Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 248: Chiến trường Đại Nam (3)



Chương 248: Chiến trường Đại Nam (3)

Đại Việt thực hiện chiến lược phòng thủ tại Luông Pha Bang, tích lũy lực lượng không có nghĩa là bỏ mặc giặc tây dương muốn làm gì thì làm ở tây Đại Nam.

Việc bố trí phòng thủ là phương thức tác chiến thực tế, tránh ảo tưởng không đáng có làm tổn thất lực lượng chứ về nguyên tắc, Trần Tí không cho phép tây Đại Nam vĩnh viễn trở thành thuộc địa của Pháp.

Trong c·hiến t·ranh hiện đại, q·uân đ·ội quy mô lớn chiến đấu càng phụ thuộc hơn vào đạn dược, vật tư chứ không phải như thời v·ũ k·hí lạnh, có đao kiếm là đủ.

Đã biết bao nhiêu đội quân hùng hậu bị sa lầy và thảm bại chỉ vì quá vội vã, không chuẩn bị đủ hậu cần khi tiến quân đi xa.

Chỉ cần hệ thống hậu cần của đông Đại Nam đảm bảo cung cấp nhu cầu thiết yếu thì Trần Tí sẽ không ngại triển khai lực lượng quân sự lớn giải phóng hoàn toàn Đại Nam.

Nhưng trước đó, trần Tí cũng sẽ không để quân Pháp xâm lược được sống yên ổn trên lãnh thổ người Việt.

Trên thực tế, bộ đội du kích Đại Việt xuyên qua đồi núi để tiến vào lãnh thổ Đại Nam, thực hiện chiếc lược đánh du kích q·uấy r·ối hậu phương cùng với những người Việt có tinh thần cách mạng muốn thoát khỏi ách thực dân của Pháp.

Ngoài ra, rất nhiều hàng hóa, vật tư, v·ũ k·hí, thuốc men, lương thực cũng được viện trợ thông qua đường mòn ẩn núp dưới rừng xanh để ủng hộ nhân dân tây Đại Nam chống lại triều đình bán nước Đại Nam và thực dân Pháp xâm lược.

Người dân Đại Nam bị Pháp, Long Kiều và triều đình áp bức khốn khổ đã trốn lên núi, thực hiện kế hoạch c·hiến t·ranh phi đối xứng dựa vào những chiến khu ẩn sâu trên rừng rậm hiểm trở.

Thời đại này, chưa có vệ tinh và hệ thống thông tin toàn cầu nên việc người Pháp truy lùng những cơ sở chiến đấu ẩn nấp trên núi là điều bất khả thi.

Tận dụng điều đó, lính du kích đã liên tục t·ấn c·ông vào khu vực thôn quê và giải cứu những người dân thoát khỏi cảnh khốn cùng.

Vừa nâng cao tinh thần kháng chiến chống đế quốc thực dân xâm lược, vừa tập hợp lực lượng q·uấy r·ối, tiêu diệt sinh lực địch.

Trong số đó có chiến khu số V, nằm ở vùng núi hiểm trở phía tây bắc tam giác vàng, nổi tiếng với hoạt động mạnh trong khu vực, nhiều lần phá hủy các ổ m·ại d·âm, cửa hàng t·huốc p·hiện, rượu cồn đầu độc người Việt.

Hành động của họ ảnh hưởng đến tài phiệt đế quốc và tư bản Long Kiều, khiến giặc Pháp tức giận điên cuồng.

Chúng lấy lý do hành động này gây nguy hại đến quyền tự do h·út t·huốc phiện và uống rượu của người dân nên phát lệnh truy nã trên khắp nơi, đặt cho cái tên miệt thị là “Việt Con” và đưa ngoài vòng pháp luật, ai cũng có thể g·iết hại.



Pháp phản ứng mạnh mẽ như vậy đơn giản bởi vì nó liên quan lợi ích của các tài phiệt tư bản, đối với đế quốc tư bản, lợi ích của tài phiệt cao hơn hết thảy.

[Ví dụ như quốc gia nào đó bán gần 3/4 đất canh tác cho tài phiệt, vậy nên khi đường xuất khẩu ngũ cốc bị hạn chế thì các đế quốc lập tức đứng ra đòi “quyền lợi cho nông dân” dù thực tế là chẳng có nông dân nào ở đây cả.]

Dung là một cô gái nằm trong số những người tham gia vào việc chiến đấu du kích và bị phát lệnh truy nã.

Lúc này, cô đang đội mũ tai bèo, cúi thấp đầu chạy vội, trên tay ẵm đứa bé vừa cứu được từ chỗ một người phụ nữ c·hết vì n·gộ đ·ộc rượu.

Tác phong nhanh nhẹn, ngoại hình xinh đẹp, khẩu súng trường thoăn thoắt trên tay giống như chiến binh lão luyện nơi chiếng trường.

Ít ai biết rằng mới một tháng trước, Dung còn là thôn nữ hiền lành chất phác.

Chính rượu cồn, t·huốc p·hiện cùng chính sách c·ướp đoạt ruộng đất dồn về tay tài phiệt của Nguyễn Vương bán nước đã ép Dung từ cô gái hiền lành phải cầm v·ũ k·hí bảo vệ quê hương.

Bằng!

Một tiếng súng vang lên từ phía sau, viên đạn tóe lửa bắn xẹt qua mặt đất ngay sát bước đi của Dung.

Cô không hề chần chừ chút nào, kinh nghiệm chiến đấu dạy cho cô biết rằng không nên sợ hãi hay ngần ngại trước tiếng súng mà cần phải tiếp tục nhanh chóng di chuyển lắt léo tới nơi an toàn, tránh hỏa lực bồi thêm.

Bằng!

Quả nhiên, lại một tiếng súng nữa bồi thêm, bẻ gãy những cành cây ngay phía trên đầu của cô.

Dung cúi thấp người, nhanh chóng lướt qua gốc cây trước mặt và ẩn nấp để thở dốc.

Khuôn mặt non nớt ửng hồng vì vận động cường độ cao, một tay cầm chắc khẩu súng, tay còn lại bồng đứa bé đang ngậm một củ có hình dạng núm giả.

Cô mỉm cười nhìn khuôn mặt ngây thơ, hồn nhiên của đứa bé, sau đó ngó ngoái lại quân địch bằng một tia hở nho nhỏ.



Ở đó, một đoàn lính tây dương khoảng mười tên xách súng đi theo truy lùng gắt gao.

Những tiếng chửi rủa, hô hào mà cô không hiểu văng vẳng bên tai cho thấy khoảng cách giữa họ không xa.

- Cái lũ điên này, lại dám đốt cháy cửa hàng t·huốc p·hiện và rượu cồn, không biết khu vực Régie Opium, Régie Alcool là khu vực thần thánh không được x·âm p·hạm sao?

[Régie Alcool: Hệ thống cửa hàng bán rượu độc quyền của Pháp.

Régie Opium: Hệ thống chuỗi t·huốc p·hiện độc quyền của Pháp]

- Tưởng trốn chui, trốn nhủi trên rừng mà thoát được chắc, g·iết người chưa chắc có người quản nhưng động vào túi tiền của đế quốc thì đừng có mơ sống yên.

- Đuổi theo!

- Lần này nhất định phải bắt được đám chuột nhắt ấy.

Đội lính tây dương hỗn tạp với đủ loại chủng tộc với nhau, chửi bới oang oang giữa rừng sâu núi thẳm.

Từng bước chân thô ráp giày xéo lên mảnh đất quê hương người Việt không thương tiếc.

Lá cây và cành khô dưới đất kêu xào xạc, rôm rốp như thể xương sống quốc gia bị nứt vỡ dưới gót giày kẻ xâm lược.

Đội ngũ của chúng có khoảng mười người.

Hai tên lính gốc Ấn, năm người da trắng từ nhiều quốc gia, ba lính gốc phi.

Trong đó, sĩ quan người Pháp là chỉ huy cầm súng lục và một thanh gươm chỉ huy, lính của Ấn Độ và Hà Lan dùng súng trường Anh Quốc, lính của châu phi và Thụy Điển, Pháp cầm súng do nước Pháp sản xuất.

Chỉ nhìn sơ qua cũng khiến cho lực lượng hậu cần và người làm công tác chính trị phải khóc thét vì sự hỗn loạn.



Còn về vụ vì sao có lính Thụy Điển, lính Hà Lan tham chiến cho đế quốc Anh – Pháp thì đây mới là thực tế của thời đại này.

Mặc dù Anh – Pháp là chủ đạo cuộc chiến nhưng q·uân đ·ội của chư hầu, thuộc địa cũng sẽ tham chiến với thân phận lính đánh thuê.

Đây có thể xem là văn hóa truyền thống của những quốc gia châu âu với nền văn minh phong kiến lãnh chúa.

Một tên lính người Ấn Độ để râu phì phèo thuốc lá trên môi, tay cầm khẩu súng trường ngắm nghía về phía Dung mới trốn.

Gã ta chính là kẻ nổ súng suýt trúng chân và theo dõi nắm bắt vị trí ẩn náu của cô trong khi đồng đội còn đang lùng sục ráo riết.

Nhìn chằm chằm, hắn ta nhìn thấy mũ tai bèo để lộ sau gốc cây liền mỉm cười nhắm bắn một cách lặng lẽ, không hề để lộ cho người khác biết.

Đừng hiểu nhầm, không phải hắn ta sợ rút dây động rừng hay lý tưởng cao xa gì cả, chỉ đơn giản là muốn chiếm tiền thưởng cho riêng mình thôi.

Hắn tên là là Sing, một tay súng thiện xạ nổi tiếng tại Ấn Độ, được Anh Quốc chiêu mộ để tham chiến tại Đại Việt.

Không cần hệ thống nhắm, Sing có thể nhắm chuẩn vào mục tiêu ở khoảng cách xa hàng trăm mét.

Đoàng!

Tiếng súng vang lên đột ngột giữa khu rừng hoang vắng và những tiếng kêu xì xào.

Viên đạn đi xuyên qua mép than cây, đục thủng lớp vỏ cây già cỗi và trúng vào mục tiêu đằng sau.

Chiếc mũ tai bèo tung bay ra một đoạn rơi rớt dưới đất với lấm chấm máu tuôn rơi vãi đều tới lá cây khô héo.

- Trúng rồi, ha ha ha!

Tên lính người Ấn Độ vác súng lên vai, hưng phấn phá lên cười giữa ánh mắt ghen tị của những người xung quanh.

Tướng Nava đã treo thưởng rất cao với mỗi mạng lính du kích, chỉ cần săn vài đứa là có thể ăn chơi nhảy múa sung sướng cả năm trời.

Nhưng những đồng đội của hắn ta thì không hề vui vẻ chút nào, đến ngay cả lời chúc mừng cũng chẳng có.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.