Trạm gác Cổ Mã là một chốt chặn quân sự cực kỳ quan trọng.
Nó tạo thành phòng tuyến khép kín đằng sau thành Đại Lãnh có thể ngăn cản được q·uân đ·ội nhà Trần từ phương Bắc tiến xuống.
Đằng sau trạm gác là một khoảng trống cực lớn mà từ đây có thể xua quân tràn ngập khắp châu Khánh Hòa.
Bởi vậy, Trạm gác này được xây dựng thành lũy cao, thoáng đãng và rộng rãi, thậm chí bố trí ụ pháo, họng súng để phòng thủ.
Nghe nói hồi trước đích thân hoàng tử Hồ Thanh Trừng thiết kế ra trạm gác này, bảo đảm dù chỉ vài ngàn lính cũng có thể cố thủ trước mười vạn đại quân.
Dựa theo ý tưởng bố trí phòng thủ ban đầu, thành Đại Lãnh sẽ đồn trú khoảng ba ngàn người, trạm gác Cổ Mã có từ một ngàn rưỡi tới hai ngàn quân.
Cộng thêm lực lượng hải quân hùng mạnh trú đóng tại bán đảo Đầm Môn, Bắc Vân Phong sẽ tạo ra lá chắn bất khả x·âm p·hạm.
Nhưng có một vấn đề mà Hồ Thanh Trừng không tính đến được là lòng người.
Tướng quân trấn thủ thành Đại Lãnh là Nguyễn Công Khôi nổi danh ham sống s·ợ c·hết.
Ông ta tận dụng mối quan hệ, tăng số lượng binh lính đồn trú thành Đại Lãnh lên tới con số trên vạn người chỉ để bản thân cảm thấy an toàn.
Điều này khiến cho nhà kho theo thiết kế ban đầu không đủ lương thảo dự trữ và hao sức, tốn của để vận chuyển.
Tiếp theo là tới Hồ Hán Tam, thân tín Hồ Hán Thương, kẻ luôn ganh ghét, đố kị với tài hoa hơn người của Thanh Trừng.
Không khó hiểu khi Hồ Hán Tam sửa lại toàn bộ kế hoạch phòng thủ của Hồ Thanh Trừng, đem súng, pháo vứt xó, giảm binh lực trông giữ trạm gác Cổ Mã xuống chỉ còn hai ba trăm người, mà còn toàn loại nát rượu, cá mè một lứa.
Dựa theo ý tưởng của Hồ Hán Tam mà gã tự cho là "ý tưởng thông minh":
- Có thượng tướng Nguyễn Công Khôi ở phía trước, vững như thành đồng vách sắt rồi, còn tốn công phòng bị làm gì, lãng phí nhân lực.
Vậy nên khi Trần Toản dẫn đội lính cải trang thương lái đi vào thì chỉ thấy le que tầm vài chục lính canh giữ đang kiểm tra đoàn vận chuyển vật tư cho thành Đại Lãnh.
Số còn lại dựa theo lời kể của hàng binh thì chắc bắp đang ở sòng bạc Diên Khánh, tối mới trở lại thay ca.
Trần Toản thấy cảnh này chỉ có thể chửi thầm:
“Tiểu nhân vong quốc!”
“May mà ở bên phe địch.”
Khi đoàn thương lái đến gần cổng, một tên lính đứng ra chặn:
- Làm gì vậy, hiểu quy củ không?
- Không thấy đoàn quân vận lương ở phía sau à?
Theo thông lệ, khi đội vận chuyển vật tư phục vụ cho quân sự đi qua thì mọi đối tượng không phận sự như thương lái bị cấm tiếp cận.
Nhưng đó là q·uân đ·ội kỷ luật nghiêm minh, đám nát rượu này thì khác.
Một người khéo ăn nói vội vàng cúi người chạy tới, đút vào trong tay của tên lính một túi bạc khá nặng, nhỏ giọng khép nép:
- Quân gia thông cảm, chúng tiểu nhân đang vận chuyển hàng gấp cho các vị đại nhân nên hơi vội.
- Chúng tiểu nhân rất biết điều, biết điều gấp đôi so với bình thường.
“Biết điều ở đây là ám chỉ tiền đút lót.”
Ở triều đình nhà Hồ, t·ham n·hũng được thành lập theo hệ thống, có quy củ, luật lệ thu hối lộ rõ ràng, bảo kê từ trung ương tới địa phương.
Tên lính cầm túi bạc, ước lượng một chút, quả thật nặng hơn so với tiền thu hối lộ của một chuyến hàng thông thường.
- Được rồi, ở yên đấy, để tao vào báo với Hồ đại nhân.
Tên lính nói rồi đi vào bên trong, một lát sau chạy ra bảo:
- Đi vào đi, nhớ đóng tiền gấp đôi, nếu không bị tịch thu hết cũng đừng trách.
- Dạ, tiểu nhân nhớ rõ!
Thế là đội binh lính dễ dàng đi vào trong trạm gác mà giặc Hồ đến ngay cả kiểm tra hàng gì cũng lười xem xét.
Đơn giản vì vận chuyển từ thành Đại Lãnh trở về đa số là hàng “t·ham ô·” của q·uân đ·ội nên thà không biết chứ biết lại rách việc hơn.
- Ê, theo quy định phải kiểm tra mà?
- Kiểm tra cái bíp, cái nơi xó xỉnh này thì buôn với bán gì, toàn là lão Nguyễn Công Khôi t·ham ô· vật tư đem bán lấy tiền chơi gái.
- Bé bé cái mồm thôi, coi chừng đi bán muối hết cả nút.
Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
Hồ Mị Ly lên ngôi thế nào thì cấp dưới cũng gã ta cũng y như vậy, t·ham n·hũng một cách có hệ thống, có trình độ, theo bè theo nhóm.
Vô tình lại tạo điều kiện cho q·uân đ·ội nhà Trần lợi dụng.
Vừa vào bên trong, Trần Toản đã nghe được tiếng tranh cãi của hai bên.
- Này, chúng mày vừa phải thôi, bọn tao là quân hộ tống, sao lại bắt cất v·ũ k·hí đi, nếu có chuyện xảy ra thì chúng mày có gánh được không?
- Ôi bố mày lại sợ quá cơ, tao nói rồi, ở đây, Hồ đại nhân chính là vương pháp,
- Có là ông trời tới đây cũng phải nộp v·ũ k·hí ra đây!
Trần Toản liếc mắt nhìn, tổng cộng có khoảng một ngàn lính hộ tống.
Kể từ sau khi dân làng Đại Lãnh khởi nghĩa thành công, các đội quân hộ tống lương thực, vật tư cũng được bổ sung tăng cường theo yêu cầu của Hồ Thanh Trừng.
Nhưng cho dù tăng cường thế nào cũng không chống lại “đồng đội ngu như heo”.
Hồ Hán Tam đã quen thói kiêu căng ngạo mạn, ghét Hồ Thanh Trừng nên vẫn chiếu theo lệ cũ hạch sách như thường.
Bởi vì quan hệ giữa Hồ Hán Tam và thái tử Hồ Hán Thương nên những người khác chỉ phải cắn răng chịu đựng.
Cuối cùng, quân lính hộ vệ cũng buộc phải giao hết v·ũ k·hí lại bỏ vào thùng rồi mới được đi qua.
Vốn dĩ đây cũng chỉ là chuyện bình thường ở cái chốn không mấy bình thường này.
Nhưng Trần Toản và các binh sĩ nhà Trần ở đây thì kết quả sẽ khác.
- Động thủ!
Thời cơ đã tới, Trần Toản ra hiệu cho binh lính rút đao giấu trong thùng hàng ra và t·ấn c·ông bất ngờ, một vài người cầm pháo hoa thả lên trời để phát tín hiệu t·ấn c·ông.
Từ xung quanh Trạm Gác bỗng tràn ra hàng ngàn quân lính tinh nhuệ xông thẳng vào.
Kết quả không cần phải nói, cả ngàn người tay không tấc sắt cùng vài chục tên lính hủ bại, nát rượu dễ dàng b·ị đ·ánh bại và khống chế.
Nó dễ dàng đến nỗi mà chính Trần Chân cũng phải giật mình cảm thán:
- Chỉ cần giặc Hồ có thêm mười Hồ Hán Tam thì lo gì không phá được giặc.
- Không sợ kẻ địch mạnh như thần, chỉ sợ đồng đội ngu như heo.
Thậm chí quá trình đơn giản và dễ dàng đến nỗi vị nho sĩ đi cũng lười ghi chép chi tiết mà chỉ qua loa:
“Ngày đó, tháng đó, Tướng quân Trần chân cải trang thành thương lái, thông qua hối lộ trưởng quan là Hồ Hán Tam để chiếm lấy trạm gác Cổ Mã”
Năm mươi tấn lương thực và vô số vật tư cùng cứ điểm Cổ Mã cứ như vậy rơi vào tay của q·uân đ·ội nhà Trần.
Nếu Hồ Mị Ly mà biết được chắc phải tức đến nhồi máu cơ tim.
Sau khi xong xuôi, Trần Toản hỏi nhỏ tướng lĩnh Trần Chân:
- Đại nhân, quân địch đầu hàng rất nhiều, có tới cả ngàn người.
- Ngài định làm thế nào đây, có cần…
Trần Toản lén lút ra hiệu cắt cổ, đây là chuyện mà không thể để lòng dạ đàn bà q·uấy r·ối.
Binh lực của nhà Trần không nhiều, nếu phải tốn người canh giữ hàng ngày và lương thực để nuôi thì chính bản thân họ sẽ gặp vấn đề trước, thậm chí thua trận.
Nhưng Trần Chân lắc đầu:
- Không cần thiết!
- Dù sao cũng là người Việt, để cho họ một cơ hội sống.
- Thả chúng đi về thành Đại Lãnh!
- Ý đại nhân là?
- Thành chật, người đông, lương lại thiếu.
- Chúng ta tặng thêm ít người vào để xem bọn chúng định phòng thủ ra sao.
- Cao, tướng quân quả thực là cao tay!
Hai người nhìn nhau cười, có thể tưởng tượng ra cảnh quân địch nhìn thấy lại thêm một ngàn “đứa bé” gào khóc chờ ăn trong khi lương thực bị cắt sẽ như thế nào.
Bỗng có một người lính tới báo:
- Bẩm tướng quân, có bồ câu đưa thư nói ngày mai sẽ có mưa lớn, biển động.
- Đây là do đích thân bệ hạ tiên đoán.
Trần chân nghe vậy liền vui mừng:
- Nếu là bệ hạ thì chắc chắn chuẩn xác trăm phần trăm.
- Cuối cùng cũng chờ tới ngày này rồi, chuẩn bị thực hiện kế hoạch “Biển Gầm”.
Quân đội nhà Trần ngay từ đầu có đặt ra một bản kế hoạch đặc thù gọi là “Biển Gầm”.
Nhưng kế hoạch này cần phải có sự hỗ trợ của ông trời nên không thể muốn làm lúc nào thì làm.
Còn cụ thể kế hoạch Biển Gầm là gì, tướng quân Trần Chân không nói đến, chắc sợ các đọc giả nghe thấy )).