Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 206: Thu hồi Trấn Ninh (1)



Chương 206: Thu hồi Trấn Ninh (1)

Bộp!

Bộp!

Bộp!

Hàng ngũ hành quân nghiêm chỉnh đều bước, dài dằng dặc không thấy điểm cuối, ai nấy đều vẫy tay chào lại anh lính gác trực.

Sau lưng đeo ba lô xanh lá cây, đội nón cối, mũ tai bèo, súng trên vai, đi giầy chống trượt, hông đeo lựu đạn cùng một số vật dụng cá nhân.

Ở bên cạnh là cũng hàng dài không kém nhưng là voi, ngựa, trâu bò kéo đại pháo, vật tư, súng đạn, số lượng khổng lồ đếm mãi không hết.

Tổng cộng bao gồm ba sư đoàn bộ binh (mỗi sư đoàn tối thiểu một vạn người) hai mươi trận địa pháo dã chiến đủ loại kích cỡ.

Trong Doanh trại, nơi đầu nguồn xuất binh, Trần Tí cùng Huyền An đứng nghiêm chào lễ q·uân đ·ội tiễn binh đoàn Đại Việt lên đường thực thi nhiệm vụ.

Số lượng binh lực khổng lồ như vậy, hiển nhiên không phải được điều động trong ngày một ngày hai mà đã được Trần Tí bố trí, chuẩn bị kỹ lưỡng, chờ đợi suốt nhiều năm.

Có người sẽ thắc mắc, Đại Việt hùng mạnh như vậy sao phải tốn thời gian chờ đợi làm gì thì lại không rành về chính trị.

Trong trạng thái bình thường, nếu Đại Việt xuất binh lật đổ Nguyễn Vương thì tây dương và Đại Thanh, Xiêm sẽ ngay lập tức liên hợp với nhau tạo thành thế gọng kìm để hãm phanh Đại Việt.

Nếu đứng ở góc nhìn hiện đại, bạn sẽ nhận ra vấn đề là toàn châu á chỉ có quốc gia thoát khỏi ảnh hưởng từ Đại Thanh như Nhật Bản (nhờ eo biển) thì mới phát triển thành cường quốc được.

Còn lại, dù mở cửa và không biến thành thuộc địa như Xiêm cũng sẽ bị cái bóng ám ảnh từ Đại Thanh cùng phương tây kìm hãm.

Bởi vì anh bạn phương bắc khổng lồ sẽ không cho phép bất kỳ một quốc gia nào xung quanh phát triển mạnh lên.

Tây dương không cần phải nói, tuy bản thổ không tại châu á nhưng có cơ hội đục nước béo cò sẽ chẳng ngần ngại húp nước lèo.



Xiêm về bản gió chiều nào theo chiều đó, một mình thì sợ Đại Việt sun vòi nhưng nếu có Đại Thanh, tây dương dẫn đầu thì chắc chắn ôm đùi cường quốc t·ấn c·ông Đại Việt.

Đại Việt tuy mạnh nhưng cùng lúc chống lại hàng loạt cường quốc bao vây xung quanh cùng một lúc sẽ tổn thất nặng nề.

Vậy nên, chỉ có chờ đợi khoảnh khắc tây dương và Đại Thanh khai chiến mới có thể dùng tốc độ nhanh nhất lấy lại lãnh thổ người Việt từ tay quân bán nước.

Và mục tiêu lần này của Trần Tí là khu vực Trấn Ninh rộng lớn.

- Anh, huy động một lượng lớn binh sĩ như thế này, có chuyện bé xé ra to hay không?

Huyền An nhỏ giọng thủ thỉ bên tai Trần Tí, bởi vì Trần Tí từ sớm đã phổ biến bình đẳng giới nên cố ý cho cô tiếp xúc kiến thức về quân sự, chính trị.

Vậy nên, Huyền An hiểu rất rõ ba sư đoàn bộ binh của Đại Việt hiện tại mạnh cỡ nào, thậm chí đủ để san bằng cả Lào, Đại Nam, Dưa Lạc cộng lại nếu không tính tới ngoại quốc can thiệp.

- Anh không sợ tên gà Nguyễn Vương ấy, hắn chỉ biết chạy thôi.

- Anh huy động lượng lớn binh lực là để giải quyết cuộc chiến trong thời gian ngắn, tránh sa lầy c·hiến t·ranh để cho Đại Thanh, Anh, Pháp kịp thời can thiệp.

Trần Tí cười giảng giải với Huyền An, hôm nay cô mặc bộ quân phục càng thêm xinh đẹp, oai hùng.

Kể từ sau khi ban hành luật bình đẳng giới, để thể hiện sự ủng hộ, Trần Tí mang theo Huyền An xuất hiện liên tục trước công chúng với tư cách “quốc mẫu”.

Bất kể là cứu trợ t·hiên t·ai, tham dự lễ hội và gặp mặt q·uân đ·ội đều có mặt hai vợ chồng gắn bó keo sơn.

Thậm chí trong lúc vô tình, Trần Tí bỗng trở thành hình mẫu tình nhân trong mộng lý tưởng của vô số chị em, làm khách quen trong những bộ tiểu thuyết ngôn tình chốn hậu cung “bệ hạ độc sủng ta” “bệ hạ vì ta giải tán hậu cung”…

Đối với những chuyện này, Trần Tí chỉ biết cười trừ chứ cũng chẳng thể nói thêm điều gì.

- Nguyễn Vương, lần này ông sẽ chạy đi đâu đây?



Ánh mắt Trần Tí xa xăm nhìn về phía bên kia biên giới.

Trấn Ninh, một khu vực nằm trong lãnh thổ truyền thống của người Việt, gần sát Luông Pha Bang.

Ở thế giới này, nó được người việt di dân từ thời xưa khai phá và thành lập nên các bộ lạc Lăng Lan, vương quốc Trường Sơn…

Trấn Ninh có diện tích cực kỳ rộng lớn, bao gồm cả Phú Xuân, thủ đô Đại Nam hiện tại và vương triều Trường Sơn trước kia.

[Trong lịch sử, khu vực Trấn Ninh là lãnh thổ của nhà Lê, sau này, nhà Nguyễn cắt nhường Trấn Ninh, Trấn Biên, Trấn Định, Trấn Tĩnh cho nước khác, diện tích của Trấn Ninh đại khái gần bằng một nửa lãnh thổ Lào. (có bổ sung bản đồ phân lô bán nền của nhà Nguyễn để dễ hình dung)

Đây là vụ lãnh thổ mất đi vĩnh viễn lớn nhất trong lịch sử người Việt.

Bởi vì tránh n·hạy c·ảm chính trị nên mình đã “gia công” một chút.]

Với vị trí địa lý n·hạy c·ảm, nằm sát biên giới Đại Việt hùng mạnh nên hiển nhiên Nguyễn Vương dốc toàn bộ binh lực, bố trí đề phòng bằng lực lượng “hùng hậu” năm ngàn binh sĩ dùng đao kiếm phòng thủ trên đường tây tiến của Đại Việt tại cửa ải Trấn Tây.

Đúng vậy, quả thật là năm ngàn binh, bởi vì toàn bộ binh lực Đại Nam chỉ có vỏn vẻn hai vạn năm ngàn người dùng v·ũ k·hí lạnh làm chủ.

Bố trí năm ngàn người ở Ải Trấn Tây đã là quá nhiều so với lực lượng quân sự có thể phân bổ của Nguyễn Vương.

Nghe tới đây, có người sẽ hiểu nhầm rằng Đại Nam giảm bớt binh lính để lo dân sinh… nhưng thực tế trái ngược hoàn toàn.

Khác với chính sách ngụ binh ư nông của nhà Trần trong thời kỳ trước, Đại Nam thu thuế cực kỳ nặng để lấy tiền xây dựng cung điện, lăng tẩm, tiêu pha hoang phí.

Đến nỗi số vụ khởi nghĩa chỉ trong thời gian Đại Nam cai trị lên tới 400 vụ.

Vậy nên binh lực ít không phải do Nguyễn Vương thương dân mà bởi tiêu hết tiền vào chốn ăn chơi trong khi thu nhập giảm sút khi Long Kiều kếp hợp người Pháp tác loạn.

Ngay cả chiến sĩ đóng giữ nơi biên cương của Đại Nam cũng bị khất nợ tiền lương vài tháng, ăn đói chịu rét mòn mỏi từng ngày.



Không khó hiểu khi không khí chán nản, u ám, mệt mỏi, lười biếng lan rộng trên đỉnh đầu Ải Trấn Tây.

- Ắt xì!

Trời nắng chang chang khó chịu như đập vào màng não của những binh sĩ bị viêm xoang.

Họ dùng hai tay che mũi, hắt hơi liên tục như muốn chảy hết vi trùng, vi khuẩn trong đầu.

Nước mắt, nước mũi trào ra ngoài, nổ đom đóm mắt.

- Mẹ kiếp!

- Cái chốn quỷ quái này!

- A, hắt xì!

Cảnh tượng quen thuộc này không khiến bao nhiêu binh sĩ chú ý, ở vùng mưa nhiệt đới, nắng ẩm luân phiên mà lại còn đóng quân trong rừng sâu thì cứ tập xác định đi là vừa.

Họ hiện tại quan tâm đến công việc bán dưa để g·iết thời gian, giải buồn hơn là những chuyện “nhảm nhí” khác.

- Móa, bọn Pháp tưởng đâu mạnh lắm, cầm tám trăm lính chiếm khu vực tây nam giáp vịnh Bengal trong một nốt nhạc.

- Ai dè, bị sang Đại Việt bị đập cho tè ra quần, đầu hàng, bồi thường.

- Do lão Phan Thanh Giảng bán nước chứ nếu không thì còn lâu chúng ta mới phải cắt đất.

Khu vực tây nam giáp vịnh Bengal chính là vùng lãnh thổ Đại Nam Nguyễn Vương cắt nhường cho Pháp dưới danh nghĩa Phan Thanh Giản.

Đối với người dân gốc Việt trên Đại Nam thì đây rõ ràng là hành vi bán nước không thể tha thứ.

Đáng tiếc, bởi Nguyễn Vương lừa dối nên họ tưởng nhầm rằng đây là hành vi cá biệt của Phan Thanh Giản chứ không biết chính Nguyễn Vương chỉ thị.

- À mà nghe nói phong phanh Đại Việt đang dồn quân tới biên giới chúng ta nhỉ?

Đột nhiên, một người lính nói ra câu chuyện khiến cả đám câm nín cúi đầu.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.