- Các ngươi sẽ được ăn no mặc ấm, nghỉ ngơi có quy luật, được đối xử như những anh hùng thực thụ bảo vệ cho quốc gia, trả công hậu hĩnh và không bị cắt xén.
- Các ngươi cũng sẽ không cần phải lo lắng về việc ngã xuống một cách vô nghĩa.
- Ta sẽ để mỗi chiến binh được yên nghỉ trong vinh quang chôn cất kỹ lưỡng.
- Ta cũng sẽ để cho muôn dân trăm họ được biết đến những chiến công vĩ đại bằng những bức tượng đồng trong tổ miếu.
- Gia đình của các ngươi cũng sẽ được miễn thuế và tận hưởng vinh dự cùng với vương triều.
- Nhưng tất cả những điều mà ta mới nói đây tất nhiên sẽ chỉ dành cho binh sĩ, con dân của ta.
- Bây giờ, các ngươi đều được tự do, có thể tùy ý lựa chọn ở lại chiến đấu cùng ta để giải cứu muôn dân trăm họ hoặc quay về với lũ mọi rợ đang nô dịch các ngươi và quay mũi giáo về phía người dân vô tội.
- Ta dùng danh dự của một vị vua để hứa rằng sẽ không ai ngăn cản các ngươi rời đi cả.
- Hãy rời đi nếu muốn và nói với những người thân ở quê nhà rằng các ngươi sẽ tiếp tục chĩa mũi gươm về phía những người dân vô tội giống như họ.
- Có thể nó sẽ là một lời giải thích hợp lý dành cho những người thân thiết sẽ phải đối mặt với mũi giáo của chính các ngươi vào một ngày nào đó theo lệnh của lũ quan tham vô độ.
- Hãy đi đi, nếu muốn!
Trần Tí xua tay để bọn họ rời đi rồi quay lưng lại.
Cánh cổng thao trường lúc này cũng được rộng mở một cách tự do, bất kì ai cũng có thể đi ra ngoài nhưng tất cả hàng binh thành Đại Lãnh đều nhìn nhau với vẻ mặt chần chừ.
Một phần vì họ còn đang e sợ đây chỉ là mồi nhử.
Phần khác vì thái độ quá thoải mái của Trần Tí khi để họ rời đi cùng những lời lẽ đanh thép kia.
Cuối cùng, một người lính không chịu nổi dụ dỗ liền chạy đi ra ngoài.
Anh ta cứ tưởng rằng mình sẽ bị binh lính nhà Trần ngăn cản lại nhưng không, tất cả đều đứng im nhìn anh rời đi.
Những binh lính khác thấy có người dẫn đầu an toàn, sau đó liền lũ lượt kéo nhau chạy ra ngoài.
Một vạn rưỡi hàng binh chẳng mấy chốc đã tiêu tán mất cả ngàn người.
Nếu là người khác, có lẽ đã nổi giận cho người đuổi g·iết để ngăn chặn kẻ địch mạnh lên nhưng Trần Tí thì không.
Máu người việt đã đổ quá nhiều rồi, nếu còn cố ý g·iết chóc bừa bãi nữa thì chỉ làm ngoại bang thêm phần sung sướng.
Trần tí chỉ có thể trông chờ vào hiệu quả từ bài diễn thuyết của mình để ngăn cản hàng binh thành Đại Lãnh tiếp tục trở về chiến đấu cho Hồ Mị Ly.
Bỗng một người chỉ huy ở hàng trước quỳ xuống dập đầu với bóng lưng của Trần Tí:
- Tiểu nhân có tội!
- Tiểu nhân không thể nào có mặt mũi trở về gặp hương thân phụ lão trong tình trạng thế này.
- Tội nhân Lý Đức xin được chinh chiến xa trường cho bệ hạ, lấy công chuộc tội, mong bệ hạ ân chuẩn.
Người đó nói xong, hàng trăm binh lính khác cũng quỳ theo:
- Cầu xin bệ hạ, cho chúng tiểu nhân cơ hội lấy công chuộc tội!
- Bệ hạ khai ân!
Đây là nhóm lính có xuất thân nghèo khó và bị áp bức nặng nề nhất.
Họ biết chắc rằng nếu bản thân trở về với thân phận hàng binh sẽ b·ị b·ắt lên chiến trường một lần nữa làm "pháo hôi" hoặc c·hết mất xác trong hầm mỏ.
Bởi vậy nên họ kiên quyết quy thuận nhà Trần để mưu đường sống.
Nhưng Trần Tí không vội chấp nhận ngay mà vẫn lạnh lùng quay lưng.
Hành động này tiếp tục khiến các hàng binh phải thay đổi suy nghĩ.
Ban đầu, họ cứ nghĩ rằng Trần Tí bức thiết muốn thu phục họ nên đắn đo suy nghĩ.
Nhưng sau khi thấy Trần Tí có vẻ không muốn đón nhận lắm lại sợ chậm chân thì mất cơ hội.
Đây lại là một phản ứng tâm lý thường thấy.
Hàng loạt tướng lĩnh có uy tín ở hàng đầu vội vàng quỳ xuống cầu xin:
- Cầu xin bệ hạ!
- Bệ hạ khai ân!
- Bệ hạ khai ân!
Bọn họ tiếp tục kéo theo hàng ngàn binh sĩ quỳ xuống theo.
Và khi đã có đám đông lựa chọn thần phục thì suy nghĩ của những người còn lại bắt đầu khuynh hướng thần phục Trần Tí hơn.
“Đúng rồi, giờ mình về nhà kiểu gì cũng bị phạt vì làm hàng binh, người thân phải chịu liên lụy.”
“Nhưng nếu mình gia nhập vào q·uân đ·ội nhà trần, bản thân vừa ăn ngon mặc kỹ, người nhà cũng sẽ được hưởng vinh vị trong tương lai.”
“Quan trọng hơn hết không cần phải làm việc trái lương tâm, c·ướp b·óc, hà h·iếp mẹ góa con côi.”
Những suy nghĩ như vậy lan tràn khắp nơi, được thì thầm bàn tán xôn xao.
Từng người, từng người một bắt đầu quỳ xuống cầu xin.
Thậm chí có vài người đã đi ra tới cổng rồi lại đổi ý quay về gia nhập vào vì bị thuyết phục bởi sự cao cả của Trần tí.
Đến cuối cùng, có tới hơn một vạn bốn ngàn hàng binh quy thuận triều đình, tự nguyện chiến đấu.
Vậy là thay vì phải tốn công lo lắng một vạn rưỡi hàng binh nổi loạn, Trần tí bây giờ đã có thêm một vạn bốn nghìn lính và để khoảng một ngàn hàng binh bỏ trốn về.
Ở trong mắt Trần Tí, đây là một bước xoay chuyển cực lớn về lực lượng.
Bài diễn thuyết của anh đã thành công rực rỡ, đạt được mục đích cần có.
Cùng lúc đó, hàng binh bắt đầu bơi qua sông để trở về pháo đài Diên Khánh.
Những người lính này chỉ đơn giản muốn được trở về quê cha, đất tổ với mẹ già, con nhỏ.
Nhưng họ nghĩ quá đơn giản, tất cả đã b·ị b·ắt lại bởi lực lượng tuần tra ngay khi đặt chân lên khu vực xung quanh pháo đài.
- Khai mau!
- Mày là gián điệp của ngụy Trần đúng không?
Trong một nhà giam ẩm mốc bên dưới pháo đài Diên Khánh, những người cai ngục cầm dụng cụ t·ra t·ấn đang dùng cực hình để tuy hỏi.
Đối tượng bị truy hỏi là những binh lính mới được Trần Tí thả ra nhưng lúc này thân xác đã tàn tạ, bị đ·ánh đ·ập đến thoi thóp, trả lời một cách yếu ớt:
- Tôi nói thật mà, là quân địch thả chúng tôi đi!
- Ngài tha cho tôi, tôi thực sự đã nói hết rồi!
Phi!
Cai ngục bực tức nhổ nước bọt vào khuôn mặt đẫm máu của đối phương, sau đó quay về chỗ bàn gỗ, nơi có một công tử nhà giàu mặc áo gấm để báo cáo.
- Cao công tử, mấy thằng này cứng miệng lắm, đánh cả ngày rồi vẫn không chịu khai!
Gã cai ngục hung ác đứng trước mặt “Cao công tử” chỉ như một con chó vẫy đuôi không hơn không kém, cực kỳ hèn mọn.
Nhưng Cao công tử không hề để ý việc này, nhàn nhã ngồi ăn nho ướp lạnh do tỳ nữ mớm cho giữa chốn lao ngục vang vọng tiếng kêu rên thảm thiết của những người vô tội.
Từ tốn ăn xong quả nho, “Cao công tử” cười cợt nói:
- Vậy thì tra xem có tài sản gì thì tịch thu hết!
- Ta không có hứng thú với lũ cứng đầu, ngươi chơi chán rồi thì g·iết hết đi!
Các cai ngục ở đây có thú vui hành xác người khác để chơi nên gã ta mới nói như vậy.
Xong việc, “Cao công tử” không lãng phí thời gian ở dưới này nữa mà cầm quạt phe phẩy đi ra ngoài.
Trên thực tế, không ai quan tâm đến những binh sĩ kia có phải thật sự là gián điệp hay không.
Mục đích của chúng là gán tội, sau đó tịch thu tài sản ở trong thành Diên Khánh bằng danh nghĩa triều đình rồi đem bán lại cho gia tộc họ Cao với giá rẻ mạt.
Các cai ngục vội vàng quỳ xuống hô to:
- Cung tiễn “Cao công tử”!
Họ làm cứ như thể hành lễ với vua vậy, bởi vì đối phương là Cao Thế Anh, người thừa kế của gia tộc họ Cao, thổ hoàng đế ở đất Khánh Hòa.
Những tù nhân ở đây nghe rõ mồn một đối thoại của họ, trong bụng hối hận đến phát điên.
Nếu cho họ cơ hội để chọn lại lần nữa thì chắc chắn không bị ngu mà đâm đầu vào rọ chịu c·hết, kiên quyết ở lại với Trần Tí, cầm v·ũ k·hí lên chém c·hết lũ cẩu quan.
Đáng tiếc, thực tế không có nếu.
Tất cả đều ôm theo nỗi uất hận tột cùng đi xuống suối vàng sau những màn t·ra t·ấn man rợ của đám cai ngục độc ác.
Những dụng cụ hành hình tàn ác nhất mà nhân loại có thể nghĩ ra đều được tụ tập ở đây, mãn thanh thập đại cực chỉ giống trò đùa con nít khi phải so sánh với nơi này.