“Chim trên trời là của dân, chim trong lồng là của quan” một câu nói phản ánh đầy đủ hiện trạng xã hội thời phong kiến.
Nếu cái gì cũng đẹp như trong tiểu thuyết thì Iphone đã không có hàng nhái.
Thậm chí có khi hôm nay Đại Việt chế tạo ra lò luyện thép, mười ngày sau Thiên Long Quốc công bố “Đại Việt gây hại tới lẽ trời, phải nộp công nghệ cho Thiên Long Quốc” là chuyện thường ở chợ.
Không giao?
Trăm vạn đại quân gây áp lực, thuê gián điệp ă·n c·ắp, học trộm.
Sử dụng bất kỳ thủ đoạn gì để đạt được mục đích, đó là bản năng của Thiên Long Quốc.
Vậy nên Trần Tí thực hiện cải cách ruộng đất, đưa lượng lớn nông dân về cùng phe với mình, dùng sức mạnh quân sự tuyệt đối để khống chế khu vực miền nam.
Sau khi ổn định chính trị mới bắt đầu ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển.
Còn hấp tấp vội vàng làm bừa thì chỉ để người khác hớt tay trên.
Hiện tại, Trần Tí bắt đầu mô phỏng bản vẽ thiết kế trong tài liệu mà trợ lý Hồng cung cấp để thí điểm sản xuất thép bằng loại lò cao.
Đây là bước quá độ trong kế hoạch phát triển công nghiệp gang thép với mục tiêu chế tạo luyện thép bằng lò hồ quang điện số lượng lớn khi chế tạo được điện năng giá rẻ.
Mặc dù biết rằng công nghệ luyện thép bằng hồ quang điện tiên tiến hơn nhưng thời này đào đâu ra nhà máy điện công suất lớn và ổn định để làm.
Về mảng quân sự, Trần Tí bắt đầu dựa vào các cơ sở công nghiệp, nhà máy tịch thu được để đẩy mạnh chế tạo súng trường đạn khóa nòng và đạn dược không khói số lượng lớn.
Hầu hết người không hiểu quân sự tưởng rằng chỉ cần có súng trường thì sẽ mạnh nhưng đúng trong lịch sử, phải chờ tới khi đạn dược được chế tạo công nghiệp hàng loạt thì súng trường mới phát huy được hết công dụng của nó.
Nguyên nhân nằm ở chỗ đạn dược làm bằng thủ công rất đắt đỏ, số lượng ít và chất lượng kém, dễ gây sự cố kẹt đạn, bạo phá ổ súng.
Những điểm yếu đó đã khóa c·hết khả năng bắn đạn với số lượng lớn trong thời gian ngắn của súng trường.
Vậy nên, phát triển súng trường phải đi đều với công nghiệp hóa dây chuyền sản xuất đạn dược.
Mà muốn phát triển đạn dược cần phải có dây chuyền chế tạo nguyên liệu thuốc nổ, đầu đạn.
Muốn có thuốc nổ và đầu đạn dồi dào lại cần ngành công nghiệp hóa chất, luyện kim, khai khoáng phát triển.
Giống như một chuỗi công nghệ liên hoàn hỗ trợ lẫn nhau, thiếu cái gì cũng không được.
Còn trong tiểu thuyết tự sướng cầm vài khẩu súng ra làm trùm mà không cần biết đạn dược ở đâu ra chỉ để khán giả xem cho vui thôi.
Tuần tự rất nhiều việc, Trần Tí đều phải đích thân làm vì hầu hết quan chức Đại Việt đều không hiểu về cách mạng khoa học kỹ thuật.
Điều này khiến Trần Tí bức thiết muốn tìm kiếm nhân tài về khoa học kỹ thuật để hỗ trợ cho mình.
- Hồ Thanh Trừng vẫn còn đang cố thủ tại pháo đài Diên Khánh à, dai thật nhỉ?
- Không biết gửi thư chiêu hàng có được không?
Sau khi đọc được các tài liệu về khoa học kỹ thuật và cải cách kinh tế mà Hồ Thanh Trừng để lại, Trần Tí luôn mon men muốn thu phục người này về làm việc cho mình.
Bất chấp việc anh ta là con trai của Hồ Mị Ly, nhân tài như vậy hiện tại Đại Việt rất cần để bắt kịp nhịp bước phát triển của thế giới.
Dựa theo thông tin từ thương buôn ngoại quốc, Thần Thánh La Mã đế quốc hiện đã chính thức phân liệt và các quốc gia mới nổi như Pháp, Anh, Phổ đang ngày càng hùng mạnh dựa vào cách mạng khoa học kỹ thuật.
Thậm chí sứ thần của Thần Thánh La Mã đã xuất hiện ở Sài Gòn sau nửa năm lênh đênh trên biển thì sững sờ nhận ra La Mã đã vong.
Ban đầu, Thần Thánh La Mã chỉ muốn ngăn chặn người mông cổ, dốc sức hỗ trợ cho tộc người ở tây âu.
Họ không ngờ được cái giá để chặn đứng mông cổ là tây âu vượt ra khỏi tầm kiểm soát, tự thành lập quốc gia và thực hiện phục hưng văn hóa, cách mạng khoa học kỹ thuật.
Trước đó, bọn họ còn mặt ngoài công nhận quyền thống trị của Rome nhưng sau khi công phá thủ đô La Mã thì tất cả giải tán, tự lập quốc gia riêng.
Trên vùng trung tâm La Mã cũ thì thành lập nước Ý nhỏ bé chỉ bằng phần nhỏ so với Thần Thánh La Mã Đế Quốc.
Đối với việc này, Trần Tí chỉ cười rồi bỏ qua, hứa hẹn sẽ đặt mối quan hệ ngoại giao bình đẳng, trung lập với mọi quốc gia, Ý hay La Mã đều không phải vấn đề.
Trần Tí luôn tin tưởng dân tộc Việt có thể tự cường, tự chủ, hòa đồng cùng với các quốc gia khác chứ không hòa tan và bị kéo vào những cuộc chiến phi nghĩa.
Đang lúc Trần Tí phê duyệt tấu chương gần xong thì một người lính chạy tới bên ngoài cửa:
- Báo, có tin tức quan trọng từ đội kỵ binh!
Trần Tí tạm dừng bút, nói với lính canh:
- Cho vào!
Lính liên lạc đi vào, quỳ xuống tâu:
- Bẩm bệ hạ, Hồ Mị Ly tự trói đầu hàng, năm ngàn tàn binh nhà Hồ cũng đã buông v·ũ k·hí.
Ngay câu đầu tiên, một tin tức chấn động xuất hiện khiến người hầu, thị vệ xôn xao.
Bản thân Trần Tí cũng có phần ngạc nhiên, mở miệng hỏi:
- Đầu đuôi thế nào, nói thử xem?
- Dạ, bệ hạ!
- Đầu tiên là đội kỵ binh không làm nhục sứ mệnh, theo sát q·uấy r·ối du kích khiến đoàn di cư của Hồ Mị Ly khổ không thể tả.
Trước đó, Trần Tí giao cho đội kỵ binh tập kích q·uấy r·ối Hồ Mị Ly, mục đích là để suy yếu kẻ địch.
Nhưng không ngờ chỉ gõ nhẹ một cái, nhà Hồ đã nát bét, đến ngay cả Trần tí cũng trở tay không kịp với tốc độ đầu hàng của Hồ Mị Ly.
- Chúng nhiều lần muốn quay lại chống trả nhưng kỵ binh chúng ta tới lui như gió, lại được người dân yểm trợ nên đều vồ hụt.
- Trong khi đó, kỵ binh hạng nặng của đối phương di chuyển chậm chạp, ngựa yếu đổ bệnh, không có một chút tác dụng nào.
- Đoàn lính đi theo Hồ Mị Ly chịu không nổi, lũ lượt bỏ trốn.
- Tới ngày nay, tổng quân số còn bên cạnh Hồ Mị Ly chỉ còn có năm ngàn người.
- Ngay hôm qua, không biết Hồ Mị Ly vì nguyên nhân gì đã tự trói đầu hàng, chỉ xin được gặp bệ hạ một lần trước khi c·hết.
Trần Tí không mấy ngạc nhiên về sự yếu đuối của q·uân đ·ội nhà Hồ.
Bởi vì thủ đô Sài Gòn đã bị c·hiếm đ·óng, trụ cột tinh thần biến mất khiến q·uân đ·ội vốn không có nhiều tinh thần chiến đấu của nhà Hồ trở nên khủng hoảng, đặc biệt là khi bị kỵ binh q·uấy r·ối.
Chỉ cần tưởng tượng cảnh vác theo hàng chục ký hành trang, nhịn đói nhịn khát cuốc bộ trên đường, thức thâu đêm suốt sáng, ngày ngày trằn trọc không dám ngủ vì sợ kỵ binh tập kích, lúc nào cũng có thể c·hết, không đầu hàng mới là lạ.
Nhưng Hồ Mị Ly thì khác, ông ta là đầu têu quản tặc, cho dù có hàng cũng phải c·hết, đừng mơ mà thoát tội.
Với bản tính ích kỷ, tư lợi, đáng lý Hồ Mị Ly phải quyết chạy tới cùng, đi tìm Nguyễn Vương để cùng nhau âm mưu p·hản đ·ộng mới đúng.
Trần Tí cũng nổi lên lòng hiếu kỳ, ra lệnh cho binh lính:
- Hồ Mị Ly ở đâu?
- Dẫn tới đây, trẫm muốn xem ông ta gặp trẫm để làm gì.
- Vâng, bệ hạ!
Một lát sau, Hồ Mị Ly được dẫn tới trước mặt của Trần Tí.
Đây là lần đầu tiên Trần Tí nhìn thấy mặt nhân vật quyền thần nổi tiếng, mưu nghịch diệt Trần này.
Nhìn tận mắt, Trần Tí mới hiểu vì sao vua quan nhà Trần đều không hề phòng bị Hồ Mị Ly.
Ông ta có một khuôn mặt bình thường, trung dung, không có quá nhiều sự uy h·iếp, nếu nhìn sơ qua sẽ dễ bị lầm tưởng là ông cụ nhà bên hiền lành.
Hơn nữa, cách nói và cử chỉ đều tỏ ra thân mật và ôn hòa, dễ gần.
Mặc dù cơ thể có vẻ phờ phạc nhưng thần thái vẫn rất tươi tỉnh.
Nhìn không giống một tên gian thần c·ướp ngôi chút nào.
- Chào vua nhà Trần, nghe danh đã lâu, bây giờ mới được gặp mặt.
- Quả là anh tài xuất thiếu niên, đá đít lão già bất tài này.