Người hầu bên cạnh vội vàng chạy lại đỡ và gọi thái y nhưng Trần Tí xua tay:
- Không cần!
- Chỉ là cảm nhẹ thôi!
Kể từ sau khi cơn mưa máu xuất hiện ngày hôm qua thì Trần Tí đột nhiên bị cảm lạnh, cảm thấy cơ thể yếu đi rất nhiều.
Nhưng anh cũng không nghĩ nhiều, việc đấu pháp giữa Lưu Chí Tân và đại sư Thích Quảng Đức người thường chẳng thể biết được, tin tức từ Định Long lại chưa truyền tới nên Trần Tí cứ nghĩ là cảm lạnh bình thường.
Bởi vậy nên anh chỉ đơn giản là ráng chịu cho qua, vội vã triệu tập các tướng lĩnh:
- Phái người tới mời các vị tướng quân lại để họp bàn về kế hoạch t·ấn c·ông, chinh phục Sài Gòn, tiêu diệt Hồ tặc.
- Dạ vâng!
Mặc dù đang ở tận Khánh Hòa nhưng việc Trần Tí đặt ra yêu cầu chuẩn bị t·ấn c·ông Sài Gòn là chuyện rất bình thường.
Trong c·hiến t·ranh thực tế, phe phòng thủ sẽ phải dựa vào phòng tuyến để ngăn chặn lực lượng t·ấn c·ông, một khi phòng tuyến đã mất thì toàn bộ lãnh thổ đằng sau phòng tuyến cũng mất theo.
Vậy nên chỉ cần công phá được Đại Lãnh nhỏ xíu thì con đường t·ấn c·ông dành cho nhà Trần sẽ mở rộng tới tận sát chân Sài Gòn.
Người không hiểu quân sự sẽ cứ tưởng rằng còn lãnh thổ rộng lớn đằng sau, đối phương xâm chiếm sẽ rất mất thời gian nhưng thực tế chớp mắt là tới.
Thời gian và công sức chủ yếu bị hao mòn ở chỗ phòng tuyến.
Điển hình như c·hiến t·ranh Đức – Pháp ở thế chiến thứ hai, mờ sáng phòng tuyến thất thủ, buổi tối đã thấy quân Đức duyệt binh trong Paris.
Đang trong thời chiến, các tướng lĩnh đều mang quân vụ bận rộn ở khắp nơi nên cần thời gian để tập hợp, Trần Tí tạm thời có một ít thời gian rảnh.
Trong thời gian đó, Trần Tí đi tới gặp một số dân làng Đại Lãnh.
Dân làng Đại Lãnh muốn xin được trở lại triều đình nhà Trần từ lâu, lại có công kháng chiến chống giặc Hồ, về tính về lý thì đều nên nhận được sự chào đón và khích lệ từ triều đình.
Nhưng Trần Tí đã đánh giá thấp địa vị của mình trong lòng dân chúng và nỗi kh·iếp hãi với triều đình nhà Hồ tàn ác.
Ngay khi Trần Tí xuất hiện, toàn thể dân chúng giống như gặp được ánh sáng của đời mình quỳ lạy ở dưới chân anh, khóc lóc cảm tạ:
- Bệ hạ, chúng tôi cuối cùng cũng chờ được ngài rồi!
- Bệ hạ, xin ngài hãy giúp chúng tôi!
- Bệ hạ, cả gia đình thảo dân đều c·hết sạch rồi, họ đều bị giặc Hồ l·àm c·hết đói.
- Bệ hạ….
Những người dân chất phác không biết cách nói chuyện văn vẻ, kiểu cách mà chỉ có thể tố khổ như cách con nhỏ với cha mẹ, nước mắt nước mũi chảy tùm lum té lé, cực kỳ chất phác.
Họ xúc động như vậy là vì quá thèm khát được sống hạnh phúc dưới sự che chở của nhà Trần.
Mặc dù ở trong mắt Trần Tí, nhà Trần hiện tại vẫn còn tồn tại không ít vấn đề cần phải xử lý nhưng so sánh với địa ngục trần gian của nhà Hồ thì nó không khác gì thiên đường.
Con người chính là như vậy, khi có một ví dụ quá tệ để so sánh thì họ cực kỳ dễ được thỏa mãn.
Trần Tí liếc mắt nhìn, có thể dễ dàng nhận thấy người dân làng Đại Lãnh xanh xao, gầy guộc hơn hẳn khi so với người ở châu Phú Yên thuộc phạm vi cai quản của nhà Trần.
Quần áo vải thô xơ xác, mục rách lỗ chỗ, chắp vá khắp nơi, nhiều đứa bé bị thả cho cởi truồng để vòi voi chạy rông.
Trong lòng của Trần Tí cảm giác cực kỳ nặng nề, anh đã từng nhìn thấy cuộc sống thoải mái ở thời hiện đại, gần như không còn đói khát về ăn uống ở Lạc Việt.
So sánh giữa hai bên, Trần Tí càng thêm bức thiết muốn tiến hành cải cách, đổi mới để giúp những người dân thuần lương, chất phác này có cuộc sống ấm no.
- Bà con yên tâm, triều đình chắc chắn sẽ giành lại công bằng cho mọi người.
- Ngọn lửa nhà Trần đi xa tới đâu, chính nghĩa vươn theo tới đó.
- Là trẫm có lỗi vì đã để mọi người chờ lâu như vậy.
- Mặc dù hiện tại còn nhiều khó khăn nhưng trẫm hứa sẽ cho mọi người một cuộc sống người người có cơm ăn, người người được đi học, sung túc đủ đầy.
Trần Tí vừa đi vừa vỗ về an ủi, trong lòng càng cảm nhận sâu sắc thêm về sứ mệnh của mình khi tới thế giới này, không hề vì người dân thô lỗ và lôi thôi mà chê bai, ghét bỏ.
Cho đến khi gặp thôn trưởng, ông ấy muốn quỳ xuống dập đầu, Trần Tí vội vàng cúi xuống tự tay đỡ ông ấy lên:
- Cụ làm gì vậy, không cần đa lễ!
- Kính lão đắc thọ, cụ đã lớn tuổi thế này rồi, là lúc nên hưởng phúc con cháu.
Thôn trưởng cúi đầu:
- Cảm ơn bệ hạ, bệ hạ thật nhân từ.
Bởi vì từng đi học, biết chữ nên thôn trưởng sử dụng ngôn từ và lễ tiết rất đúng mực, ông ấy hỏi:
- Dám hỏi bệ hạ, ngài định xử trí như thế nào với chúng tiểu dân?
- Ruộng lúa đã lâu không cày cấy, trong nhà chẳng còn một hạt lương thực, chúng thảo dân khó lòng mà sống sót được đến mùa vụ năm sau.
Trần Tí nghe câu này liền biết người thôn trưởng trước mắt không phải hạng tầm thường.
Người thiếu kiến thức thấy quân nhà Trần đánh thắng chỉ nghĩ đơn giản là đuổi được giặc Hồ, không còn bóc lột, đắm chìm trong vui mừng trước mắt.
Đây là một thắng lợi lớn nhưng không thay đổi được khốn cảnh trước mặt của dân làng bao gồm nhưng trong giới hạn: không còn lương thực, ruộng đồng bỏ hoang, kho lúa nghèo đến lũ chuột cũng phải khóc thét tìm đường trốn chạy.
Trên thực tế, trong mắt người khác, đám người như dân làng Đại Lãnh sẽ được tính là nạn dân, không được chào đón và thậm chí xua đuổi vì lãng phí lương thực cứu trợ.
Vậy nên thôn trưởng mới buộc phải hỏi điều này, nó liên quan đến sinh tử tồn vong của cả làng, bức thiết phải hỏi ngay để tính đường mưu sinh.
Trần Tí cười đáp:
- Cụ yên tâm, châu Phú Yên năm nay được mùa, lương thực cực kỳ dồi dào.
- Triều đình sẽ tiếp tế cho mọi người, tới tận lúc kết thúc mùa vụ năm sau.
- Hơn nữa, c·hiến t·ranh cũng sẽ sớm kết thúc, khi đó tráng đinh trở về làng, tham gia cày cấy giúp cho ruộng đồng tốt tươi trở lại.
Thôn trưởng nghe Trần tí nói như vậy mới thở phào nhẹ nhõm:
- Cảm ơn bệ hạ, ngài thật nhân từ!
Đây là câu nói thật lòng, thời phong kiến người ta chỉ coi trọng nam đinh vì có sức lực làm việc, còn phụ nữ và trẻ em sẽ trở thành thùng cơm gây lãng phí lương thực.
Khác với hiện đại thừa thải lương thực, thời này một hạt gạo cũng phải chắt chiu quý giá nên chỉ có những vị vua nhân từ mới tìm cách viện trợ cho “nạn dân vô dụng” này.
Thăm hỏi xong phụ nữ và trẻ em, Trần Tí mới đến gặp nhóm thợ săn khỏe mạnh do Thạch Sanh dẫn đầu.
Đây là lần đầu tiên Trần Tí gặp anh ta, một người đàn ông cao to lực lưỡng với làn da màu đồng khỏe mạnh, cơ bụng mười múi săn chắc như tạc.
Nếu xuất hiện ở thời hiện đại thì không biết sẽ khiến bao nhiêu cô nàng trăn trở mỗi đêm vì thèm ăn dưa leo.
Vốn dĩ, Trần tí cũng không suy nghĩ nhiều nhưng nhớ tới câu chuyện cổ tích ở quê hương liền buột miệng hỏi:
- Ngươi có biết Lý Thông không?
- Ý bệ hạ là tướng lĩnh trong thành Đại Lãnh, lần trước bị chúng ta đánh bại sao?
- Người này trước kia đi lạc vào rừng, suýt nữa bị trăn ăn thịt, là ta đã cứu hắn.
- Không ngờ kẻ này sau đó lại lấy xác trăn làm công lao vào kinh xin chức quan của nhà Hồ, ức h·iếp dân chúng.
- Nếu khi xưa, thảo dân biết hắn là kẻ xấu xa đê tiện như thế này đã kết thúc tính mạng hắn ngay tại chỗ rồi.
Vốn dĩ Trần Tí cũng chỉ hỏi cho vui nhưng không ngờ giữa hai người thật sự có dây dưa oán hận tình thù.