- Hì hì hì, lũ ngu đần, chỉ cần bịa ra vài câu là tin sái cổ.
Một tên gián điệp cười tà, lèn lút trốn vào trong hẻm định chuồn đi sau khi kích động đám đông.
Những bỗng bốp một tiếng.
Cú đập trời giáng từ sau lưng vào gáy khiến gã ta ngất xỉu ngay tại chỗ, một anh bán bánh rán đeo tất xanh bình tĩnh kéo tên gián điệp vào một căn phòng kín.
Nơi đây cũng có nhiều người đeo tất xanh khác hành nghề bán bánh bao, xiên bẩn, vân vân.
Dưới đất nằm la liệt những gián điệp Thiên Long Nhân b·ị b·ắt lại, tất cả đều hôn mê b·ất t·ỉnh.
- Hừ, dám len lỏi vào đất Việt, tung tin đồn nhảm, gan to thật.
- Đưa vào nhà giam, để cho cách huynh đệ bên đội thẩm tra “vui chơi” một chút.
- Nhắc nhở là đừng l·àm c·hết nhiều quá, cần giữ lại vài đứa báo cáo với bệ hạ.
Một người trông có vẻ như thủ lĩnh tên Phạm Ngọc Thạch đứng khoanh tay ra lệnh.
Những người khác nghe vậy đều cảm thấy gai ốc chạy dọc sống lưng.
Đội thẩm tra là nơi quy tụ những “nhân tài” về mảng nghiên cứu cảm xúc đặc thù của thân xác loài người.
Nói thẳng ra là chuyên gia t·ra t·ấn.
Thậm chí đối với một số kẻ nhát gan, ba chữ đội thẩm tra đủ để khiến cho họ đại, tiểu tiện mất khống chế.
Như vậy đủ để hiểu đội thẩm tra kinh khủng thế nào.
Mọi người đều dành cho bọn gián điệp Thiên Long Quốc những ánh mắt thương hại.
- Phạm thống lĩnh, chúng ta đã bắt được gần hết lượng gián điệp tung tin đồn nhảm rồi, có cần giải thích với dân chúng đây là âm mưu của ngoại bang hay không?
Một người lính cúi đầu báo cáo.
Phạm thống lĩnh, tên thật Phạm Ngọc Thạch, một viên tướng có chức quan không cao nhưng sở hữu tài năng đặc thù trong cải trang, đột nhập, điều tra.
Trần Tí đã phát hiện tài năng của Phạm Ngọc Thạch nên giao trọng trách chỉ huy lực lượng tinh nhuệ cải trang dân thường.
- Kẻ nào nghe theo thì chứng tỏ trong lòng đã có tư tưởng chống phá triều đình sẵn.
Trên thực tế, những tin đồn nhảm này đa phần chỉ là lời nói vô căn cứ, không có bằng chứng, chịu khó suy nghĩ một chút sẽ biết thật giả ngay.
Nhưng trong Sài Gòn, không thiếu những người được hưởng lợi từ triều đình nhà Hồ thối nát nên luôn muốn tin vào chuyện bịa đặt, nói xấu triều đình nhà Trần.
- Tất cả rút về, bây giờ gặp đứa gián điệp nào thì lén ghi lại chứ không bắt.
- Để yên đó xem thử có bao nhiêu người trên đất Sài Gòn này mang trong mình tư tưởng chống phá Đại Việt.
Bản thân Phạm Ngọc Thạch không hề ưa thích những kẻ mượn gió bẻ măng, chỉ biết hùa theo đám đông và trở thành tay sai cho đám quan văn lợi dụng, chống phá triều đình.
Những người khác nhìn nhau liếc mắt, sau đó cúi đầu:
- Tuân lệnh thủ lĩnh!
Suy nghĩ giống Phạm Ngọc Thạch không ở số ít, đa phần quân sĩ đều có ý nghĩ như vậy.
Và bản thân Trần Tí cũng cố ý muốn mọi chuyện xảy ra theo chiều hướng đó.
Nhảy càng nhiệt, c·hết càng nhanh, Trần Tí đang cho những kẻ mang tư tưởng phản loạn một cơ hội cuối cùng trước khi đưa vào máy chém.
- Tội nhân Sơn Pháo, tham gia c·ướp b·óc tài sản, đốt nhà, trực tiếp g·iết hại năm người, phán quyết xử trảm.
Trên đài cao, Ngô Thời Nhậm bình tĩnh tuyên đọc tội trạng của một loạt kẻ ác.
Bởi vì số lượng quá nhiều, mỗi lần hành hình sẽ g·iết hàng chục người với số lượng đao phủ tụ tập lại lên tới cả trăm để luân phiên ra sức.
Thậm chí trong số đó không thiếu người làm nghề đồ tể, bị triều đình lâm thời trưng dụng làm đao phủ.
- Chém!
Ngô Thời Nhậm hét lớn một tiếng.
Ánh đao sáng loáng liên tục hạ xuống, kèm theo đó là đầu người cuồn cuộn rơi xuống đất khiến người dân vây xem sợ hãi thét chói tai.
Thậm chí có một vài người nữ ngất xỉu tại chỗ, thật không rõ cố chen lên trước để làm gì.
- Thật là đáng sợ!
- Vụt một phát, hàng chục mạng người biến mất, quá dã man.
- Bạo Trần ngày càng quá đáng, lạm sát vô tội vạ như thế là trái với lẽ trời!
Ở bên dưới, lại tiếp tục xuất hiện những lời nói xuyên tạc nhưng lần này đến từ các nho sinh, sĩ tử, thậm chí là sĩ phu nổi tiếng.
Khác với gián điệp, lời nói của những người này ảnh hưởng đến tâm trí người dân nhiều hơn hẳn.
- Nghe xem, ngay cả người đọc sách cũng bảo đây là án oan.
- Không lẽ là oan thật?
Người hiện đại sẽ không hiểu được mức độ quyền uy kinh khủng của nho sinh và sĩ phu trong mảng ngôn luận thời phong kiến.
Ở thời điểm này, xã hội đa phần mù chữ, khả năng giao tiếp cũng bị hạn chế, hầu hết đều phụ thuộc vào thư sinh và nho sĩ.
Hơn nữa, bản thân họ cũng là thần tượng, có rất nhiều fan, sức ảnh hưởng cực lớn, mỗi tiếng nói, mỗi cử động đều mang tới hiệu ứng dây chuyền.
Và quan trọng nhất, các sĩ phu có quyền “kiểm duyệt” thông tin nào là đúng thông qua hệ thống đạo đức, thống trị của nho giáo đã bị “cải tạo” phù hợp với sĩ phu, quý tộc.
Sĩ phu và nho sinh ở thời đại này tương đương với tập hợp thể thống nhất của báo chí truyền thông, minh tinh nghệ sĩ kết hợp luôn với cơ quan kiểm duyệt.
Tất cả tạo thành một con quái vật khổng lồ có khả năng thao túng dư luận thỏa thích theo ý muốn.
Dựa vào quyền lực ở mảng dư luận, các sĩ phu tìm cách bôi nhọ người đang chủ trì buổi hành hình là Ngô Thời Nhậm nhằm hạ uy tín triều đình nhà Trần, thông qua đó xách động b·ạo l·oạn để chống đối cải cách.
- Ngô Thời Nhậm là một tên bỉ ổi, vô liêm sỉ, suốt ngày đi ăn chực cơm của người khác mà không biết nhục.
- Năm đó lúc thi đình, mỗi người chỉ cần nộp một xu cho có lệ để được ăn cỗ, nhưng Ngô Thời Nhậm nhất quyết không nộp mà chỉ muốn tới ăn chực.
- Người ta đã cho ăn cỗ no nê rồi, chỉ thiếu phần heo quay vì không chịu nộp tiền, vậy mà còn k·iện c·áo lên triều đình, đúng là trơ trẽn.
Đây là một người tự nhận học cùng với Ngô Thời Nhậm đứng ra nói xấu, được rất nhiều người hùa theo.
- Đúng vậy, ta là người thi cùng năm với Ngô Thời Nhậm, có thể làm chứng rằng đúng sự thật.
- Không những thế, Ngô Thời Nhậm còn vong ân phụ nghĩa, quay lại bắt bớ gia tộc họ Trương năm xưa cho tiền đi thi.
- Đúng thật là hèn hạ, tiểu nhân bỉ ổi.
Những người dân ở xung quanh nghe nhiều người nó như vậy, bắt đầu bị tâm lý đám đông tác dụng, ép buộc bản thân phải cho rằng Ngô Thời Nhậm vong ân phụ nghĩa, hèn hạ, bỉ ổi dù không biết ông là ai, chứng cứ nơi đâu.
[Từng có nghiên cứu khoa học chứng minh về hiệu ứng đám đông, dưới áp lực của đám đông, dù rằng biết 1+1=2 thì họ vẫn sẽ chọn là 1+1=3 nếu tất cả những người khác đều trả lời như vậy.]
Nhưng bất kể đám đông bên dưới bắt đầu bàn tán xôn xao như thế nào, cuộc hành hình vẫn tiếp diễn với những nhát chém liên tục.
Ngô Thời Nhậm không e ngại những lời đàm tiếu qua loa linh tinh ở bên tai.
Chém!
Chém!
Chém!
Đầu người chồng chất như núi, mùi máu tanh nồng quện đặc trong không khí khiến bầu trời cũng trở nên biến sắc.
Ở trước mặt núi đầu lâu là một tấm bia lớn ghi chép lại tội ác của đám giặc c·ướp và sự kiện t·hảm s·át.
Lúc này, tấm bia giống như vừa mới tắm xong, cả người ướt nhẹp, có điều là ướt bởi máu tươi.
Nhưng vẫn chưa xong.
- Đã kết thúc nhóm t·ội p·hạm giặc c·ướp đợt một!
- Bây giờ đến phiên quan lại t·ham n·hũng, bao che!