Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 54: Nguyễn Vương lại gây chuyện



Chương 54: Nguyễn Vương lại gây chuyện

Như đã nói, thời phong kiến, bế quan tỏa cảng không phải cấm buôn bán hoàn toàn mà chỉ ngăn cản dân thường nhằm mục đích độc quyền thương mại.

Nguồn lợi nhuận từ việc độc quyền thương mại là một con số khổng lồ mà ai cũng thèm muốn.

Ban đầu, nó sẽ được giao cho triều đình quản lý, nhưng vấn đề lớn nhất là lợi nhuận thu được thuộc về quốc khố, tất cả các quan viên không thu lợi sẽ bắt đầu ì ạch, hạch họe theo kiểu “cha chung không ai khóc”.

Vậy phải làm thế nào?

Đáp án là báo lên triều đình “lỗ vốn” tiến hành đấu thầu cho một số người “có tài năng” với lý do “dễ quản lý”.

Còn việc vì sao những người được chọn đều là con cháu, họ hàng của các quan thì chắc chắn chỉ do “trùng hợp".

Tới lúc này, độc quyền thương mại bắt đầu rơi vào tay một số cá nhân lợi ích nhóm là quý tộc, địa chủ.

Nhưng thời bấy giờ, Thiên Long Quốc vẫn là cường quốc số một, kiểm soát tuyến đường biển và can thiệp vào nội bộ những nước xung quanh.

Ví dụ như nhà Hồ, muốn được lòng của Thiên Long Quốc thì phải giao lại độc quyền thương mại vùng cảng cho Thiên Long Nhân, nếu không sẽ bị Thiên Long Quốc phái binh q·uấy r·ối liên tục.

Vậy nên, nếu muốn buôn bán đi được xa và kiếm nhiều tiền thì phải móc nối giữa quý tộc, địa chủ trong Đại Việt và quý tộc Thiên Long Quốc, hình thành nên lực lượng quý tộc, tư sản thân phương bắc.

Theo đó, thương lái của Đại Việt sẽ chịu trách nhiệm thu gom hàng hóa và phân phối nhỏ lẻ cho thương nhân Thiên Long Quốc.

Thương nhân Thiên Long Quốc sẽ chịu trách nhiệm lo lót nơi cảng biển và tiến hành giao dịch số lượng lớn, hàng sỉ với người nước ngoài.

Đầu to nắm trong tay Thiên Long Nhân, chút lợi nhỏ chui qua kẽ tay rớt xuống quý tộc tay sai thân phương bắc.

Tới tay dân đen chỉ còn cơm thừa canh cặn, thậm chí đến xương cũng chả có mà gặm.

Vậy nên những người nghĩ rằng các quan chức phong kiến “ngu dốt” hủ nho, không hiểu lợi ích thương mại nên mới bế quan tỏa cảng là cực kỳ ngây thơ.



Vì họ quá thông minh và hiểu rõ lợi ích từ thương mại nên mới “bế quan tỏa cảng” với dân thường để gia tộc của bản thân ăn lồi mồm.

Quay lại với Cao Bá Kiên, ông ta là một quý tộc thân phương bắc điển hình, có dây mơ rễ má cực kỳ sâu sắc với hội buôn Thiên Long Nhân như Trương Ái Lan.

Vậy nên việc họ trao đổi như vậy là chuyện rất bình thường và phổ biến.

Sau khi bàn bạc xong về việc giao thương, Cao Bá Kiên xoay chuyển câu chuyện về Trương Ái Lan:

- Vậy còn Trương Tiểu Thư, có ý định chơi thả diều với chúng tôi hay thử trò gì mới mẻ hơn?

- Mới mẻ hơn?

- Nghe nói khởi nghĩa Trường Sơn đã thành lập ra vương triều Trường sơn ở vùng đất của các bộ lạc Lăng Lan cũ, hoàng đế là Nguyễn quang Trung, thái tử Nguyễn Quang Toản.

- Sau khi nghe tin này, Nguyễn Vương mang theo liên quân Xiêm – Thiên Long Quốc – Bồ Đào Nha – Pháp tới đánh chiếm lần hai đều b·ị đ·ánh bại, thậm chí bắt nhốt trong cũi, chờ ngày xử trảm.

- Nhưng không hiểu sao lại có người lén thả ra, đang m·ưu đ·ồ tụ tập binh lính đông sơn tái khởi, cho ra điều kiện cắt đất vô số, để q·uân đ·ội nước ngoài vào tự do c·ướp b·óc, h·iếp g·iết thoải mái, miễn là mang lại vinh hoa phú quý cho gia tộc Nguyễn Vương.

- Vậy nên ở vùng đó bây giờ đang có rất nhiều thương nhân tụ tập lại chuẩn bị gom tiền làm một vố lớn.

Cao Bá Kiên ném ra một quả bom nặng ký đang lan rộng khắp nơi lúc này.

- Nguyễn Vương?

- Không phải kẻ lần trước b·ị đ·ánh cho chạy tụt quần, phải b·ắt c·óc t·rẻ e·m và lấy tổ tiên để thề độc vĩnh viễn không bao giờ trở lại sao?

- Đúng rồi, loại tiểu nhân bỉ ổi như vậy đến vợ con cũng sẵn sàng đ·âm c·hết để dâng cho ngoại bang, nói gì tới lễ nghĩa trí tín.

Cao Bá Kiên đang nói về vụ việc con trai và vợ của Nguyễn Vương bị gửi sang Pháp làm con tin để cầu viện quân.



Bởi vì bị người Pháp khinh bỉ, h·ành h·ạ, không chịu nổi nhục nhã nên hai mẹ con đã phản kháng lại lính pháp và bị chính tay Nguyễn Vương đ·âm c·hết, dâng lên cho người Pháp để xin tha thứ.

Việc này tuy kín đáo nhưng đối với dân buôn khắp năm châu bốn bể cũng chẳng xa lạ gì, trở thành câu chuyện cười nói, bàn tán xôn xao.

Trương Ái Lan nghe vậy, khẽ lắc đầu:

- Chị gái ta, Trương Mỹ Lan mới có hứng thú với những người như vậy.

- Dù rằng chúng ta là con buôn nhưng cũng không đến nỗi phải ngồi chung thuyền với kẻ bất nhân, bất nghĩa, bất trung, bất hiếu.

- Còn vua Quang Trung thì thôi đi, ông ta chủ trương hủy bỏ đặc quyền ngoại thương của Thiên Long Nhân trên lãnh thổ.

- Cái này chắc chắn sẽ bị giới sĩ phu, quan lại căm ghét, chống đối đến cùng, khó thành việc lớn.

Vương triều Trường Sơn xuất phát từ khởi nghĩa nông dân nên có suy nghĩ muốn hủy bỏ đặc quyền của quý tộc thân phương bắc, muốn để cho ai cũng có thể ra khơi buôn bán.

Nhưng sai lầm của họ là quá nóng vội và để lộ tin tức này ra ngoài, dẫn đến lực lượng quý tộc đang hưởng đặc quyền sẵn sàng phản quốc, bán nước giữ gìn lợi ích của gia tộc.

- Mà kỳ quặc nhỉ, Nguyễn Vương đã bị nhốt trong cũi rồi, tại sao lại có người thả ra?

- Đúng vậy, người dân Trường Sơn hận không thể xả thịt, rút gân, lột da gã ta, đứa đần nào lại thả?

- Chúng ta thực sự thả hắn đi như vậy sao?

Ở vương triều Trường Sơn, một người phụ nữ xinh đẹp mặc trang phục cầu kỳ, quý phái đứng trên tường thành nhìn về biển xa.

Sau lưng cô, một số quan viên cúi đầu xin thưa:

- Bẩm công chúa, kẻ này có tác dụng quan trọng với đại kế phục quốc của chúng ta.



- Chỉ khi nào còn Nguyễn Vương ở bên ngoài làm loạn, c·ướp phá khắp nơi thì vua Quang Trung của Trường Sơn mới không có thời gian để đàn áp cựu thần họ Lê, dập tắt cơ hội phục quốc.

Cô gái kia lộ ra vẻ mặt buồn bã, không đành lòng:

- Nhưng sẽ có bao nhiêu người dân phải hi sinh nữa đây?

- Nguyễn Vương là kẻ lòng lang dạ thú, đi tới đâu, xác người chất đống tới đó, trẻ nít ba tuổi, phụ nữ có thai cũng không buông tha.

- Bẩm công chúa, đây là sự hi sinh cần thiết vì họ Lê.

- Công chúa là người nhà họ Lê, đừng vì vài lời ngon ngọt của đối phương mà quên đi thân phận của mình.

- Ta biết rồi!

Cô gái kia đành thở dài cúi đầu.

Cô ấy chính là Lê Thị Hân, con gái tù trưởng họ Lê, người được gả cho lãnh tụ phe Trường Sơn, Nguyễn Quang Trung như một biện pháp thỏa hiệp chính trị khi khởi nghĩa Trường Sơn thắng lợi.

Với thân phận là “công chúa” nhà họ Lê, Lê Thị Hân bị các cựu thần và mẹ đẻ của mình điều khiển làm công cụ để tranh giành quyền lợi.

Họ đã xúi dục Lê Thị Hân sai người thả Nguyễn Vương ra với mục đích bắt tay với Nguyễn Vương, lật đổ vương triều Trường Sơn để thu lấy lợi ích.

Cơ sở để chúng dám làm như vậy là vì biết vua Trường Sơn quang minh lỗi lạc, không chơi trò tiểu nhân và đối xử rất tốt với Lê Thị Hân.

Những điều này dựa theo luận điệu của họ là “lòng dạ đàn bà, dễ bị lợi dụng”.

Lê Thị Hân chỉ là một cô gái còn rất trẻ, chưa tới hai mươi tuổi, từ nhỏ đã bị tẩy não bởi tư tưởng trung thành với gia tộc nên quá dễ bị thao túng.

Cô không biết rằng, chỉ vì hành động lần này, cô đã khiến toàn bộ gia tộc họ lê, trăm vạn dân chúng c·hết thảm dưới đồ đao của “Đồ Tể” Nguyễn Vương.

Và đám đại thần, mẹ đẻ của cô cũng không quan tâm đến dân chúng hay họ Lê gì cả.

Những kẻ ích kỷ này làm như vậy là theo chỉ đạo của Thiên Long Nhân nhằm tiếp tục “bế quan tỏa cảng” để bóc lột dân chúng, chống phá đến cùng công cuộc giải phóng nhân dân của vương triều Trường Sơn.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.