Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 250: Chiến trường Đại Nam (5)



Chương 250: Chiến trường Đại Nam (5)

Nava cầm điếu thuốc đặt lên môi, rít một hơi thật sâu.

Vấn đề rắc rối ở bản thổ Pháp không khó hiểu.

Đại Việt không phải thổ dân châu phi, dân Xiêm cùi bắp hay Mãn Thanh “bệnh phu” mà là một cường quốc có năng lực tác chiến chính diện với người tây dương.

Dư âm của trận thua tại bán đảo Sơn Trà và trận Bình An vẫn còn văng vẳng bên tai, dân Pháp phản đối là lẽ thường tình.

Ngay cả Nava hiện tại cũng đang suy xét liệu quyết định chơi khô máu với Đại Việt có khôn ngoan hay không.

Đáng tiếc, đế quốc tư bản đều do tài phiệt quyết định.

Dăm ba tướng lĩnh chẳng thể làm trái ý của bên trên.

Ông ta không nói một lời, đứng dậy nhìn toàn thể bản đồ.

Trên sơ đồ chiến lược, ba vạn liên quân Anh – Pháp đã tập hợp tại khu vực Tam giác vàng, phía tây sông Mê Kông với đại pháo, súng trường mới nhất, súng máy và cả khinh khí cầu do thám.

Có thể nói, đây đã là tụ tập tất cả công nghệ quân sự trên bộ tiên tiến nhất thế giới ở thời điểm hiện tại của châu âu.

Bên phía đối diện, Đại Việt tổng cộng có ba sư đoàn, hơn ba vạn người nhưng vì phân chia phòng thủ các nơi nên tiền tuyến sẽ có khoảng hai vạn lục quân Đại Việt cùng lượng pháo hùng hậu mới được tăng viện.

Cùng với đó là trận địa chiến hào nằm ở bờ tây sông Mê Kông, án ngữ tại khu vực đồng bằng phù hợp làm căn cứ.

Liên quân Anh Pháp muốn chiếm nơi này làm bàn đạp để tiến quân thì phải chuẩn bị tinh thần xuyên thủng hệ thống chiến hào.

Hơn nữa, còn phải nhanh!

Nếu chiến sự kéo dài, Đại Việt có thể tiếp tục trưng binh tham chiến nhưng người Pháp sẽ khó mà tiếp tục.

Nguyên nhân nằm ở chỗ các thuộc địa sẽ nổi dậy giành độc lập nếu Anh – Pháp thất bại và uy h·iếp quân sự nên dù tổng binh lực không ít nhưng Anh – Pháp không thể tất tay ở Đại Nam.

Nếu cảm thấy bị uy h·iếp và khó giành chiến thắng, khả năng cao Pháp sẽ nghĩ cách đình chiến để bảo toàn lực lượng trấn áp thuộc địa.

Vậy nên chiến dịch t·ấn c·ông vào Đại Nam phải chiến thắng nhanh chóng và gọn gàng mới có thể hoàn thành mục tiêu chiến lược do Pháp đề ra.



- Chiến thuật bình thường chắc chắn không thể xuyên thủng phòng tuyến của Đại Việt dễ dàng.

- Phải nghĩ một phương án khác.

Nava cau mày trầm tư, nơi đầu tiên ông ta chú ý đến là đất nước Xiêm nào ngay sát bên.

- Nếu mượn đường của Xiêm t·ấn c·ông Đại Việt sẽ dễ dàng hơn.

- Dù đường đi có hơi dài hơn một chút nhưng tối thiểu không có hệ thống chiến hào chi nhít vỏ nhím.

Trong đầu Nava lập tức xuất hiện tình cảnh lính Pháp lao vào hệ thống chiến hào của Đại Việt liền rùng mình lắc đầu.

Ông ta bắt đầu suy tính độ khả thi của việc mượn đường Xiêm t·ấn c·ông.

- Vua Xiêm trên cơ bản chỉ là bù nhìn, vả một phát là tự biết đường né ra cho quân mình đánh.

- Nhưng sau đó tính thế nào đây?

- Lỡ quân Đại Việt từ tam giác vàng tiến vào đất Xiêm cắt đứt đường lui thì sao?

Nava không hề lo lắng đến việc Xiêm có can đảm từ chối Pháp vì “chủ quyền” bởi bản thân Xiêm không dám sử dụng cái quyền đó.

Mặc dù Xiêm mang tiếng là không trở thành thuộc địa nhưng nổi tiếng hèn yếu, thấy ai mạnh liền đầu hàng, gió chiều nào theo chiều ấy.

[Ví dụ lịch sử, năm 1941, Xiêm lúc đó đang nhận bảo hộ của Anh và Mĩ khi thấy Nhật Bản thắng thế ở châu á đã đầu hàng và để quân Nhật sử dụng lãnh thổ nước mình như một căn cứ quân sự phục vụ Nhật Bản, đến năm 1942, Thái Lan thần phục theo phe p·hát x·ít và tuyên chiến với Anh – Mỹ.

Tuy nhiên, sau khi phe p·hát x·ít thua thế thì Thái Lan lập tức tuyên bố cắt đứt với Nhật vào năm 1944 để leo lên thuyền của Mỹ nhằm né tránh bị quân đồng minh thanh toán sau thế chiến.

Ngoài ra còn rất nhiều hành động lật mặt nhanh hơn bánh tráng kiểu này nữa trong suốt quá trình “độc lập” của Xiêm.]

Cả Anh, Pháp, Đại việt hiện tại đều không quan tâm đến vua Xiêm đang nghĩ gì vì bù nhìn thì chẳng có quyền lên tiếng.

- Henry!

- Quân đội Đại Việt có sử dụng pháo dã chiến không?



Nava dò hỏi một sĩ quan phụ tá chịu trách nhiệm thăm dò tình báo quân sự tên Henry.

Ông ta muốn biết liệu q·uân đ·ội Đại Việt có năng lực tiến công nếu liên quan Anh – Pháp hở sườn.

Là một tướng lĩnh dày dạn kinh nghiệm, có đặc thù của người Pháp lãng mạn, Henry thường xuyên đưa ra những thông tin màu hồng cực kỳ lạc quan.

Ba ngày chiến thắng, một tuần ăn mừng là những kế hoạch rất thường thấy trong báo cáo của Henry.

Nhưng cho dù là người như vậy, Henry cũng phải nhăn nhó, buồn bực khi nhắc đến lực lượng Đại Việt:

- Đại Việt có tổng cộng hơn hai mươi trận địa pháo dã chiến có thể di chuyển với lực lượng voi và ngựa kéo.

- Đạn pháo tuy không có số liệu cụ thể nhưng chưa bao giờ thấy phía Đại Việt rơi vào tình trạng thiếu hụt.

- Tướng quân, chỉ cần hở sườn, Đại Việt có thể cắt đứt đường lui.

- Những khu vực lân cận, dù ở lãnh thổ Thái Lan cũng là đường núi hiểm trở, một khi bị rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan thì rất có thể sẽ là Trận Bình An thứ hai.

Pháp vẫn còn rất cay vì trận thua tại trận Bình An, bất kỳ một tướng lĩnh Pháp nào đều phải học thuộc lòng lý do tại sao thất bại để tránh sai lầm.

- Nếu muốn xâm lược đông Đại Nam thông qua Xiêm, con đường khả dĩ nhất là đi vòng sang hướng đông, tiến tới gần thủ đô Phú Xuân thì mới có cơ hội.

- Nhưng mà làm thế thì quá xa, tiếp viện theo không kịp.

Henry buông hai tay thể hiện sự bất lực.

Nava cũng không nói gì thêm.

Quả thật, tiếp viện trên bộ không phải sở trường của các nước tây dương.

Với hệ thống đế quốc tư bản bòn rút thuộc địa, phần lớn họ chỉ quen với việc tiếp viện hàng hải và đánh chiếm ven biển.

Càng đi vào sâu vào đất liền thì q·uân đ·ội của đế quốc càng suy yếu.

Đây cũng là lý do mà Mãn Thanh không bị đế quốc chia cắt hoàn toàn dù yếu như cọng bún thiu.



Một phần vì lãnh thổ có phần lớn cách xa đường bờ biển nên đế quốc bất lực đẩy vào sâu.

- Vậy xem ra chỉ có thể chơi tới cùng rồi!

Nava dùng cây bút chỉ vào dòng sông Mê Kông nổi tiếng tại Đông Nam Á, vẽ một mũi tên màu đỏ như máu thể hiện đường tiến công của quân Pháp băng ngang qua.

Từ đường vẽ, có thể nhìn thấy sự nguy hiểm c·hết chóc con đường hiểm nguy này.

Quân đội Anh – Pháp cần phải băng qua những chiếc cầu tạm ở phía bắc trận địa phòng thủ của Đại Việt.

Hàng hàng lớp lớp binh sĩ nối đuôi qua tào thành những con rắn ngoằn nghoèo, ngọ nguậy dai dẳng.

Gió thổi vù vù bên tai trên những chiếc cầu tạm chông chênh khiến binh lính thêm phần cẩn thận.

Mỗi người đều nhịp bước đều đặn, tay giữ lan can, tai nghe bốn phương, mắt nhìn tám hướng.

Hầu hết đều có áo mũ chỉnh tề, v·ũ k·hí xịn xò, lưng đeo ba lô, chân đi giày, trang bị đến tận răng.

Duy chỉ lính thuộc địa tổng hơi phèn một chút với kiểu đóng khố nhưng về toàn cảnh thì khá ổn.

Xung quanh họ, dòng sông Mê Kông êm đềm trải đầy chiến thuyền của Xiêm lềnh phềnh đang yểm trợ cho binh sĩ tây dương vượt sông.

Trên chiến thuyền gắn đại pháo mà Nguyễn Vương lấy từ kho của vua Quang Trung đem cống nạp Mãn thanh còn thừa lại.

Cùng hỗ trợ là các tàu vận chuyển đường sông trợ giúp vận chuyển v·ũ k·hí hạng nặng cho liên quân Anh - Pháp như những chú chó cận vệ trung thành nhất.

Bởi vì khu vực này nằm sâu trong đất liền, chiến hạm của tây dương không thể tiếp cận được nên họ phải nhờ người Xiêm giúp đỡ.

Chỉ chờ có thế, vua Xiêm lập tức dốc toàn bộ lực lượng thủy binh để lấy lòng Anh – Pháp.

Bất chấp trước đó Đại Việt đã cảnh báo vua Xiêm rằng hành vi hỗ trợ quân xâm lược sẽ được tính như khiêu khích tương đương với hành vi t·ấn c·ông vào lãnh thổ Đại Việt.

Người Xiêm nghĩ rằng với khoảng cách xa và nhờ sự bảo vệ của Anh và Pháp, phía Đại Việt sẽ không dám làm gì.

Các thuyền trưởng người Xiêm đều đắc chí với quyết định thông minh của mình, thầm nghĩ tới những món hời mà tây dương sẽ bố thí cho sau khi thành công.

Nhưng họ đã nhầm.

Bộ đội Đại Việt chưa bao giờ thích nói đùa, bạn đến là đón.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.