Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 228: Trận Nam Ninh (1)



Chương 228: Trận Nam Ninh (1)

Tiểu đội trưởng là người từng tham chiến ở Tây Việt, rút điếu thuốc châm lửa, làm một hơi rồi nói:

- Chiến tranh không phải trò đùa, một sai lầm nhỏ cũng có thể hại toàn bộ tiểu đội t·hiệt m·ạng.

- Nếu cảm thấy không thể nghiêm túc đối đãi c·hiến t·ranh, tôi sẽ tự tay đưa mấy cậu về nhà.

- Đừng để sự ngu xuẩn của bản thân làm hại đến người khác.

Tiểu đội trưởng không quát tháo chửi bới, chỉ dùng những lời lẽ đanh thép ghim vào lòng các tấm chiếu mới chưa từng trải.

Từng chữ thấm ruột khắc sâu ký ức khiến các thanh niên hiếu động do dư thừa hoóc môn bình tĩnh trở lại.

Đây là sự khác biệt giữa q·uân đ·ội nhân dân Đại Việt so với Mãn Thanh.

Bộ đội Đại Việt luôn chuẩn bị đối mặt với hiểm nguy trên chiến trường còn Đại Thanh luôn tự cao tự đại “thiên triều thượng quốc” xem thường tất cả.

Với tâm lý phân cực như vậy, không khó hiểu khi q·uân đ·ội Mãn Thanh liên tục bị đẩy lùi cùng tổn thất nghiêm trọng.

Binh lính trinh sát Đại Việt đã thường xuyên xuất hiện cả trong địa phận Nam Ninh trong sự bất lực của q·uân đ·ội Mãn Thanh.

Tuy vậy, Đại Thanh lần này không lựa chọn tiếp tục rút lui như trước mà kiên trì ở lại chống cự tới cùng.

Tới thời điểm này, cho dù là người ngô nghê nhất cũng hiểu đại chiến chắc chắn sẽ tới không lâu nữa.

Hai bên ráo riết tăng cường binh lực, chuẩn bị từng ngày một để bước vào trận chiến quyết định ở Nam Ninh, thủ thủ tỉnh Quảng Tây.

Bên phía Đại Việt, binh lính của sư đoàn bộ binh số một cùng các đơn vị hỗ trợ lũ lượt kéo về tập kết tại thị trấn Cam Hà.

Sau năm ngày, pháo các loại năm trăm khẩu, Hỏa Tượng một trăm con, tổng binh lực hơn vạn người quân nhân chuyên nghiệp được huấn luyện kỹ lưỡng.

Cũng trong thời gian đó, Đại Việt chia nhiều nhóm quân nhỏ đi chiếm giữ các làng mạc xung quanh, tạo thành thế bao vây, kiểm soát.

Quân đội Mãn Thanh cũng gấp rút điều động lực lượng quân sự kéo đến tiếp viện.

Lâm Tắc Từ cưỡi ngựa ngày đêm lên đường, kèm theo đó là hợp đồng giá cao mua pháo và mướn lính đánh thuê thụy điển, bổ sung gấp lực lượng.

Tuy nhiên, bởi vì pháo di chuyển khó nên gần phải mất thêm vài ngày nữa để vận chuyển.

Lính đánh thuê Thụy Điển sẽ đi cùng hộ tống cho những khẩu pháo quý giá.



Lâm Tắc Từ không phải Đại Ngọc Nhi.

Ông ta biết rõ sự quan trọng của hỏa khí và kinh nghiệm chiến đấu của người Tây Dương nên huy động bạc từ sĩ tộc Quảng Đông thân cận, tham vọng chế tạo đội quân hùng mạnh.

Với lợi thế sân nhà, Lâm Tắc Từ còn huy động thêm tổng cộng 3,5 vạn quân, phần lớn sử dụng v·ũ k·hí thô sơ, chỉ có một vạn quân s·ử d·ụng s·úng hỏa mai kiểu cũ.

Ngoài ra, Nam Ninh cũng có hai mươi bệ pháo thủ thành lâu ngày chưa bảo dưỡng, rỉ sét nghiêm trọng được để lại từ tiền triều.

Mang tiếng là pháo nhưng có bắn được hay không thì lại là chuyện khác.

Trong những trận chiến quy mô lớn, v·ũ k·hí hạng nặng như pháo là cực kỳ quan trọng.

Vậy nên nếu chỉ tính lính bảo vệ trong thành thì Lâm Tắc Từ không có cửa nào đấu lại.

Ông ta chỉ có thể thực hiện chiến thuật co ro rụt đầu trong Nam Ninh, tử thủ bảo vệ lực lượng tới giây phút cuối cùng chờ đợi 600 lính đánh thuê Thụy Điển và 50 pháo tây dương.

Một khi để lính Thụy Điển cùng số pháo ấy đến được Nam Ninh thì trận chiến sẽ kéo dài thêm nhiều, không phù hợp với định hướng ban đầu của Trần Tí.

Trần Tí muốn đánh nhanh ở Lưỡng Quảng, sau đó dựng lên một chính phủ tự trị độc lập thân Việt rồi rút quân về.

Anh không muốn lãng phí nhân lực, vật lực ở lại đây.

Với tình thế này, Đại Việt có hai lựa chọn.

Hoặc là đánh mạnh vào Nam Ninh để giải quyết Lâm Tắc từ trước khi pháo tây dương tới.

Hoặc là cho một đội biệt kích chặn đánh đoàn quân Thụy Điển cùng pháo.

Và lựa chọn cuối cùng của Đại Việt là áp dụng cả hai.

- Trần Mạnh Kiên, tôi có một nhiệm vụ khó khăn, gian khổ bậc nhất trong trận chiến này.

- Chỉ có những người tài giỏi nhất mới hoàn thành được.

- Và tôi nghĩ đội tiên phong của cậu đủ xuất sắc để làm điều đó.

- Cậu có muốn nhận nhiệm vụ không?

Trong một căn nhà lá đơn sơ ở Trấn Cam Hà được Đại Việt trưng dụng làm phòng chỉ huy tạm thời, Trần Mạnh Kiên cùng hai đội phó đứng nghiêm chờ lệnh.

Đối diện với họ là một tướng lĩnh mặt chữ Điền nói giọng huế đang chống hai tay xuống bàn và hỏi.



Trước mặt ông ấy là bản đồ Quảng Tây với chi chít những mũi tên, chấm xanh, chấm đỏ.

Đây chính là Nguyễn Chí Thanh, sư đoàn trưởng sư đoàn số một, tướng lĩnh cao cấp xuất thân trung nông và tốt nghiệp học viện quân sự hoàng gia Đại Việt.

Sau khi Trần Tí áp dụng chính sách cố ý phá vỡ thế liên hôn của quý tộc, đồng thời nhét thêm nhân tài bình dân vào chính phủ thì các rào cản về thân phận đã giảm bớt rất nhiều.

Ví dụ như Trần Mạnh Kiên, tuy có gia thế hiển hách nhưng vẫn bội phục vị tướng Nguyễn Chí Thanh tài năng có xuất thân không cao.

Anh đứng nghiêm, giơ tay hành lễ:

- Rõ!

- Vì Đại Việt!

- Em đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ!

- Tốt!

Nguyễn chí Thanh ra sức vỗ vai trần Mạnh Kiên, sau đó chỉ vào bản đồ dặn dò:

- Dựa theo tình báo, kẻ địch vận chuyển pháo từ Thâm Quyến tới và sẽ đi qua Cầu Liễu Kình bắc ngang sông Vĩnh Giang, phía tây Nam Ninh.

- Khi đi qua cầu Liễu Kình, sẽ có một khu rừng lớn trên đường tới Nam Ninh, thích hợp phục kích.

- Đây là địa điểm mà bộ chỉ huy thống nhất chọn để tập kích.

- Vị trí này thọc khá sâu vào lòng địch nên các cậu chỉ có thể có lực lượng ít dưới năm trăm người.

- Vũ khí hạng nặng như pháo không thể mang theo để đảm bảo tính ẩn nấp, tối đa chỉ có súng cối và lựu đạn trong khi quân địch là chiến binh Thụy Điển tinh nhuệ mang theo pháo.

- Hơn nữa, lính hộ tống chưa chắc đã chỉ có lính đánh thuê Thụy Điển.

- Đây là một nhiệm vụ khó.

- Tôi hỏi lại lần nữa, cậu có dám nhận nhiệm vụ hay không?

Nguyễn Chí Thanh nhìn lại khuôn mặt Trần Mạnh Kiên, xem anh ta có sợ hãi hay không.



Nhiệm vụ này khó là bởi vì phải dùng một lực lượng ít với v·ũ k·hí kém hơn để t·ấn c·ông q·uân đ·ội tây dương tinh nhuệ mang theo đại pháo.

Người bình thường nhìn thấy chắc chắn không dám nhận vì chênh lệch lực lượng quá rõ ràng.

Nhưng trên thực, đội phục kích điểm lợi thế quan trọng là yếu tố bất ngờ cùng tính chủ động để lật kèo.

Chẳng qua rất ít người có đủ nhạy bén và can đảm liều mạng chọn nhiệm vụ kiểu này

Trần Mạnh Kiên không chần chừ chút nào, đôi mắt lộ rõ vẻ quyết tâm:

- Báo cáo thủ trưởng, em xin nhận nhiệm vụ, đảm bảo lấy tính mạng ra để hoàn thành.

- Vì Đại Việt!

- Đại Việt muôn năm!

- Lãnh tụ quang vinh!

Hai người phó của Trần Mạnh Kiên cũng hưng phấn hô theo làm Nguyễn Chí Thanh rất hài lòng.

- Tốt, nếu lần này cậu hoàn thành nhiệm vụ trở về, tôi sẽ viết thư đề nghị thăng hàm lên thiếu tướng và cho cậu đi học khóa lý luận quân sự cấp cao.

- Các cậu cũng vậy, bất cứ ai tham gia và hoàn thành nhiệm vụ sẽ thăng hàm một cấp ngay lập tức, đồng thời đưa vào diện bồi dưỡng.

Nguyễn chí Thanh ra sức vỗ vai Trần Mạnh Kiên.

Ở Đại Việt, muốn trở thành tướng không phải là chuyện dễ dàng, cần phải phục vụ cực kỳ lâu trong q·uân đ·ội và lập nhiều chiến công.

Còn khóa lý luận quân sự cấp cao do Trần Tí đích thân biên soạn, chuyên dùng bồi dưỡng tướng quân thống lĩnh sư đoàn trở lên.

Có thể nói, đây là phần thưởng cực kỳ quý giá với sự nghiệp của một quân nhân chuyên nghiệp.

Đồng đội của Trần Mạnh Kiên cũng vậy, tất cả đều là cơ hội phấn đấu.

Trần Mạnh Kiên vui mừng cảm ơn:

- Cảm ơn thủ trưởng!

- Em sẽ không phụ lòng của thủ trưởng.

- Ha ha ha, tôi tin cậu!

- Bây giờ mau đi đến kho v·ũ k·hí nhận vật tư.

- Cần v·ũ k·hí nào thì cứ lấy, không phải sợ.

- Rõ, thưa thủ trưởng.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.