Chương 83: Bắt cóc đạo đức, tiêu chuẩn kép, sĩ phu lộng quyền
Thời cổ đại, trình độ hiểu biết của người dân rất thấp, dẫn đến những hành động như nhân từ, văn minh lại giống đần độn, yếu đuối trong mắt kẻ khôn lỏi.
Trần tí tuy đã ra cung nhưng hầu hết chinh chiến sa trường, trong quân ngũ, chưa được tận mắt chứng kiến lòng người hiểm ác.
Các tài liệu trên lịch sử mà trợ lý Hồng giảng giải phần lớn cũng là chuyện quốc gia đại sự, lục đục triều chính chứ ít đề cập tới chuyện lặt vặt, nhỏ nhặt của tầng lớp thấp.
- Mong rằng bệ hạ sẽ sớm nhận ra những điều này!
Trần Chân chỉ có thể thầm cầu mong như vậy.
- Bệ hạ, không thể đối xử với cộng đồng Thiên Long Nhân như vậy được, làm thế là đánh mất lòng dân.
- Bệ hạ, không thể cùng dân tranh lợi, buôn bán là việc hạ tiện, hoàng thất cao quý làm sao lại giành giật hiệu buôn.
- Bệ hạ, lý trưởng, sĩ phu, bô lão đức cao vọng trọng được người dân kính yêu, cánh tay đắc lực của triều đình, bệ hạ đem ra đấu tố như thế là đang tự hủy.
Ở bên ngoài hoàng cung, lực lượng quan văn và nho sinh quỳ xếp thành ba hàng, chỉnh tề dâng tấu với ba lý lẽ chính.
Tất cả đều phối hợp hô vang đều nhịp, chỉnh tề, những nho sĩ nổi tiếng ở hàng trước, dùng cái bụng phệ của mình che nắng che mưa cho những học sinh “lam lũ” ở hàng sau.
Trong đó, nhóm thứ nhất không biết có phải do “hiền vương” nhập hồn hay không mà sử dụng y bong bài tập sách giáo khoa, tìm cách lấp liếm cho tập đoàn t·ội p·hạm Thiên Long Nhân bằng cách gán ghép chung người Việt gốc Thiên Long vào bằng cụm từ cộng đồng Thiên Long Nhân.
Rất rõ ràng, Trần Tí chỉ nhắm vào t·ội p·hạm nhưng đối phương lại dùng dân thường người Việt gốc Thiên Long để b·ắt c·óc đạo đức.
Còn vụ vì dân tranh lợi thì càng buồn cười, bản thân đám quan lại, quý tộc ngầm cấu kết hiệu buôn và Thiên Long Nhân ăn lồi mồm nhưng lại lấy lý do “sĩ nông công thương” để ngăn cản vua can thiệp vào thương mại, rõ ràng là tiêu chuẩn kép.
Ý cuối thì dễ hiểu, các trưởng tộc, lý trưởng, ác bá, địa chủ ở quê hiển nhiên có dây mơ rễ má với quan lại triều đình, hàng năm cống nộp cho các vị “đại nhân” bao nhiêu tiền bạc thì mới bóc lột, hà h·iếp nhân dân thoải mái như vậy.
Làm sao mà các vị sĩ phu “thanh liêm, chính trực” có thể từ chối những rương bạc từ dưới quê đưa lên được, đây đều là “đặc sản” của nhân dân biếu tặng vì “quý mến”.
Đứa nào chưa “quý mến” thì chắc chắn không phải nhân dân mà là loạn tặc, điêu dân.
Nhờ từng chứng kiến vô số chiêu trò thao túng tâm lý, tiêu chuẩn kép của chị em ở đất Việt thời hiện đại nên bọn họ chỉ vừa đặt mông xuống là Trần tí đã biết m·ưu đ·ồ điều gì, làm sao có thể nuông chiều đám trẻ hư này được.
Chỉ thấy Trần Tí vác ra một cái ghế to để ngồi trên cao, sau lưng có lính canh dùng lọng che nắng, trên tay cầm ly trà đá mát rượi.
Mỗi khi đám quan viên gào lên, Trần Tí lại cầm ly trà đá giơ lên lắc lắc để cổ vũ:
- Cố lên các bé, cứ khóc đi, trẫm đang nhìn đây!
Mỗi lần như vậy, cả đám sĩ phu đều tức lộn ruột, cảm giác cứ như bản thân thành trò hề cho đối phương tiêu khiển.
- Sĩ khả sát bất khả nhục, nếu bệ hạ càn cương độc đoán thì thần sẽ lấy c·ái c·hết để can gián, dập đầu t·ự s·át.
- Thần sẽ lấy c·ái c·hết để tỏ rõ chí hướng vì muôn dân trăm họ, vì vạn thế thái bình.
Một vị sĩ phu nổi tiếng thẹn quá hóa giận, đứng dậy cởi mũ ra cứ như thể chuẩn bị đập đầu vào tường thành.
Ông ta mặc một bộ hán phục tiêu chuẩn truyền thống của Thiên Long Nhân, khuôn mặt đạo mạo, dáng vẻ hiên ngang, người không biết có lẽ sẽ tưởng nhầm là nghĩa sĩ thật.
Nhưng Trần Tí đã thông qua Mật Viện và biết rõ, ông ta tên Đỗ Hối, chồng của Trương Lộ, một thành viên họ xa của gia tộc họ Trương may mắn không trực tiếp tham gia vào các phi vụ phạm pháp, b·uôn l·ậu nên chưa b·ị b·ắt.
Ông ta được Thiên Long Quốc và Trương Mỹ Lan ở hải ngoại chỉ đạo ra mặt chống đối Trần Tí, làm vì tiền chứ chẳng liên quan gì đến chính nghĩa cả.
Khi ông ta đứng lên, dân chúng ở xung quanh xì xào bàn tán:
- Là Đỗ tiến sĩ, ông ấy nổi tiếng học rộng tài cao từ nhỏ, được gia tộc họ Trương kén làm rể, từng nhiều lần làm chủ khảo khoa bảng, có vô số quan lại, cử nhân gọi bằng thầy.
Ở thời cổ đại, sĩ phu và quyền quý nắm giữ quyền lực ngầm thông qua quan hệ thầy trò, thông gia cực kỳ lắt léo mà người hiện đại hiếm người nắm rõ.
Đầu tiên phải kể đến nho học luôn tôn sư trọng đạo, mục đích để thể hiện sự quan trọng của giáo dục.
Nhưng đám quan lại quý tộc đã xuyên tạc, lợi dụng điều này để cài vào quy định về đạo đức.
Mỗi khi có sĩ tử đi thi, họ đều phải nhận tiền những sĩ phu nổi tiếng làm thầy và nhận tiền của quyền quý theo quy tắc ngầm.
Sau này khi ra làm quan, họ bị ràng buộc bởi đạo đức với “thầy” và người có ân nên buộc phải giúp đỡ, phục vụ cho sĩ phu, quý tộc, dần dần tạo thành một tập đoàn lợi ích khổng lồ liên kết với nhau, thao túng triều đình vì tư lợi cá nhân, gia tộc.
Nếu dám vi phạm thì đừng có mơ được trúng cử, giới sĩ phu sẽ tẩy chay thành phần ngoại đạo này.
Biết bao nhiêu câu chuyện “học tài, thi phận” cũng vì những góc khuất thi cử này mà ra.
Người hiện đại khi nghe nói “giới sĩ phu” thường tưởng nhầm gồm những người học nho có tư tưởng, suy nghĩ riêng mà không hiểu bản chất họ là một đảng phái và làm việc theo sự chỉ đạo của quý tộc, địa chủ với bóng dáng Thiên Long Quốc ở đằng sau thao túng.
Vậy nên đám sĩ phu này sẽ làm ra những việc rất hỏi chấm như chống lại ngôn ngữ Việt, chữ nôm để thờ phụng chữ hán, tìm mọi cách để thần phục Thiên Long Quốc phương bắc và chống lại đường lối mở cửa với tây dương.
Không phải họ ngu không hiểu mà sẵn sàng bán đứng quốc gia vì lợi ích nhóm của sĩ phu.
Những người có học thức mà không theo hệ tư tưởng này sẽ bị xa lánh, xua đuổi tới nơi “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn người đến chốn lao xao.”
Bởi vậy, nên vị tiến sĩ họ Đỗ này tuy không có chức quan trong người nhưng quyền lực ngầm rất lớn và địa vị cao.
Ông ta nhìn chằm chằm vào Trần Tí, chờ đợi anh sẽ đứng dậy can khuyên để không mang tiếng ác, đắc tội với giới sĩ phu lộng quyền.
Chỉ thấy Trần Tí nhỏ giọng nói gì đó với lính vệ binh, anh lính đó hớt hải chạy về phía Đỗ tiến sĩ.
Những sĩ phu khác thấy vậy cười vuốt râu, cho rằng Trần Tí đã phải chịu thua nhưng khi anh lính tới lại nói rằng:
- Bệ hạ có lời, vị tiến sĩ này muốn c·hết thì cứ tự nhiên, nhưng nếu đập đầu vào tường của hoàng cung thì phải nộp phạt vì khiến các bác lao công phải dọn dẹp thêm.
- Lao công cũng người, cần trả công thì mới làm thêm việc.
Lời này vừa ra, những người lao động ở đằng xa ôm bụng cười nghiêng cười ngả còn những người thuộc giới sĩ phu, nho sinh thì giận tím mặt:
- Hôn quân!
- Hôn quân!
- Đánh đồng giới sĩ phu cao quý với lũ nhà nghèo đê tiện ấy là một sự nhục nhã!
Tiến sĩ họ Đỗ rống lên nhưng chỉ dừng lại ở đó.
Lão ta đột nhiên mất trí nhớ về việc mình muốn đập đầu vào tường t·ự s·át và bắt đầu thay đổi chiến thuật:
- Lão phu không còn mặt mũi nào để ở lại Sài Gòn nữa, xin phép được cáo lão về quê, không hỏi thế sự!
- Cáo từ!
Đây chính là chiêu thường gặp của giới sĩ phu, một bộ liên hoàn khóc lóc, kể khổ, giận dỗi, chờ được dỗ.
Trần Tí bỗng cảm thấy những sĩ phu này thật sự quá buồn cười, giống y chang như những cô nàng thích giận dỗi ở thời hiện đại, nếu gặp nhau không khéo lại thành chị em.
Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy, đây là cổng hoàng cung, không phải muốn tới thì tới, muốn đi thì đi.
Ngay khi Đỗ tiến sĩ đi ra ngoài khu vực quỳ, một toán lính mang theo gậy gỗ bước tới chặn lại:
- Khoan đã, bệ hạ có chỉ, các ngươi là bậc sĩ phu, đã hứa quỳ cho tới khi bệ hạ đồng ý thì phải làm được.
- Nếu muốn rời đi thì phải chịu mười roi vì tội nói không giữ lời.
Đỗ tiến sĩ trợn mắt kinh ngạc khi nghe tin này.
Ông ta chỉ như một cô người yêu đỏng đảnh, giận dỗi, nói lẩy vậy thôi chứ bộ xương già này làm sao mà có thể quỳ đến c·hết được.
Còn bao nhiêu kiều thê mỹ th·iếp đang chờ ông ấy về chăm sóc hằng đêm.
Nhưng nếu ăn mười roi trước mặt bàn dân thiên hạ thì làm sao sau này ra đường được nữa, giang hồ cười c·hết.
- Các ngươi... các ngươi làm nhục sĩ phu, lão phu cho dù có c·hết cũng không để các ngươi toại nguyện.
Ông ta tức giận chỉ vào những tên lính, thái độ hùng hổ cứ như thể muốn lột tay áo làm võ sĩ quyền anh.
Binh lính thậm chí đã sẵn sàng sử dụng b·ạo l·ực nhưng cuối cùng ông ta cũng chỉ có thể ngoan ngoãn quay trở về chỗ quỳ.
So với việc bị dân đen nhìn thấy bản thân ăn gậy thì lão ta tình nguyện quỳ dưới nắng.