Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 41: Tổng lực chuẩn bị



Chương 41: Tổng lực chuẩn bị

Khi Hậu Kim và Mông Cổ đem quân chinh phạt, cả triều đình Thiên Long Quốc thối nát chỉ biết gào khóc quỳ lạy cầu xin thì đúng lúc này, Nhạc Phi dẫn dắt nạn dân đứng dậy phản kháng, liên tiếp đánh bại Hậu Kim, cùng với Viên Sùng Hoán g·iết c·hết Nỗ Nhĩ Cáp Xích, khả hãn Hậu Kim, góp phần cứu vớt Thiên Long Quốc.

Nếu ở vương triều bình thường, chắc chắn hai người họ sẽ được ban thưởng hậu hĩnh, quan to lộc hậu.

Nhưng vua quan Thiên Long Quốc cho toàn thể nhân loại biết thế nào là “không sợ kẻ địch mạnh như thần, chỉ sợ đồng đội ngu như heo”.

Chúng sợ hãi Hậu Kim trả thù nên lén bắt toàn bộ người nhà của hai vị tướng quân để uy h·iếp, sau đó g·iết c·hết và sang nộp cho Hậu Kim để cầu hòa.

Điều buồn cười là tân đế của Hậu Kim lại hậu táng cho hai vị nghĩa sĩ vì khả năng chiến đấu anh dũng của họ và khinh bỉ hoàng đế Thiên Long Quốc.

Hậu Kim khác với Thiên Long Quốc, họ tôn sùng những anh hùng có tài năng thực sự chứ không phải tiểu nhân luồn cúi, nịnh bợ.

Chính điều này khiến hoàng đế Thiên Long Quốc Triệu Cấu giận chó đánh mèo, tru di cửu tộc hai nhà Nhạc, Viên để chứng minh bản thân không sai.

Chỉ có Nhạc Vũ và Viên Thừa Chí còn trong tã lót được gia thần liều c·hết mang theo trốn chạy đến đất Đại Việt.

Cho nên nói hoàng đế bán nước thì chỗ nào cũng có, "nam Nguyễn Vương, bắc Triệu Cấu" trở thành giai thoại được người người biết đến.

Cho dù xa tận trời tây, dân Pháp, Phổ, La Mã vẫn nghe vang dội như sấm bên tai.

Vị tiểu thư này chính là đứa con gái duy nhất còn sống của Nhạc Phi, tên Nhạc Vũ, mang theo “Võ Mục Di Thư” và một số gia thần trung thành trốn đến Đại Việt.

Khi mới tới, Nhạc Vũ được nhiều người dân “cựu” Thiên Long Quốc đang ở tại Đại Việt yêu mến và suy tôn lên làm thủ lĩnh.

Hậu đại trung lương thì ai cũng yêu thích cả.

- Thật đáng buồn khi vị hoàng đế mà chúng ta đã từng trung thành tận tâm đến c·hết ở phương bắc đã vứt bỏ con dân như giẻ rách để bợ đít ngoại bang.

- Còn bệ hạ (Trần Tí) lại có thể rộng lòng đón nhận và che chở cho chúng ta ngay dù nhiều điều đáng nghi kị.

Nhạc Vũ thở dài cảm thán, giống như hoài niệm về một thứ gì đó đầy cảm xúc nhưng đáng quên.

Sau đó, cô nhấn mạnh:

- Chuyện cũ qua rồi!

- Bây giờ chúng ta đang sống dưới sự cai trị của một vị minh quân, cần phải thể hiện giá trị xứng đáng với những gì bệ hạ đối xử với chúng ta.



- Mọi người thống nhất giảm giá lương thực xuống, đồng thời cung ứng ra thị trường thêm các loại nhu yếu phẩm để hỗ trợ cho bệ hạ!

- Ai có sức dùng sức, ai có ngựa dùng ngựa, hỗ trợ q·uân đ·ội triều đình vận chuyển vật tư nhanh nhất có thể.

- Dạ rõ!

Không những ở trong lòng Đại Việt, ngay cả đế quốc Dưa Lạc cũng thay đổi thái độ với Hồ Mị Ly.

- Cái gì, đế chế Dưa Lạc muốn thành lập liên minh với chúng ta để t·ấn c·ông Hồ Mị Ly?

Trần Tí cực kì ngạc nhiên khi nhìn thấy quan viên từ thủ đô Định Long tới báo tin.

Đùa à, trước đó Dưa Lạc và Hồ Mị Ly rõ ràng là đồng minh.

- Bẩm bệ hạ, sứ thần của đế chế Dưa Lạc đã có mặt tại Định Long, họ đề nghị liên minh quân sự và cùng nhau đánh bại Hồ Mị Ly.

- Bọn họ sẽ tập kết mười vạn quân t·ấn c·ông vào thủ đô Sài Gòn - Gia Định của Hồ tặc.

- Sau khi chiến thắng, họ chỉ cần ba tỉnh miền tây nam bộ, còn đâu sẽ để cho chúng ta tất.

- Buồn cười, lãnh thổ Đại Việt chính là của người Việt, vì sao phải chia?

- Tưởng ta là Nguyễn Vương gia nô ba họ sao?

- Các vị đại thần nói thế nào?

Trần tí quan tâm nhất là thái độ của triều đình.

Mặc dù Trần Tí làm vua nhưng chưa thực sự nắm được quyền hành, đó cũng là lý do Trần tí chưa thực hiện bất kì một cải cách nào mà chỉ muốn nắm giữ q·uân đ·ội trong tay và gầy dựng uy vọng trước.

- Bẩm bệ hạ, nh·iếp chính vương, thái úy và cả hoàng hậu đều kiên quyết phủ định việc này.

- Đại Việt chúng ta quyết không thể để mất một tấc đất vào tay ngoại bang.

Vị quan truyền tin cung kính đáp lời.

Sau đó bổ sung thêm:



- Tất cả mọi người đều tin tưởng bệ hạ sẽ chiến thắng trở về.

- Ngài vừa xuất chinh, bên trong nội bộ Hồ tặc đã có nông dân khởi nghĩa và thậm chí còn giành chiến thắng trước giặc Hồ, chứng tỏ ý trời, lòng dân đều đứng về phía chúng ta.

Việc Trần Toản giành chiến thắng “kỳ tích” ở thôn Đại Lãnh mang tới vô số ảnh hưởng sâu xa phản ứng dây chuyền.

Các đại thần trên triều đình nhà Trần đều trở nên trung thành hơn rất nhiều, tối thiểu là không ngầm phá rối ở phía sau.

Đây là vấn đề lòng người, khi mà bạn có ưu thế trong tay thì rất nhiều người muốn tới lân la làm quen, hỗ trợ để kiếm lợi.

Ngược lại Hồ Mị Ly thể hiện sức chiến đấu yếu kém bị người ta khinh thường, lăm le xông lên c·ướp giật.

Trần Tí cũng hiểu điều đó, nếu bản thân mà gặp bất lợi thì chưa chắc đã có người tới đây báo tin về sứ thần của đế chế Dưa Lạc.

- Chuyển lời của trẫm, trẫm tin tưởng vào các vị đại thần.

- Đất không thiếu một tấc, dân không thiếu một người, trẫm sẽ mang về một Đại Việt hoàn chỉnh.

- Bệ hạ thánh minh!

Chờ sứ giả từ Định Long lui ra, Trần Tí bắt đầu tổ chức hội nghị quân sự quyết định tiếp theo phải làm gì.

Vẫn là căn phòng lúc trước nhưng hiện tại thiếu đi rất nhiều tướng lĩnh.

- Các vị ái khanh, trẫm quyết định dồn lực tổng động viên cho q·uân đ·ội đi qua dãy núi Đại Lãnh và cắt đứt tiếp tế lương thực cho một vạn lính trú đóng trong thành.

- Kế hoạch mới này hoàn toàn khác với ý tưởng lần trước.

Vừa mới bắt đầu, Trần Tí đã ném ra một quả bom nặng ký khiến các tướng lĩnh không biết chuyện gì đang diễn ra.

Vốn dĩ họ đã chuẩn bị để vượt biển đổ bộ lên Khánh Hòa nhưng bây giờ tự nhiên lại nhảy ra vụ leo núi.

Tất cả là do Trần Tí đã bí mật thanh lọc hết những tướng lĩnh bị mua chuộc nên giờ mới tự tin bàn về kế hoạch lớn trước tất cả mọi người như vậy.

Tướng quân Trần Hưng Bang là người đầu tiên đứng ra ủng hộ:

- Bệ hạ thánh minh, dân làng Đại Lãnh vừa mới khởi nghĩa thành công, đây là cơ hội để chúng ta tiến hành nội ứng ngoại hợp đánh tan tác giặc Hồ.



Một vị tướng chắp tay phát biểu ý kiến:

- Bẩm bệ hạ!

- Nếu có thể vòng sau hậu phương phe địch thì đó là điều tốt.

- Nhưng dãy núi Đại Lãnh hiểm trở khó đi, việc đi xuyên qua không hề dễ dàng.

Người đó vừa nói xong thì Trần Tí đã cười to:

- Ha ha ha!

- Trương ái khanh có điều không biết.

Người hỏi là một vị tướng quân họ Trương.

- Dân cư Phú Yên vốn có gốc gác với Khánh Hòa rất nhiều, nay hay tin dân làng Đại Lãnh khởi nghĩa chống lại Hồ tặc liền kéo nhau mang theo ngựa thồ, voi để tiếp tế hỗ trợ.

- Thậm chí đã làm sẵn một tuyến đường thô sơ vượt qua dãy núi Đại Lãnh.

Về vấn đề này, Trần Tí không có nói ngoa.

Quả thật sức mạnh của quần chúng nhân dân là vô cùng vô tận, nhanh chóng khai thông một con đường để vận chuyển vật tư, q·uân đ·ội tiếp viện cho làng Đại Lãnh.

Trần Tí còn nói thêm:

- Hiện tại, một ngàn kỵ binh cùng hai ngàn bộ binh của Cấm Vệ Quân đã được Trần Chân thống nhất chỉ huy tại làng Đại Lãnh, chuẩn bị sẵn sàng cho nhiệm vụ quan trọng tiếp theo.

Đã một tuần trôi qua kể từ trận chiến ở làng Đại Lãnh.

Nhờ vào lực lượng hỗ trợ khổng lồ từ quần chúng nhân dân và đường được mở, Trần Chân đã thành công dẫn theo lực lượng quân sự mạnh nhất của nhà Trần là Cấm Vệ Quân tập trung ở sau lưng thành Đại Lãnh.

Đáng lý Trần Hưng Bang cũng đi theo nhưng Trần tí giao cho nhiệm vụ ở lại tranh thủ huấn luyện thêm kỵ binh.

Trần Tí nói điều này xong, nhiều người mới biết Trần chân đã đi sang châu Khánh Hòa, nơi quân địch kiểm soát lúc nào không ai biết.

- Hóa ra là vậy, thần cứ nghĩ vì sao gần đây không thấy tướng quân, hóa ra vì làm nhiệm vụ cơ mật.

- Bởi vậy nên chúng ái khanh hãy tích cực chuẩn bị vật tư, v·ũ k·hí để chi viện cho tiền tuyến.

- Chúng ta hiện tại nên tính là hậu phương.

- Hậu phương vững chắc chính là cơ sở cho tiền tuyến giành chiến thắng.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.