Nhưng Trần Toản không nói nhiều, móc từ trong túi ra một cuộn giấy màu vàng:
- Bệ hạ có chỉ, gia tộc họ Phạm cấu kết ngoại bang, buôn dân bán nước, tội không thể tha, tịch thu toàn bộ tài sản, bắt giam cả nhà.
Nhìn thấy là thánh chỉ, Phạm Tà sợ đến vỡ mật, dù có ngu cũng biết một khi thánh chỉ đã ban xuống thì không thể xoay chuyển được nữa.
- Sao có thể như vậy được, các ngươi không sợ Hồ Mị Ly quay lại phản công sao?
- Các ngươi làm xằng làm bậy, tàn hại trung lương, xã hội sẽ r·ối l·oạn, một khi thất thế thì tất cả các ngươi đều phải trả giá.
Trần Toản khinh thường:
- Để lũ sâu mọt như chúng bay tồn tại mới khiến xã hội rối ren.
- Toàn bộ miền nam có 4 triệu mẫu ruộng, tụi bay chiếm tới 2 triệu mẫu ruộng tốt, đem bỏ hoan,g bơm tin thổi giá, bảo sao dân không đói.
- Cái gì, sao mày biết, ta đã…
Phạm Tà kinh ngạc lỡ mồm nhưng chợt phát hiện nên ngậm lại, đáng tiếc Trần Toản đã nắm rõ mọi việc:
- Chúng bay chia nhỏ đất ra cho người khác đứng tên để t·rốn t·huế chứ gì, ta còn lạ gì.
- Thánh thượng là chân mệnh thiên tử, tụi bay làm sao mà che được mắt thánh.
- Lôi đi đấu tố, niêm phong toàn bộ tài sản, chúng ta còn phải đi điều tra những nhà địa chủ tiếp theo.
Các bên phân chia rõ ràng, Trần Chân phụ trách lục soát các tư bản lũng đoạn thương mại, Trần Toản phụ trách truy bắt lực lượng địa chủ thân phương bắc, đầu cơ c·ướp đất.
Chỉ trong vòng vài ngày, toàn bộ những cơ sở sản xuất quan trọng và ruộng đất đều được tịch thu về tay của triều đình.
Số lượng khế đất, giấy vay nợ, thống kê tài sản chồng chất như núi, tổng tài sản ước tính tương đương với một trăm năm thu thuế của Đại Việt.
Nếu là những kẻ tham tiền khác chắc đã mừng như điên và ôm đống tài sản này nhảy nhót tưng bừng nhưng Trần Tí không quan tâm đến chúng mà chỉ lạnh nhạt phân công:
- Đưa số tài sản này vào ngân sách riêng của triều đình.
- Tiến hành phân chia làm ba đối tượng để xử lý.
- Đối tượng thứ nhất là những kẻ thực sự phạm tội, tịch thu tài sản của chúng và chia lại cho dân nghèo.
- Đối tượng thứ hai là những người sau khi điều tra, xác nhận không phạm tội nhưng giữ vị thế độc quyền trong một số lĩnh vực quan trọng với đất nước như tiền trang (ngân hàng) quân sự,... thì niêm phong và đàm phán, bồi thường cho họ những lợi ích phù hợp khác.
- Đối với những đối tượng không phạm tội, kinh doanh bình thường không độc quyền thì trao trả lại tài sản để họ tiếp tục tăng ca sản xuất nhưng phải nằm trong sự giá·m s·át, khống chế của triều đình.
- Phương hướng chủ yếu là như vậy, cụ thể hành động sẽ có kế hoạch chi tiết.
Quá trình vây bắt, đấu tố diễn ra cực kỳ gấp rút để tránh tình trạng những kẻ t·ội p·hạm tẩu tán tài sản, kích động b·ạo l·oạn nên không thể đảm bảo tất cả đều bắt đúng tội.
Vậy nên Trần tí mới sắp xếp hẳn ba loại đối tượng để phân nhóm xử lý ngay từ đầu, hạn chế oan sai cho người vô tội.
- Còn vụ thu hồi tài sản công thế nào rồi, có truy tra được nhiều phần tử cấu kết ngoại bang không?
Nghe nhắc đến tài sản công và ngoại bang, một viên quan là Ngô Thời Nhậm đứng ra chắp tay báo cáo:
- Bẩm bệ hạ, việc đấu tố diễn ra hết sức thuận lợi, dân chúng thi nhau tố cáo những đối tượng nhầm chiếm đất công, hà h·iếp dân lành, lách luật t·rốn t·huế.
- Thậm chí có nhiều đối tượng bí ẩn đến mức triều đình sẽ bỏ sót nếu không có quần chúng nhân dân hỗ trợ.
Ngô Thời Nhậm là một viên quan chính trực hiếm thấy ở Sài Gòn, từng bị bang hội Thiên Long Nhân hối lộ cấp trên tống giam vào ngục vì tội phổ biến tiếng Việt thay thế chữ Hán.
Khi Trần Tí tiến vào Sài Gòn, nhận ra ông ấy có tài và đang cần người nên trọng dụng phân công quản lý hồ sơ đấu tố.
[Đấu tố là một cụm từ không xa lạ gì với nước ta, nhưng bởi từng phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng nên phần lớn đều được nhắc đến với nghĩa xấu.]
Nhưng trên thực tế Đấu Tố đúng cách là điều cần thiết phải làm trong bối cảnh phong kiến, lạc hậu.
Như đã nói, triều đình thời xưa không có quan viên quản lý ở địa phương, dân chúng lại mù chữ, thất học nên cường hào, địa chủ, lý trưởng, ác bá vùng quê có thể một tay che trời.
Muốn điều tra tìm được bằng chứng buộc tội đám quan viên địa phương này là chuyện bất khả thi.
Giống như những tờ giấy trên tay của Trần Tí ghi lại rằng:
“Ngày x tháng y, nông dân Chí Phèo vay của Bá Kiến một đồng, mười ngày sau phải trả mười triệu đồng, nếu không trả được thì gán nợ bằng một ngàn mẫu đất và b·án t·hân làm nô.”
“Ngày y tháng z, làng Vũ Đại tổ chức đấu thầu 10 ngàn mẫu ruộng đất công với giá khởi điểm một đồng, chỉ có duy nhất Bá Điền (con trai Bá Kiến) đấu thầu nên trúng với giá 1 xu.”
Một tờ giấy vay nợ đến con nít ba tuổi cũng biết có vấn đề nhưng khổ nỗi dân thường mù chữ nên cứ điểm chỉ bừa chứ biết gì đâu.
Nếu y án máy móc điều tra theo luật thì Bá Kiến tiếp tục làm địa chủ, h·ành h·ạ và bóc lột tá điền như Chí Phèo thoải mái.
Đất công cũng vậy, Bá Kiến ra lệnh cho lý trưởng đấu thầu mười ngàn mẫu ruộng đất công cho con trai mình với giá một xu bằng lý do “chỉ có Bá Điền tham gia đấu thầu”.
Tất cả đều “đúng quy trình” một lời giải thích vạn năng của quan tham mà mọi người không thể làm gì chúng nếu sử dụng luật pháp thông thường.
Vậy nên chỉ có đấu tố công khai, cho người dân tụ tập lại ra mặt làm chứng mới giải quyết được vấn nạn nhũng nhiễu này, còn những người mơ mộng về việc để địa chủ tự nguyện nhận sai thì cỏ trên mộ đã có thể nuôi bò được rồi.
[Trên thực tế, không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều quốc gia khác được gắn nhãn “dân chủ, tự do” cũng sử dụng đấu tố làm công cụ chống nhũng nhiễu, địa chủ phong kiến như Đài Loan, Hàn Quốc... chỉ có điều bị thuyền thông nước ngoài che giấu nên ít người biết.]
- Nhưng cũng có lắm kẻ tận dụng cơ hội vu oan vì tư thù cá nhân, gây nhiễu loạn trong quá trình đấu tố.
- Nhiều nghĩa sĩ yêu nước đã bị kẻ khác buộc tội lung tung, bịa đặt gây chuyện chỉ vì ghen ghét tài sản của họ.
- Rất may là bệ hạ đã tiên đoán trước và đề phòng sai lầm này mở rộng.
- Thần đã làm theo lời bệ hạ nói, đối với những trường hợp chưa có đầy đủ căn cứ chắc chắn thì tiến hành chậm rãi điều tra, ghi chép cụ thể lại để sau này trao trả tài sản cho những đối tượng chịu oan sai.
Khuyết điểm của đấu tố là dễ bị những kẻ mưu mô nói láo, trả thù vì tư lợi cá nhân hoặc đơn thuần do tư tưởng thù phú.
Đây đều là những bài học xương máu rút ra từ thực tiễn mà Trần Tí học được từ tài liệu của thế giới cũ và áp dụng nơi đây.
Trần tí vui mừng khen:
- Tốt, nhớ ghi chép kỹ càng và đối xử tử tế với những người bị đấu tố mà chưa rõ đúng sai, chúng ta không bỏ qua t·ội p·hạm nhưng quyết không xử oan một người tốt.
Ngô Thời Nhậm cúi đầu nói vâng rồi bẩm tấu tiếp:
- Bẩm bệ hạ, tuy rằng việc chờ đợi điều tra là cần thiết để tránh oan sai.
- Thế nhưng việc cày bừa, thu hoạch thì không chờ được.
- Nhiều mảnh ruộng tốt có người chủ đang trong quá trình bị điều tra, bỏ phí thì sẽ rất uổng và ảnh hưởng an ninh lương thực.
Trần Tí gật đầu:
- Khanh nói đúng, đã chuẩn bị tới mùa vụ trồng lúa, đây là đại sự quốc gia, không thể chờ đợi.
- Trẫm cho phép khanh sử dụng luôn quỹ đất đang được điều tra, chia cho dân nghèo, thực hiện cải cách ruộng đất, cần phải bảo đảm gieo trồng sớm.
- Đồng thời cho nhiều người đàn ông cởi giáp về quê, lo liệu mùa màng đồng áng.
- Dân dĩ thực vi thiên, cần phải đảm bảo dân chúng có cái ăn trước đã rồi mới tính kế lâu dài.
- Còn những người bị oan mà chịu mất ruộng đất, đích thân trẫm sẽ có trách nhiệm bồi thường cho họ.