thái Y Viện nhưng chưa kịp hỏi han nhau đã phải đi làm việc.
“May ngươi còn lương tâm đấy, tưởng quên ta rồi chứ.”
Sở Từ quen nghe bà xéo xắt nên không tranh cãi, nàng duỗi tay mở tầng dưới chót của hộp đồ ăn rồi đẩy đĩa bánh hạnh nhân đến trước mặt Cửu cô cô, “Cô cô nếm thử đi, đầu bếp Ngự Thiện Phòng làm đấy.”
Cửu cô cô ăn cháo, tiện tay bẻ miếng bánh nhét vô miệng. Bà liếc Sở Từ một cái, thầm than thở nha đầu này quá ngốc.
Cháo mùng tám tháng chạp dùng nếp, đậu, và các loại quả khô như táo, hạt dẻ, hạt sen…nấu thành. Tục lệ trêи bắt nguồn từ Phật giáo; tương truyền Thích Ca Mâu Ni đắc đạo vào ngày này, nên chùa chiền nấu cháo cúng Phật. Về sau trong dân gian lưu truyền mãi thành tục lệ.